Thực hiện hợp đồng là gì? Quy định của pháp luật về thực hiện hợp đồng

28/06/2023
2955

Hiện nay, hầu hết mọi giao dịch đều được các chủ thể tham gia xác lập trên cơ sở thực hiện hợp đồng như: Hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế, hợp đồng thương mại,… Vậy thực hiện hợp đồng là gì? Pháp luật quy định như thế nào về việc thực hiện hợp đồng? Bài viết sau đây sẽ giúp các Doanh nghiệp hiểu rõ hơn về những nội dung này.

I. Khái quát về việc thực hiện hợp đồng

thực hiện hợp đồng là gì

1. Thực hiện hợp đồng là gì?

Pháp luật hiện hành chưa có một định nghĩa chính xác về việc thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, căn cứ theo định nghĩa về hợp đồng trong Bộ Luật dân sự 2015, chúng ta có thể hiểu việc thực hiện hợp đồng như sau:

Thực hiện hợp đồng là những hành vi của các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng nhằm làm cho các điều khoản, nội dung đã cam kết trong hợp đồng trở thành hiện thực.

Xem thêm: Hợp đồng là gì? Hỏi đáp về các loại hợp đồng phổ biến nhất hiện nay

2. Nguyên tắc trong việc thực hiện hợp đồng

Về cơ bản, quá trình thực hiện hợp đồng cần tuân theo những nguyên tắc sau đây:

Nguyên tắc thực hiện hợp đồng
Nguyên tắc 1 Thực hiện hợp đồng một cách trung thực, bình đẳng, cùng có lợi và bảo đảm tin cậy lẫn nhau giữa các bên tham gia hợp đồng.
Nguyên tắc 2 Thực hiện đúng các điều khoản, nội dung của hợp đồng mà các bên đã cam kết về đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại hàng hoá, dịch vụ; thời hạn thực hiện hợp đồng; thời hạn và phương thức thanh toán cùng các thỏa thuận khác.
Nguyên tắc 3 Không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

II. Thực hiện hợp đồng đối với từng loại hợp đồng cụ thể

thực hiện hợp đồng đối với từng loại hợp đồng cụ thể

Ngoài việc phải đảm bảo thực hiện đúng, đầy đủ các điều khoản về đối tượng, địa điểm, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác mà nội dung của hợp đồng đã xác định, các bên còn phải tuân theo những cách thức mà pháp luật quy định đối với từng loại hợp đồng, cụ thể sau:

Tìm hiểu ngay: Trình ký tài liệu trực tuyến đơn giản và nhanh chóng

1. Đối với hợp đồng đơn vụ

Điều 409 Bộ luật dân sự 2015 quy định Đối với hợp đồng đơn vụ, bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng như đã thỏa thuận, chỉ được thực hiện trước hoặc sau thời hạn nếu được bên có quyền đồng ý.

2. Đối với hợp đồng song vụ

Việc thực hiện hợp đồng song vụ được quy định tại Điều 410 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

  • Trong hợp đồng song vụ, khi các bên đã thỏa thuận thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn; không được hoãn thực hiện với lý do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình, trừ trường hợp hoãn thực hiện nghĩa vụ và nghĩa vụ không thực hiện được do lỗi của một bên.
  • Trường hợp các bên không thỏa thuận bên nào thực hiện nghĩa vụ trước thì các bên phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với nhau; nếu nghĩa vụ không thể thực hiện đồng thời thì nghĩa vụ nào khi thực hiện mất nhiều thời gian hơn thì nghĩa vụ đó phải được thực hiện trước.

3. Đối với hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba

Điều 415 của Bộ luật dân sự 2015 quy định việc thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba như sau:

  • Khi thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba thì người thứ ba có quyền trực tiếp yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình; nếu các bên trong hợp đồng có tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng thì người thứ ba không có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cho đến khi tranh chấp được giải quyết.
  • Bên có quyền cũng có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba.
Bạn thân mến, các nguyên tắc thực hiện hợp đồng được áp dụng chung đối tất cả các hình thức hợp đồng, bao gồm cả: hợp đồng bằng văn bản và hợp đồng điện tử. Vậy nên, dù ký kết bất kỳ loại hợp đồng nào, người tham gia cũng cần tuân thủ nguyên tắc thực hiện.

Ngày nay, việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử được diễn ra nhanh chóng, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

  • Tiết kiệm 90% thời gian ký kết.
  • Tiết kiệm 100% chi phí in ấn.
  • Bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin tuyệt đối.
  • Ký kết tiện lợi, dù ở bất kỳ đâu, ngay trên thiết bị di động: mobile, tablet, laptop,…

TỐI ƯU QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP VỚI MISA AMIS WESIGN

III. Quy định pháp luật về thực hiện hợp đồng

quy định về thực hiện hợp đồng

Sau khi các bên đã giao kết hợp đồng dưới một hình thức nhất định phù hợp với pháp luật và hợp đồng đó đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà pháp luật yêu cầu (Điều 117 Bộ luật dân sự 2015) thì hợp đồng có hiệu lực bắt buộc đối với các bên. Nghĩa là, từ thời điểm đó, các bên trong hợp đồng bắt đầu có quyền và nghĩa vụ dân sự đối với nhau.

Khi thực hiện hợp đồng dân sự, các bên phải thực hiện đúng, đầy đủ các điều khoản về đối tượng, địa điểm, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác mà nội dung của hợp đồng đã xác định.

1. Thời điểm ký kết hợp đồng

1.1. Hợp đồng dân sự được giao kết trong các trường hợp: Vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết; khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết.

  • Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.
  • Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản, trường hợp hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng được xác định là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.

1.2. Ý nghĩa của thời điểm giao kết hợp đồng xuất phát từ bản chất của hợp đồng dân sự là sự thống nhất ý chí của các bên, khi các bên đã đạt được sự thỏa thuận hoàn toàn tự nguyện, bình đẳng thì mặc dù chưa được công chứng, chứng thực, đăng ký cho phép nhưng hợp đồng đã hình thành.

Lưu ý: Từ thời điểm các bên đạt được sự thỏa thuận về nội dung của hợp đồng đến thời điểm hợp đồng có thể được đăng ký, cho phép, công chứng hay chứng thực là một khoảng thời gian mà quyền dân sự của các bên bị ảnh hưởng và các bên không tự chịu trách nhiệm với các giao dịch dân sự do chính mình xác lập, gây khó khăn cho việc giải quyết tranh chấp sau này.

2. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng

quy định của pháp luật về thực hiện hợp đồng

2.1. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là cơ sở pháp lý để xác định thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.

  • Bên có quyền được phép yêu cầu bên có nghĩa vụ thi hành nghĩa vụ trong hợp đồng và được hưởng mọi quyền lợi hợp pháp phát sinh từ hợp đồng.
  • Bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng và phải chịu trách nhiệm dân sự trước bên có quyền về việc vi phạm hợp đồng.

2.2. Kể từ thời điểm này, các bên không thể tự ý rút lại, sửa đổi, hủy bỏ cam kết trong hợp đồng và hợp đồng có hiệu lực ràng buộc các bên giống như pháp luật.

3. Thời điểm hoàn thành hợp đồng

Hợp đồng chấm dứt khi các bên đã hoàn thành hợp đồng. Khi các bên tham gia hợp đồng đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ và đáp ứng được quyền dân sự của phần mình (tức là mục đích giao kết hợp đồng dân sự đã đạt được) thì hợp đồng coi như đã hoàn thành.

4. Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản

4.1. Hoàn cảnh được xem là thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng.
  • Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh.
  • Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác.
  • Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên.
  • Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.

4.2. Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý.

4.3. Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án:

  • Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định.
  • Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.

4.4. Trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Lưu ý: Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi.

5. Thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng

5.1. Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

5.2. Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.

5.3. Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc.

Trên đây là các thông tin quan trọng mà Doanh nghiệp cần biết về thực hiện hợp đồng. Bên cạnh đó, trong nền kinh tế số như hiện nay, phần mềm hỗ trợ ký hợp đồng đang dần trở thành phương thức được nhiều doanh nghiệp lựa chọn thay thế cho hợp đồng giấy truyền thống bởi một số lợi ích đáng kể như:

  • Tiết kiệm được tới 90% thời gian ký kết
  • Tiết kiệm 85% chi phí
  • Đảm bảo giá trị pháp lý theo pháp luật quy định
  • Đảm bảo tiến độ ký kết ngay trong đại dịch Covid 19

hợp đồng điện tử

MISA tự hào là đơn vị cung cấp nền tảng hợp đồng điện tử AMIS WeSign tiên phong và uy tín nhất, hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn về giải pháp hỗ trợ ký kết hợp đồng điện tử ưu việt này, doanh nghiệp hãy click ngay vào nút dưới đây để đến với bài viết.

Tìm hiểu thêm về phần mềm AMIS WeSign

Ngoài ra, bạn cũng có thể để lại thông tin trong biểu mẫu bên dưới để được tư vấn trực tiếp. Bộ phận tư vấn của MISA sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.


Luật sư Nguyễn Xuân Nhất

Các thông tin trong bài viết được tham khảo từ Luật sư Nguyễn Xuân Nhất.

Tôi là luật sư Nguyễn Xuân Nhất. Tôi tốt nghiệp chuyên ngành luật tổng hợp và có hơn 5 năm kinh nghiệm tư vấn cho các doanh nghiệp về lĩnh vực luật dân sự, luật lao động, luật kinh tế.

Xem thêm các nội dung liên quan:

  1. Hợp đồng dịch vụ được định nghĩa như thế nào? Pháp luật quy định ra sao về hợp đồng dịch vụ
  2. Số hợp đồng là gì? Cách đánh số hợp đồng chuẩn nhất hiện nay
  3. Tranh chấp hợp đồng là gì? 4 Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Mr. Trịnh Văn Biển
Tác giả
GĐ Chuyển Đổi Số MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả