Doanh nghiệp đã biết đến nguyên tắc “quả táo hỏng” để xây dựng đội ngũ vững mạnh chưa?

07/06/2019
3424

Bạn có một cái đĩa. Trong cái đĩa có 5 quả táo. Tự nhiên có 1 quả táo bị hư. Rồi bạn lấy dao gọt phần hư bỏ đi. Bạn vẫn còn hơn 4 quả táo ngon lành. Kết quả là quả táo đã bị gọt đi lại hư tiếp. Không sao cả, bạn lại gọt tiếp phần bị hư. Sau vài lần như vậy cả đĩa táo bị hư hết. Còn bạn, bạn không hề biết tại sao!

TẢI MIỄN PHÍ DASBOARD NHÂN SỰ – ĐIỀN SỐ TỰ ĐỘNG NHẢY

Nhà hàng xóm cũng có một cái đĩa. Trong đĩa cũng có 5 quả táo. Tự nhiên có 1 quả táo bị hư. Ông/bà hàng xóm cũng gọt bỏ phần hư đi. Sau hai lần, họ ném quả táo bị hư khỏi cái đĩa.Và họ còn nguyên 4 quả táo.

Kết luận: Nếu đã cố gắng hết sức mà vẫn không thể cứu vãn, hãy ném quả táo bị hư khỏi đĩa táo ngay lập tức trước khi những quả khác bị nhiễm bệnh và hư theo. Càng tiếc càng mất nhiều hơn.

nguyên tắc quả táo hỏng

Chúng ta được nghe rất nhiều về các chuyên đề “Gắn kết đội ngũ, tạo động lực cho đội ngũ” để giúp một công ty phát triển nhưng ít ai đề cập đến chuyện “sa thải” để bảo vệ tổ chức. Nhiều công ty đã sụp đổ chỉ vì tuân theo triết lý xây dựng mà thiếu đi triết lý loại bỏ. Vì không loại bỏ kịp thời, các CEO đã tạo điều kiện để những thành viên không phù hợp phá nát những gì đã cố gắng gây dựng trong nhiều năm. Cùng MISA AMIS HRM tìm hiểu kỹ hơn về nguyên tắc này trong bài viết sau đây.

1. Không được dễ dàng thỏa hiệp với “quả táo hỏng”

Cách đây không lâu khi quan sát buổi huấn luyện team building của một công ty đang trong tình trạng nhân sự nghỉ ồ ạt thì tác giả bài viết đã kịp nhìn ra nguyên nhân quan trọng xuất phát từ chính sách nhân sự là cố gắng níu giữ những thành viên rất không phù hợp.

Đó được nhìn nhận là những người chỉ biết đòi hỏi lợi ích cá nhân, không hề có sự hợp tác với người khác, luôn tự cho rằng bản thân rất quan trọng, thiếu tôn trọng với ban giám đốc, thiếu sự quan tâm với đồng đội, và nguy hiểm nhất là họ đang trở thành những người đầu têu kéo nhiều người thành những người giống họ.

Lý giải cho chính sách nhân sự sai lầm của công ty nọ như sau: đối thủ tích cực hút người mà mình không có phương án thay thế nên vẫn cố gắng níu giữ những nhân viên đó mà không dám mạnh tay sa thải. Tuy nhiên vì chưa biết đến nguyên tắc quả táo nên họ đang gieo mầm họa cho doanh nghiệp của mình mà không hề biết.

Nếu bạn đang tìm kiếm phần mềm quản lý nhân sự, bạn vui lòng để lại thông tin dưới đây, đội ngũ nhân viên MISA sẽ hỗ trợ và tư vấn cho bạn:


2. Một “Quả táo hỏng” có thể phá hủy mọi cố gắng của tổ chức

Thái độ tồi phải được chỉ điểm vì nó luôn gây ra những mối bất đồng, sự oán giận trong tổ chức. Vì vậy, người quản lý cần phát hiện và loại bỏ những người có thái độ tồi ra khỏi tổ chức trước khi người đó phá hủy toàn bộ cố gắng của tổ chức.

Tổng thổng mỹ Thomas Jefferson nhận xét: “Không gì có thể ngăn cản người có thái độ đúng đắn đạt được những mục tiêu của mình, và cũng không gì có thể giúp một người có thái độ sai trái đạt được những mục tiêu đó”.

Nếu không loại bỏ những cá nhân có tư duy lệch lạc, chống phá tổ chức thì cuộc hành trình của bạn sẽ vô cùng khó khăn.

Các công ty đa quốc gia áp dụng triết lý quả táo hỏng cực kỳ tốt, và đó là một trong những nguyên nhân giúp họ nhanh chóng mở rộng rồi chiếm lĩnh luôn thị trường đó.

Những người không phù hợp sẽ bị loại khỏi tập thể dù vị trí có cao đến đâu, năng lực tốt đến thế nào nếu không phù hợp. Khi lệnh sa thải được đưa ra, máy tính của người này sẽ bị vô hiệu hóa ngay lập tức, họ không còn được phép truy cập được vào mạng lưới dữ liệu chung nữa.

Và khi đó cho dù tiêu cực đến mức nào cũng không có cơ hội đánh cắp hay phá hoại dữ liệu. Vì mọi thứ được quản lý bằng hệ thống nên việc bàn giao công việc cực kỳ nhanh để mọi thứ được giải quyết nhanh gọn.

3. Công ty nào nên áp dụng nguyên tắc “quả táo hỏng”?

Thực tế, hầu hết các ứng viên để trở thành nhân viên đều phải có thái độ tốt với công ty nhưng đó là chỉ bước khởi đầu.

Nhưng nếu một công ty mà có bất cứ nhân viên nào đều bị chuyển từ người có thái độ tốt thành thái độ tồi thì chính đội ngũ quản lý nhân sự, ban lãnh đạo công ty cần phải xem xét lại môi trường làm việc, giá trị cốt lõi, văn hóa doanh nghiệp mình.

Vậy nên trước khi nói đến câu chuyện lọc người, hãy tạo ra môi trường phần lớn mọi người muốn ở lại và cống hiến đã.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 4 Trung bình: 5]
Ngọc Ánh
Tác giả
Chuyên gia phát triển nguồn nhân lực
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả