Mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa được cập nhật mới nhất hiện nay

13/01/2022
2301

Có phải chỉ những doanh nghiệp lớn chuyên sản xuất hàng hóa, có nhu cầu vận chuyển nguyên liệu từ vùng nguyên liệu đến nhà máy mới cần sử dụng tới hợp đồng vận chuyển hàng hóa?

Không chỉ dành cho những đơn hàng lớn, hợp đồng vận chuyển hàng hóa còn được áp dụng cho tất cả những chủ thể có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi phù hợp theo Bộ luật dân sự Việt Nam. Nếu các doanh nghiệp, tổ chức đang cần tìm hiểu về mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

1. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa dành cho đối tượng nào?

Không chỉ dành cho doanh nghiệp với đơn hàng lớn, hợp đồng vận chuyển hàng hóa còn được áp dụng cho tất cả những chủ thể có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi phù hợp.

Nói cách khác, bất kể tổ chức hay doanh nghiệp nào thuộc loại hình SMEs, muốn có một thỏa thuận an toàn khi giao nhận hàng hóa từ nơi này đến nơi khác để thực hiện các mục đích thương mại như mua bán, lưu kho, dự trữ trong quá trình kinh doanh,… thì đều cần phải giao kết qua các mẫu hợp đồng vận chuyển.

hợp đồng vận chuyển hàng hóa

Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015, giao dịch dân sự trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa có hiệu lực khi hội tụ đủ các điều kiện sau đây:

✅ Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập.
✅ Chủ thể của hợp đồng vận chuyển hàng hóa phải là người có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi phù hợp.
✅ Khi tham gia vào giao dịch, chủ thể tham gia phải tự nguyện, không bị ép buộc hay lừa dối, đe dọa.

Cùng với đó, trong giao dịch sẽ có một bên (bên vận chuyển) có nghĩa vụ vận chuyển hàng hóa tới địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao hàng hóa đó cho người có quyền nhận; còn bên kia (bên thuê vận chuyển) có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển và các khoản phụ phí khác cho bên vận chuyển.

>>> Xem thêm: Khái niệm về hợp đồng và những loại hợp đồng phổ biến hiện nay

2. Mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa

Các doanh nghiệp, cá nhân có quyền lựa chọn nhiều hình thức vận chuyển từ Nam ra Bắc hoặc ngược lại bằng nhiều loại hình khác nhau như đường bộ, đường thủy, và đường hàng không. Mỗi loại hình vận chuyển sẽ có những mẫu hợp đồng khác nhau. Dưới đây là một số mẫu hợp đồng vận chuyển tham khảo.

2.1. Mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ:

Vận chuyển (hay vận tải) đường bộ là loại hình dùng để giao nhận hàng hóa phổ biến nhất. Ưu điểm của lựa chọn vận chuyển hàng hóa đường bộ là luôn chủ động về thời gian và sự đa dạng trong vận chuyển. Tuy nhiên, hình thức này có nhược điểm là bị hạn chế bởi khối lượng và quy mô hàng hóa. So với vận tải đường thủy, vận tải đường bộ không thể vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn.

Công ty luật Minh Khuê đã biên soạn mẫu hợp đồng vận tải hàng hóa bằng đường bộ và giải thích các điều khoản rất chi tiết tại đây. Nếu cần làm hợp đồng vận chuyển các loại vật liệu hoặc thiết bị gia dụng gọn nhẹ thì doanh nghiệp có thể tải về sử dụng ngay.

ký hợp đồng vận chuyển hàng hóa là gì

2.2. Mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy:

Trên thế giới, vận tải biển (tàu, thuyền,…) là hình thức chiếm 80% tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển hàng năm, cộng với chi phí rẻ nên đây là loại hình rất phù hợp cho những doanh nghiệp có nhu cầu vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn.

Mặc dù có điểm cộng như trên nhưng vận chuyển hàng hoá qua đường thủy cũng có rủi ro không hề nhỏ khi doanh nghiệp sẽ không biết được tình trạng hàng hóa của mình như thế nào vì không có ai trực tiếp đi cùng để áp tải, theo dõi trực tiếp dài ngày.

Chính vì thế, khi sử dụng loại hình vận chuyển này, dịch vụ Bảo hiểm hàng hóa được khuyên dùng nhằm đảm bảo người gửi hàng được bồi thường tổn thất nếu hàng hóa bị mất mát, hư hỏng do các rủi ro, tai nạn tàu hàng xảy ra trong quá trình giao nhận.

Các tổ chức, doanh nghiệp có thể tham khảo mẫu hợp đồng vận tải hàng hóa bằng đường thủy tại đây.

2.3. Mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không:

Đối với các mặt hàng, bưu kiện có giá trị cao và đòi hỏi độ an toàn, an ninh tuyệt đối như trang sức, tiền tệ, tác phẩm nghệ thuật, linh kiện điện tử,… thì vận chuyển hàng không được xem là lựa chọn tối ưu nhất.

Dù nhược điểm là cước phí khá cao nhưng bù lại vận tải hàng không lại được nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp lựa chọn bởi tốc độ giao nhận rất nhanh, luôn đáp ứng thời gian cập bến sớm nhất cho nhu cầu vận chuyển gấp. Tính trung bình, máy bay chở hàng sẽ hoạt động với tốc độ là 800-1000km/h, trong khi tàu biển di chuyển với tốc độ 12-25 hải lý/giờ, ô tô tải di chuyển với tốc độ 60-80km/h.

Doanh nghiệp có thể tham khảo thêm mẫu hợp đồng vận tải hàng hóa bằng đường hàng không tại đây.

3. Cần làm gì để tránh rủi ro khi thực hiện hợp đồng giao nhận hàng hóa?

thỏa thuận hợp đồng vận chuyển hàng hóa

Mặc dù hợp đồng vận chuyển hàng hóa được lập ra dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên nhưng vẫn có thể tiềm ẩn các rủi ro, biến cố ngoài ý muốn, gây thiệt hại cho bên vận chuyển, bên thuê vận chuyển hoặc cả hai.

Dưới đây là những vấn đề điển hình mà các cá nhân, tổ chức cần đặc biệt lưu ý khi thực hiện loại hợp đồng này để tránh những rủi ro phát sinh không đáng có:

3.1. Rủi ro đàm phán ban đầu

Trong thực tế thường thấy, bên doanh nghiệp thuê dịch vụ vận chuyển luôn muốn trả giá thấp nhất, còn phía cung ứng dịch vụ vận chuyển lại muốn được trả với giá cao nhất. Do đó, thương thảo hợp đồng một cách rõ ràng, khéo léo sẽ giúp cân bằng quyền và lợi ích đối kháng trên cơ sở hai bên cùng có lợi:

– Cần tìm hiểu kỹ thông tin của đối tác và môi trường, văn hóa hoạt động để biết phong cách đàm phán phù hợp.
– Cần có kế hoạch đàm phán rõ ràng về nguyện vọng, mong muốn, các yêu cầu cần thiết trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa để tìm ra một giải pháp mang lại lợi ích cho các bên.

3.2. Rủi ro khi soạn thảo văn bản

ký điện tử

Soạn thảo hợp đồng là hoạt động chuyển hóa quá trình đàm phán giữa hai bên thành một văn bản quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa. Công tác soạn thảo hợp đồng càng kỹ lưỡng bao nhiêu thì càng giúp phòng ngừa và hạn chế được những rủi ro khác nhau trong quá trình thực hiện hợp đồng bấy nhiêu:

– Cần biên soạn hợp đồng một cách chặt chẽ về những điều khoản: đăng ký bảo hiểm, điều chỉnh giá, giao hàng, thanh toán, giải quyết tranh chấp… để không phát sinh khiếu nại.
– Cần am hiểu thông lệ kinh doanh quốc tế trong trường hợp soạn thảo hợp đồng thương mại quốc tế, tránh để doanh nghiệp mất quyền lợi không mong muốn.
– Cần kiểm tra kỹ 2-3 lần từng ý liệt kê trong hợp đồng trước khi ký kết.

3.3. Rủi ro khi thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hóa:

rủi ro vận chuyển

Vận tải đường thủy chịu ảnh hưởng từ các yếu tố thiên nhiên, vận tải đường hàng không hay gặp khó khăn trong việc phê duyệt các giấy tờ, thủ tục nghiêm ngặt, vận tải đường bộ thường xuyên quá tải,… chính là ví dụ về những rủi ro điển hình khi thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hóa. Đứng ở khía cạnh là người thuê dịch vụ vận chuyển – các cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp cần lưu ý:

– Cần chuẩn bị thông tin hàng hóa giao dịch càng chi tiết càng tốt, tránh các hàng hóa nguy hiểm, độc hại đã được nhà nước liệt kê trong quy định cấm lưu thông hoặc không đảm bảo các tiêu chuẩn đóng gói cần thiết. Trong trường hợp kiểm tra thấy tài sản không đúng với những gì đã trao đổi, bên nhận vận chuyển (đặc biệt là hàng không) có quyền từ chối và trả hàng hóa về.
– Cần mua bảo hiểm hàng hóa để khi có sự cố hư hại hoặc thất thoát thì doanh nghiệp sẽ được bồi thường thỏa đáng.

Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về hợp đồng vận chuyển hàng hóa. Hy vọng bài chia sẻ này sẽ giúp các doanh nghiệp am hiểu tường tận cách thức triển khai các hoạt động giao nhận của doanh nghiệp một cách an toàn, tránh khiến hợp đồng bị mất hiệu lực pháp lý.

>>> Xem thêm: Hợp đồng vô hiệu là gì? Tìm hiểu về giá trị pháp lý khi hợp đồng bị vô hiệu

Luật sư Nguyễn Xuân Nhất

Các thông tin trong bài viết được tham khảo từ Luật sư Nguyễn Xuân Nhất.

Tôi là luật sư Nguyễn Xuân Nhất. Tôi tốt nghiệp chuyên ngành luật tổng hợp và có hơn 5 năm kinh nghiệm tư vấn cho các doanh nghiệp về lĩnh vực luật dân sự, luật lao động, luật kinh tế.

 

Xem thêm nội dung liên quan

>>> Hợp đồng vận chuyển hành khách là gì? Các mẫu HĐ phổ biến

>>> Hợp đồng kinh tế là gì? Các quy định hiện hành về hợp đồng kinh tế

>>> Mẫu hợp đồng kinh tế mới và chuẩn nhất năm 2022

 

Lưu ý: Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế được ý kiến chuyên gia. Bạn đọc vẫn cần tham khảo chuyên gia để có được ý kiến tư vấn chính xác nhất khi đưa ra quyết định.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Mr. Trịnh Văn Biển
Tác giả
GĐ Chuyển Đổi Số MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả