Làm thế nào để kết hợp bộ phận bán hàng và marketing để tăng trưởng doanh thu 

29/12/2021
2594

Bộ phận bán hàng và marketing là hai trụ cột tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. Thế nhưng trên thực tế, ở rất nhiều doanh nghiệp đều chứng kiến hai bộ phận này làm việc khá tách rời nhau, thiếu sự liên kết dẫn đến hiệu suất suy giảm và khó thúc đẩy đội nhóm đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu doanh số đã đề ra. Trên thực tế marketing và bán hàng là hai yếu tố không thể tách rời. Hai bộ phận này cần phải liên kết và làm việc chặt chẽ với nhau để thực hiện mục tiêu cuối cùng đó là tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. sale và marketing

Các CSO (Giám đốc bán hàng) và CMO (Giám đốc marketing) đóng những vai trò khác nhau trong quá trình tạo ra doanh thu, cũng như tập trung thực hiện các công việc khác nhau thế nhưng hai vị trí này cần phải cộng tác trong rất nhiều hoạt động nhằm tạo ra và hoàn thành các mục tiêu cuối cùng về doanh thu. 

Bài viết này được biên dịch từ Garner, sẽ cung cấp cho lãnh đạo của hai bộ phận Sale và Marketing những hướng dẫn để phối hợp làm việc giữa nhóm Sale và Marketing nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng doanh thu. 

Xác định khách hàng mục tiêu

Thông thường quá trình xây dựng chiến lược tiếp cận và xác định đối tượng mục tiêu là hoạt động của riêng bộ phận Marketing. Nhóm tiếp thị sẽ xây dựng các chân dung khách hàng, tìm hiểu thị trường, thu thập dữ liệu về người mua & sản phẩm. 

Thế nhưng nhóm bán hàng cũng có rất nhiều ý tưởng đóng góp cho bộ phận marketing trong công việc này bởi bộ phận sale là người dành nhiều thời gian tiếp xúc với khách hàng nhất. Họ cũng là người hiểu những vấn đề, thách thức mà khách hàng phải đối mặt ở cấp độ chi tiết nhất. 

Vì vậy cách lý tưởng là kết hợp quan điểm bao quát của bộ phận marketing với quan điểm cụ thể của bộ phận sale để xác định chân dung khách hàng tiềm năng nhất. 

Trong hoạt động xác định khách hàng mục tiêu, marketing và sale có thể phối hợp với nhau bằng cách:

  • Bộ phận bán hàng: Cung cấp thông tin chi tiết về thị trường, khách hàng và vấn đề/nỗi đau của khách hàng tiềm năng.
  • Bộ phận tiếp thị: Cung cấp dữ liệu định lượng về chân dung khách hàng, sản phẩm và phân khúc thị trường

Thông điệp truyền tải 

Khi thông điệp truyền tải của bộ phận bán hàng và marketing không ăn khớp với nhau, sẽ dẫn tới thông điệp truyền tải tới người mua không nhất quán, khiến người mua mông lung, hậu quả là giảm tỷ lệ chốt sale thành công. 

Trường hợp thường gặp là khách hàng đọc được một thông điệp A từ các email tiếp thị, nội dung quảng cáo và các bài đăng trên mạng xã hội, trong khi họ nghe một thông điệp B hoàn toàn khác từ người bán hàng. 

Đây là lý do vì sao bộ phận Marketing và bộ phận Bán hàng phải làm việc cùng nhau để cải thiện việc đưa ra thông điệp sao cho nhất quán và tạo được ấn tượng tốt đối với khách hàng. Thông thường thì marketers sẽ chủ động trong việc sáng tạo thông điệp vì họ hiểu sâu về ngành thế nhưng nhân viên kinh doanh biết những từ ngữ và nội dung nào tác động đến quyết định của người mua. Họ có thể chia sẻ, hiểu những điều khách hàng cần, vì họ nói chuyện cũng như tiếp xúc với khách hàng hàng ngày.

Vì vậy, trong hoạt động sáng tạo thông điệp, marketing và sale có thể phối hợp với nhau bằng cách:

  • Bộ phận Bán hàng: Chia sẻ tiếng nói của khách hàng.
  • Bộ phận Tiếp thị: Chia sẻ thông tin chi tiết về ngành.

Đo lường, đánh giá 

Nếu hoạt động marketing và bán hàng không đo lường kết quả dựa trên một hệ tiêu chuẩn chung thì rất khó để đánh giá hiệu quả phối hợp giữa hai bộ phận. Thông thường, ở nhiều doanh nghiệp, hai bộ phận này thường đo lường những chỉ số khá khác nhau. 

Ví dụ: nhiều nhóm tiếp thị chỉ chịu trách nhiệm mang về những khách hàng tiềm năng (lead) hoặc khách hàng tiềm năng đủ tiêu chuẩn (marketing qualified leads). Đây chỉ là một thước đo về số lượng. Và bộ phận marketing có nhiều cách để tăng số lượng khách hàng tiềm năng đầu vào.

Trong khi bộ phận bán hàng sẽ chủ yếu chịu trách nhiệm đưa khách hàng tiềm năng đi sâu hơn vào phễu bán hàng và mang về doanh thu. Đây là thước đo về chất lượng. Và nếu sản phẩm không thực sự phù hợp với nhu cầu của khách hàng thì sẽ khó tới được bước chốt sale.

Nếu cả hai nhóm marketing và bán hàng được đo lường về ảnh hưởng các hoạt động của họ đối với doanh thu, thì cả hai nhóm sẽ tìm kiếm các loại chỉ số giống nhau. Theo quy trình, hai nhóm sẽ thống nhất về các chỉ số báo cáo chung, cách thức báo cáo và cách lấy dữ liệu sao cho đồng nhất. Khi đó, bộ phận marketing sẽ quan tâm sát sao hơn tới số lượng khách hàng tiềm năng đi sâu hơn vào phễu bán hàng, gia tăng chất lượng các cơ hội mang về. Còn sale sẽ chú trọng vào quy trình bán hàng sao cho nâng cao tỷ lệ chốt nhất có thể. 

Tóm lại, trong hoạt động đo lường, báo cáo, thì sale và marketing có thể phối hợp với nhau bằng cách:

  • Bộ phận Bán hàng: Đo lường mức độ cam kết, có khả năng tạo ra doanh thu của một cơ hội. 
  • Tiếp thị: Đo lường tác động của các chiến dịch đối với việc tạo ra doanh thu.

Sự hỗ trợ

Ở nhiều doanh nghiệp, Sale và Marketing thường ở hai đầu chiến tuyến và thường xuyên chỉ trích lẫn nhau. Sale nói rằng marketing mang về cơ hội không chất lượng, trong khi marketing chỉ trích rằng kỹ năng chốt sale của nhân viên kinh doanh kém. Sự hỗ trợ chính là vũ khí hóa giải bởi vì các nhóm bán hàng và tiếp thị sẽ làm việc chặt chẽ cùng nhau. 

Có rất nhiều lĩnh vực mà hai nhóm có thể hỗ trợ lẫn nhau để tạo ra kết quả tốt hơn. Ví dụ như marketing có thể cung cấp cho sale những nội dung để gửi cho khách hàng. Sale có thể hỗ trợ marketing trong hoạt động xây dựng nội dung nhắm tới khách hàng mục tiêu.

Kết nối – liên thông dữ liệu Sale – Marketing với MISA AMIS CRM 

MISA AMIS CRM là bộ công cụ quản lý quan hệ khách hàng toàn diện, xuyên suốt từ Hoạt động Marketing, Bán hàng, Chăm sóc khách hàng. Với tính năng kết nối dữ liệu, MISA AMIS CRM giúp kết nối, liên thông dữ liệu giữa bộ phận sale và bộ phận Marketing giúp hai bộ phận này phối hợp nhịp nhàng hơn, chăm sóc khách hàng kịp thời từ đó gia tăng doanh thu. 

Cụ thể, bộ công cụ MISA AMIS CRM bao gồm hai sản phẩm là AMIS Marketing (cung cấp công cụ giúp marketers tìm kiếm và chuyển đổi khách hàng tiềm năng) và AMIS Bán hàng (bộ công cụ lưu trữ thông tin khách hàng cho sale chăm sóc). 

Sau khi bộ phận Marketing tìm kiếm, mang về khách hàng tiềm năng có thể chuyển dữ liệu cho bộ phận Sale nhanh chóng, tức thời với tính năng Đồng bộ thông tin khách hàng. Bộ phận marketing có thể tùy chọn tất cả thông tin muốn chuyển cho sale cũng như thêm lưu ý và ghi chú (note) cho sale chăm sóc.

aiMarketing
Giao diện chuyển thông tin khách hàng tiềm năng cho bộ phận Sale trên aiMarketing

Sau khi chuyển dữ liệu được chuyển sang cho Sale, bộ phận marketing có thể theo dõi tình hình chăm sóc các cơ hội (sale đã chăm chưa, đang ở giai đoạn nào, đã phát sinh doanh số chưa), chất lượng cơ hội (có tiềm năng không) từ đó điều chỉnh các chiến dịch marketing để cải thiện chất lượng cơ hội. AiMarketing

Với tính năng đồng bộ dữ liệu, bộ phận Sale cũng nhận được thông tin khách hàng kịp thời để chăm sóc, và có đầy đủ thông tin chi tiết về khách hàng tiềm năng để thấu hiểu khách hàng và có kịch bản chăm sóc kịp thời. 

Với MISA AMIS CRM, hoạt động phối hợp của sale và marketing sẽ nhịp nhàng hơn, các quy trình được tự động hóa, dữ liệu đồng bộ tránh sai sót, nhà quản lý cũng dễ dàng quản lý hơn. 

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MISA AMIS CRM ĐỂ TỐI ƯU HOẠT ĐỘNG BỘ PHẬN SALE-MARKETING NGAY HÔM NAY!!!!

CTA

amis crm

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả