Quản lý - điều hành Quản lý điều hành Môi trường kinh doanh là gì? Vai trò và các yếu tố...

Môi trường kinh doanh quyết định phần lớn tương lai phát triển của một công ty. Vì vậy, các nhà quản lý phải hiểu rõ môi trường kinh doanh là gì? Các yếu tố của môi trường kinh doanh trong doanh nghiệp như thế nào? Cùng MISA khám phá trong bài viết này.

Môi trường kinh doanh là gì
Môi trường kinh doanh là một trong những kiến thức quản trị hữu ích cho các nhà quản lý

I. Môi trường kinh doanh là gì?

Khái niệm môi trường kinh doanh là gì? Môi trường kinh doanh tiếng anh là business environment hoặc Market enviroment, đây được hiểu là tập hợp của tất cả các yếu tố bên trong và bên ngoài của một doanh nghiệp. Nó bao gồm yêu cầu và sự kỳ vọng của khách hàng, yếu tố cung và cầu, phương pháp quản lý doanh nghiệp, nhà cung cấp, nhà đồng sở hữu, các hoạt động của chính phủ, quá trình đổi mới công nghệ, xu hướng phát triển kinh tế xã hội…

Các yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoạt động cũng như phương hướng hoạt động của doanh nghiệp. Tổng hợp các yếu tố trên tạo nên một môi trường kinh doanh có tính ảnh hưởng đến kết quả hoạt động.

Môi trường kinh doanh được xem là vấn đề cần được lưu tâm trong bất kỳ tổ chức doanh nghiệp nào. Các nhân tố lực lượng tạo nên môi trường kinh doanh đều rất quan trọng, không thể thiếu trong doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng về môi trường kinh doanh cũng như vai trò của nó.

MỜI BẠN NHẬN TÀI LIỆU MIỄN PHÍ: CÁCH TIẾP CẬN HIỆU QUẢ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC XUẤT SẮC

II. Đặc trưng của môi trường kinh doanh là gì?

1. Môi trường bên trong

Đây là môi trường bao gồm các yếu tố tồn tại bên trong của doanh nghiệp. Chúng có khả năng tạo nên sức mạnh cũng như hình thành điểm yếu phụ thuộc vào cách đánh giá và phát triển của tổ chức. 

  • Hệ thống giá trị vật chất mà doanh nghiệp đang sở hữu bao gồm các loại tài sản, nợ phải thu, sản phẩm dịch vụ…
  • Tầm nhìn và nhiệm vụ của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai mang tính cụ thể 
  • Mục tiêu phát triển của doanh nghiệp trong từng hoàn cảnh
  • Văn hóa doanh nghiệp được xây dựng dựa trên nền tảng truyền thống văn hóa vốn có
  • Nguồn nhân lực được đào tạo có chuyên môn của doanh nghiệp
  • Hiệu quả hoạt động của công đoàn – đơn vị bảo vệ quyền lợi cho người lao động
Môi trường kinh doanh môi trường bên trong
Môi trường kinh doanh hiện nay có hai loại chủ yếu, trong đó có môi trường bên trong

2. Môi trường bên ngoài

Môi trường bên ngoài gồm các yếu tố mang lại cơ hội cũng như các mối đe dọa cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động

  • Môi trường vi mô: nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ, … 
  • Môi trường vĩ mô: chính trị, công nghệ, chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ…

Môi trường kinh tế vi mô và vĩ mô có ảnh hưởng lớn đến môi trường kinh doanh nói chung. Bởi lẽ, các hoạt động kinh doanh sản xuất đều phụ thuộc lớn vào môi trường này.

Từ nhu cầu của khách hàng đến các chính sách của nhà nước đều có khả năng tác động đến chiến lược, kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp. Việc nắm bắt cụ thể các môi trường kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp hiểu được giá trị của bản thân, khai thác được nhiều tiềm năng. Trong tương lai nó cũng cho phép tổ chức hạn chế những rủi ro có thể gặp phải.

CTA MGM 02

III. Vai trò của môi trường kinh doanh là gì?

Từ góc độ chiến lược, phân tích môi trường kinh doanh giúp doanh nghiệp định hướng phát triển hiệu quả theo mục tiêu đề ra. Thông thường, doanh nghiệp có thể thuê công ty nghiên cứu chuyên nghiệp để xác định chính xác các cơ hội và nguy cơ sắp tới.

Dựa vào nghiên cứu này, công ty có thể thiết lập kế hoạch ứng phó với thay đổi trong môi trường kinh doanh. Khả năng thích ứng, giải quyết vấn đề của đội ngũ nhân sự cũng được nâng cao. Nhìn chung, dù doanh nghiệp đang hoạt động dù ở quy mô nào, việc thấu hiểu vai trò môi trường kinh doanh đều đóng vai trò quan trọng.

1. Lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần nắm bắt được xu hướng phát triển và các yếu tố quan trọng trong môi trường kinh doanh. Nhờ vậy ban lãnh đạo sẽ có được cái nhìn khách quan và bao quát.

Hiểu rõ môi trường kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp đề ra các chiến lược phù hợp
Hiểu rõ môi trường kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp đề ra các chiến lược phù hợp

Từ đó, doanh nghiệp cũng có khả năng đề ra chiến lược hoạt động phù hợp để phát triển trong tương lai. Đồng thời, phát huy những điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Phần mềm lập kế hoạch: Top các phần mềm tốt nhất hiện nay

2. Thấu hiểu tâm lý khách hàng

Việc nắm bắt được xu hướng của môi trường kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ khách hàng đang cần gì. Sự kỳ vọng của khách hàng là nền tảng xây dựng kế hoạch sản xuất, tiếp thị trong tương lai. Mặt khác, nó cũng đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường của công ty.

3. Hiểu hơn về đối thủ cạnh tranh

Nhìn vào môi trường kinh doanh, doanh nghiệp sẽ tìm kiếm được những điểm mạnh cũng như hạn chế của đối thủ. Nắm được điểm yếu của đối thủ cạnh tranh tạo điều kiện để doanh nghiệp đề ra phương án giúp đơn vị đứng vững trên thị trường, thu hút khách hàng từ chính những điểm yếu của đối phương.

4. Phát hiện các mối đe dọa và cơ hội

Kiến thức vững chắc được khai thác từ môi trường kinh doanh sẽ tạo tiền đề giúp doanh nghiệp nhìn rõ bức tranh tổng thể. Nó hỗ trợ người quản lý kịp thời có giải pháp xử lý an toàn trước các mối đe dọa ảnh hưởng trực tiếp đến đơn vị.

Ngoài ra, các nhà lãnh đạo nhạy bén có thể theo dõi sự thay đổi của môi trường kinh doanh để nắm bắt các cơ hội mới. Từ đó, doanh nghiệp khai thác tối đa những tiềm năng phát triển trong tương lai.

>> Xem Thêm: Văn phòng điện tử – Giải pháp văn phòng số thông minh cho doanh nghiệp

IV. Phân loại môi trường kinh doanh trong doanh nghiệp

Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp được tạo nên từ nhiều yếu tố. Các yếu tố này không chỉ tạo nên một môi trường hoàn thiện mà có dẫn đến những ảnh hưởng nhất định trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

1. Yếu tố bên ngoài

Dưới đây là các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.

1.1. Chính trị

Đây là yếu tố mang tính khách quan xuất phát từ điều kiện cụ thể về môi trường chính trị. Tất cả các chính sách hoạt động của chính phủ đều có ảnh hưởng đến công ty doanh nghiệp. Không chỉ trong nước, vấn đề chính trị các nước trên thế giới cũng có tác động không nhỏ. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp chuyên về xuất nhập khẩu. Ví dụ như quy định về thuế, rào cản thương mại, pháp chế và pháp luật mà doanh nghiệp cần tuân thủ. 

1.2. Yếu tố vĩ mô

Yếu tổ ảnh hưởng đến doanh nghiệp nói riêng và môi trường kinh doanh của cả nền kinh tế nói chung. Nó bao gồm lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ thất nghiệp, thói quen tiết kiệm và sở thích của người tiêu dùng. Các thời kỳ khủng hoảng kinh tế hay thu nhập của cá nhân cũng nằm trong yếu tố này.

1.3. Yếu tố vi mô

Yếu tố vi mô gồm có nhu cầu của thị trường, nguồn cung, mỗi quan hệ giữa nhà cung cấp và doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động và sức cạnh tranh cũng cần lưu tâm.

1.4. Yếu tố nhân khẩu học

Doanh nghiệp sử dụng thông tin này để phân biệt khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng trong tương lai. Đây là yếu tố có khả năng định lượng trong việc xây dựng chiến lược phát triển môi trường kinh doanh. Nó thường là giới tính, nhóm tuổi, nghề nghiệp, thu nhập hay ác yếu tố về giáo dục, tôn giáo. Đây được coi là gốc rễ của sự thay đổi trong xã hội qua từng thời kỳ. Nó có thể dẫn đến sự phát triển của môi trường kinh doanh theo hướng tích cực hoặc tiêu cực

1.5. Yếu tố công nghệ

Sự phát triển của công nghệ mang đến nhiều thay đổi trong việc xây dựng và phát triển hiệu quả của môi trường kinh doanh. Áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến có khả năng tăng hiệu suất làm việc.

Một trong những yếu tố của môi trường kinh doanh là khoa học công nghệ
Một trong những yếu tố của môi trường kinh doanh là khoa học công nghệ

Nó cũng giúp gia tăng lợi nhuận cho công ty như sử dụng các phần mềm bán hàng, áp dụng dây truyền sản xuất hiện đại tự động. Môi trường công nghệ sẽ mang đến sự đa dạng, mới mẻ về phương thức hoạt động cho các cá nhân làm việc trong môi trường chung.

>> Tìm hiểu thêm: Ảnh hưởng của đối thủ cạnh tranh đến doanh nghiệp

2. Yếu tố bên trong

Dưới đây là những yếu tố bên trong ảnh hưởng nhiều đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.

2.1. Yếu tố văn hóa

Văn hóa là khuôn khổ chuẩn mực, là giá trị truyền thống và thói quen của các cá nhân trong doanh nghiệp. Đây là yếu tố tác động lớn đến việc hình thành và vận hành của môi trường kinh doanh.

Văn hóa doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến quá trình tương tác của các nhân viên trong quá trình làm việc. Đồng thời, nó quyết định thái độ, sự chuyên nghiệp khi làm việc với khách hàng hay các bộ phận có liên quan

2.2. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu là nền tảng để tiến hành các hoạt động tiếp theo của môi trường kinh doanh. Các doanh nghiệp tổ chức được thiết lập trên việc phân cấp nhất định. Cách thức và cơ cấu tổ chức sẽ quyết định đến việc hoạt động chung dưới sự ảnh hưởng của các yếu tố khác đến môi trường kinh doanh.

2.3. Cấu trúc quản lý

Phương pháp quản lý của doanh nghiệp quy định việc đưa ra quyết định hay chấp hành nhiệm vụ giữa cấp trên và cấp dưới. Cấu trúc quản lý tạo nên một hệ thống làm việc khoa học, môi trường kinh doanh hiện đại và hoạt động có tổ chức.

QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN NHẤT VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS

V. Mối quan hệ giữa môi trường kinh doanh và doanh nghiệp

Môi trường kinh doanh và doanh nghiệp được đánh giá có mối quan hệ hai chiều, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau.

Môi trường kinh doanh và doanh nghiệp
Môi trường kinh doanh và doanh nghiệp có mối quan hệ hai chiều và tác động đến chiến lược của doanh nghiệp

Môi trường kinh doanh sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Nếu doanh nghiệp có khả năng tận dụng thời cơ tốt thì sẽ hoạt động hiệu quả, tăng doanh thu, lợi nhuận.

Ngược lại môi trường kinh doanh cũng tồn tại vô số thách thức khó lường. Chúng có thể kìm hãm sự phát triển của hoạt động công ty nếu họ không có sự thích ứng và khả năng ứng phó.

Mặt khác, doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh. Doanh nghiệp có thể tạo nên những phản ứng tích cực như thúc đẩy đóng góp vốn đầu tư, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng… Tuy nhiên, các nhà máy, xí nghiệp cũng thường để lại tác động xấu đến môi trường kinh doanh. Nó chính là tình trạng ô nhiễm chất thải, các tệ nạn xã hội,… đáng báo động hiện nay. 

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ KHÁM PHÁ SỨC MẠNH QUẢN LÝ CỦA MISA AMIS CÔNG VIỆC

Phần mềm AMIS Công việc là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý trong việc phân công giao việc, theo dõi tiến độ và đo lường năng suất nhân viên trên một nền tảng hợp nhất. Doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo, cắt giảm chi phí mà còn tối ưu quy trình làm việc để tăng hiệu quả kinh doanh.

CTA MGM 01

VI. Kết luận

Có thể nói môi trường kinh doanh có ảnh hưởng không nhỏ đến doanh nghiệp theo hướng tích cực và tiêu cực. Trước sự tác động của các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị sẵn sàng có biện pháp xử lý ở các tình huống khác nhau. Bạn cần quản lý quá trình sản xuất hàng hóa dịch vụ để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực.

Trên đây là một số chia sẻ về định nghĩa môi trường kinh doanh là gì? Các yếu tố của môi trường kinh doanh trong doanh nghiệp cho bạn quan tâm. Mọi người hãy thường xuyên theo dõi để cập nhật thông tin mới và hữu ích nhất.


 

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]