Hành vi tổ chức là gì? Vai trò của hành vi tổ chức trong doanh nghiệp 

01/04/2022
4128

Các doanh nghiệp hiện đại thường mong muốn nghiên cứu hành vi tổ chức là gì nhằm tạo ra sự kết nối nhân sự hiệu quả hơn. Tuy nhiên, đây có thể là khái niệm còn xa lạ với nhiều nhà quản lý. Vì vậy, hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu kỹ hơn về hành vi tổ chức dưới đây! 

hành vi tổ chức là gì định nghĩa
Hành vi tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp điều chỉnh nhân sự hiệu quả

I. Hành vi tổ chức là gì? 

1. Nguồn gốc của hành vi tổ chức

Nghiên cứu về hành vi tổ chức có nguồn gốc từ cuối những năm 1920. Khi đó, công ty Western Electric đưa ra một loạt nghiên cứu nổi tiếng về hành vi của người lao động tại nhà máy Hawthorne Works của họ. 

Các nhà nghiên cứu đã đặt ra câu hỏi liệu người lao động có thể làm việc năng suất hơn nếu môi trường làm việc được nâng cấp, máy móc được cải tiến? Đáng ngạc nhiên, kết quả cho thấy rằng các yếu tố xã hội mới là quan trọng nhất. Ví dụ, điều ưu tiên của người lao động là đồng nghiệp hòa thuận và sếp đánh giá cao họ.

Trong những năm sau đó, khái niệm về hành vi tổ chức là gì được mở rộng. Có thêm nhiều nghiên cứu khác nhằm giúp doanh nghiệp tăng năng suất công việc của một nhân viên. Cho đến ngày nay, hành vi tổ chức đã phát triển thành lý thuyết kinh doanh hiện đại, hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định về nhân sự.  

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY BỘ TÀI LIỆU

Hướng dẫn xây dựng quản lý đội nhóm thành công

2. Định nghĩa hành vi tổ chức

Tất cả các doanh nghiệp đều có một nền văn hóa nội bộ đặc trưng. Mỗi nhân viên không chỉ đóng góp kỹ năng nghiệp vụ mà còn lan tỏa những giá trị và niềm tin vốn có của họ. Chính những yếu tố bên trong đó sẽ quyết định cách họ tương tác với đội nhóm, với nhân viên cấp dưới hoặc với cấp quản lý. 

hành vi tổ chức là gì trong doanh nghiệp
Hành vi tổ chức nghiên cứu các hành vi, thái độ, phản ứng… của mỗi người trong môi trường công sở

Hành vi tổ chức là nghiên cứu về hiệu suất và hoạt động của nhóm và cá nhân trong một tổ chức. Nghiên cứu này kiểm tra hành vi của con người trong môi trường làm việc và xác định tác động của nó đối với cấu trúc công việc, hiệu suất, giao tiếp, động lực, khả năng lãnh đạo,…

Hành vi tổ chức diễn giải các mối quan hệ giữa con người với doanh nghiệp dưới góc độ toàn bộ con người, toàn bộ nhóm, toàn bộ tổ chức và toàn bộ hệ thống xã hội. Sau đó, các phương pháp tiếp cận khoa học có thể được áp dụng để quản lý nhân sự tốt hơn.

>> Xem Thêm: Văn phòng điện tử – Giải pháp văn phòng số thông minh cho doanh nghiệp

II. 4 yếu tố của hành vi tổ chức là gì?

Bốn yếu tố của hành vi tổ chức là con người, cơ cấu, công nghệ và môi trường bên ngoài. 

1. Con người

Sự tồn tại của một doanh nghiệp không thể thiếu yếu tố con người – những nhân sự tài năng và cứng cỏi. Họ tạo nên hệ thống xã hội thu nhỏ bên trong của tổ chức. 

Con người trong doanh nghiệp bao gồm các cá nhân và đội nhóm. Các nhóm này có thể chính thức hoặc không chính thức, nhỏ hoặc lớn, dễ dàng hình thành hoặc giải thể theo nhiệm vụ công việc. Tuy nhiên, họ đều có sự liên quan mật thiết đến nhau để đảm bảo cả bộ máy hoạt động trơn tru. 

2. Cơ cấu 

Trong doanh nghiệp, cấu trúc xác định vai trò và mối quan hệ của con người. Nó dẫn đến sự phân chia công việc rõ ràng và cụ thể.

Có những cá nhân là giám đốc điều hành, trưởng bộ phận nhưng cũng có những người là nhân viên, công nhân…  Cấu trúc sẽ làm rõ các mối quan hệ, xác định trách nhiệm, thẩm quyền cho từng người. Mặc dù vậy, tất cả họ đều phối hợp với nhau để hoàn thành mục tiêu một cách đồng bộ.

3. Công nghệ

Hiện nay, các công ty đều đang tập trung cải tiến, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất kinh doanh. Công nghệ cung cấp các nguồn lực để giảm tại độ khó hay sự phức tạp của nhiệm vụ. 

Thực tế cho thấy mọi người đang đón nhận nó như một biện pháp hỗ trợ đắc lực. Một số ngành nghề còn liên kết chặt chẽ hơn, không thể thiếu công nghệ để hoàn thành công việc. 

TIẾT KIỆM THỜI GIAN, TĂNG NGAY NĂNG SUẤT VỚI AMIS CÔNG VIỆC

CTA MGM 02

4. Môi trường bên ngoài

Môi trường bên ngoài là một yếu tố quan trọng của hành vi tổ chức. Một doanh nghiệp hoạt động trong một hệ thống xã hội lớn hơn và chịu ảnh hưởng của môi trường bên ngoài. Các lực lượng này bao gồm văn hóa xã hội, kinh tế, chính trị, luật pháp, công nghệ và địa lý. 

Những lực lượng trên ảnh hưởng đến thái độ, động cơ và điều kiện làm việc của nhân viên theo nhiều cách. Tương tự, doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng tới môi trường nhưng mức độ nhỏ hơn. Ví dụ, doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu đầu vào từ môi trường và xuất sản phẩm đầu ra cho môi trường.

III. Mục tiêu của hành vi tổ chức 

Các công ty mà mọi người đang làm việc có ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc và hành động của họ. Ngược lại, những suy nghĩ, cảm xúc và hành động cá nhân cũng có ảnh hưởng đến tổ chức chung. 

mục tiêu của hành vi tổ chức
Hành vi tổ chức có những mục tiêu rõ ràng cho sự phát triển của công ty

Vì vậy, hành vi tổ chức nghiên cứu cơ chế chi phối sự tương tác này. Mục đích cuối cùng là tìm cách xác định và thúc đẩy các hành vi có lợi cho doanh nghiệp phát triển. Có thể tóm gọn mục tiêu của hành vi tổ chức như sau: 

  • Tăng mức độ hài lòng với công việc.
  • Tìm đúng người.
  • Xây dựng văn hóa tổ chức.
  • Lãnh đạo và giải quyết xung đột.
  • Thấu hiểu nhân viên tốt hơn.
  • Tìm cách phát triển các nhà lãnh đạo giỏi.
  • Phát triển một đội nhóm làm việc xuất sắc.
  • Nâng cao năng suất công việc vượt trội.

>> Tìm hiểu thêm: Horenso là gì? Các nguyên tắc Horenso làm việc nhóm hiệu quả

IV. Vai trò của hành vi tổ chức trong doanh nghiệp 

1. Hiểu hành vi của con người

Nếu các nhà quản lý muốn hiểu doanh nghiệp mà họ làm việc, trước tiên họ phải hiểu đội ngũ bên trong đó. Hành vi tổ chức là gì được xem như công cụ giúp các nhà quản lý nắm bắt hành vi của con người theo tất cả các hướng. Con người có thể được nghiên cứu theo quan điểm của bốn cấp độ sau:

1.1. Hành vi cá nhân

Trọng tâm chính của khoa học hành vi là nghiên cứu hành vi cá nhân. Nó sẽ phân tích tại sao một cá nhân hành xử như vậy trong tình huống nhất định. 

Hành vi của các cá nhân bị tác động bởi một số yếu tố tâm lý, xã hội và văn hóa. Công việc của người nghiên cứu hành vi tổ chức là tích hợp các yếu tố. Từ đó nhà quản lý có thể thấu hiểu để xoa dịu nhân viên hoặc lường trước những phản ứng tiêu cực.  

1.2. Hành vi giữa các cá nhân

Hành vi tổ chức cũng cung cấp các phương tiện để hiểu hành vi giữa các cá nhân trong tổ chức. Trong doanh nghiệp, việc tiếp xúc với đồng nghiệp xảy ra mỗi ngày. 

Bằng cách nghiên cứu khoa học hành vi, các nhà quản lý có thể hiểu bản thân và những người khác tốt hơn. Điều này cũng sẽ giúp cải thiện mối quan hệ giữa các cá nhân, kết nội đội ngũ đoàn kết, thân thiết hơn. 

1.3. Hành vi của nhóm

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng một nhân viên sẽ cư xử khác nhau trong tư cách cá nhân với tư cách là thành viên của nhóm. Hành vi của nhân viên đó thường được sửa đổi bởi các chuẩn mực của nhóm. 

hành vi tổ chức theo nhóm
Doanh nghiệp là tổ hợp của các phòng ban, đội nhóm với những hành vi tổ chức khác nhau

Mặt khác, hành vi của nhóm lại có tác động đáng kể đến hiệu suất. Do đó, trong quá trình tổ chức hoạt động, người quản lý có thể sử dụng động lực nhóm để lãnh đạo hiệu quả và xây dựng tinh thần quyết tâm cao hơn.

QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS

1.4. Hành vi giữa các nhóm 

Các doanh nghiệp bao gồm một số lượng lớn các nhóm, phòng ban chuyên môn.  Đôi khi, sự phân bổ này tạo nên những mối quan hệ phức tạp.

Bởi lẽ, có nhóm sẽ phối hợp, hợp tác để hoàn thành mục tiêu chung. Có các nhóm lại cạnh tranh, thi đua nhau để được ghi nhận thành tích. 

Điều quan trọng là nhà quản lý phải hiểu rõ mối quan hệ giữa các đối tượng đó. Hành vi tổ chức cũng sẽ giúp người quản lý điều phối phù hợp. Người đứng đầu phải đảm bảo không có tình trạng mâu thuẫn giữa các nhóm khiến kết quả, hiệu suất công việc giảm sút. 

2. Ảnh hưởng đến hành vi của con người

Sau khi hiểu được hành vi tổ chức là gì, công việc tiếp theo của nhà quản lý là tác động đến hành vi đó sao cho phù hợp với tiêu chuẩn của doanh nghiệp. Cụ thể, nhà quản lý có thể tác động đến hành vi của nhân viên theo những cách sau:

2.1. Lãnh đạo

Doanh nghiệp phải có sự lãnh đạo hiệu quả để tồn tại và phát triển. Lãnh đạo đóng vai trò là liên kết giữa các cá nhân, nhóm và nhiều khía cạnh khác của tổ chức.

Các lý thuyết lãnh đạo được tập thể chấp nhận tự nguyện để thực hiện trơn tru các hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, một tổ chức cũng chỉ có thể đạt được thành công khi có phong cách lãnh đạo phù hợp. Một nhà lãnh đạo có năng lực phải sử dụng tất cả các nguồn nhân lực và vật chất ở mức tối đa để đạt được các mục tiêu. 

>> Xem thêm: Lãnh đạo là gì? Vai trò của người lãnh đạo trong doanh nghiệp

2.2. Tạo động lực

Người quản lý sẽ thành công trong nhiệm vụ của mình khi thúc đẩy cấp dưới làm việc hết mình vì các mục tiêu của tổ chức. Vì vậy, các yếu tố ảnh hưởng đến động lực của họ rất cần được lưu tâm. 

Thông thường, các giải thưởng và lời khen ngợi sẽ được nhiều doanh nghiệp sử dụng để tạo động lực cho cấp dưới. Bởi lẽ, một cá nhân không chỉ quan tâm đến thu nhập mà còn khao khát đạt được sự hài lòng trong công việc. Sự hài lòng này sẽ đến từ phản hồi tích cực của cấp trên, đối tác hoặc khách hàng.

2.3. Cải thiện không khí làm việc 

Môi trường công sở là bối cảnh của tất cả các tình huống phát sinh. Những sự việc bên ngoài đó có thể ảnh hưởng đến hành vi của con người. Hành vi tổ chức coi môi trường là yếu tố có thể cải thiện để tăng sự hài lòng của nhân viên.

Nhà quản lý cần tạo ra bầu không khí làm việc giám sát hiệu quả, giao tiếp hai chiều, lương thưởng thỏa đáng và trang thiết bị hiện đại cho công việc. Đồng thời, sự hòa đồng, kết nối giữa các thành viên tại nơi làm việc cũng sẽ được nhân sự đánh giá cao. 

V. Kết luận

Nhìn chung, khái niệm hành vi tổ chức là gì thức liên quan mật thiết đến tâm lý học, nghiên cứu hành vi. Nhiều nhà quản lý sẽ thấy lĩnh vực này đầy mới mẻ và thách thức. Tuy nhiên, nó lại là công cụ hỗ trợ vô cùng đắc lực giúp các nhà quản lý giải quyết nhiều vấn đề về nguồn lực.  

Hy vọng bạn đã có những thông tin bổ ích và hãy theo dõi các bài viết tiếp theo để học thêm nhiều kiến thức quản trị doanh nghiệp khác. 

Đăng ký nhận tư vấn, khám phá sức mạnh đột phá của MISA AMIS Công việc

CTA MGM 01


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Ánh
Tác giả
Trưởng nhóm nội dung Quản lý điều hành
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả