Cuối năm các doanh nghiệp thường bận rộn hoàn thành các báo cáo khác nhau đặc biệt là cần phải hoàn thành các loại báo cáo tài chính doanh nghiệp. Một trong những câu hỏi được rất nhiều doanh nghiệp thắc mắc đó là không nộp báo cáo tài chính có bị phạt không?. Cùng MISA AMIS tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
1. Mức phạt khi không nộp báo cáo tài chính
Theo điều 11 Nghị định 41/2018/NĐ-CP thì:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với việc
+ Lập không đầy đủ các báo cáo tài chính theo quy định;
Theo điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP thì:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định;
b) Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định;
b) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính;
c) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định;
d) Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính;
đ) Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật;
b) Cung cấp, công bố các báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán.
Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.
Xem ngay: Kỳ lập và thời hạn nộp báo cáo tài chính năm 2024 chính xác nhất
2. Không nộp thuyết minh BCTC có bị phạt không?
- Theo quy định tại thông tư 133/2016/TT-BTC và thông tư 200/2014/TT-BTC, hệ thống báo cáo tài chính năm, báo cáo tài chính giữa niên độ và báo cáo tài chính quý của doanh nghiệp đều cần có bản thuyết minh BCTC
Như vậy, doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 133 và thông tư 200 bắt buộc phải nộp thuyết minh BCTC cho cơ quan thuế.
Đọc thêm: Các điểm kế toán cần lưu ý khi lập Thuyết minh Báo cáo tài chính
- Trường hợp đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư số 132/2018/TT-BTC
Đối tượng doanh nghiệp này chỉ cần nộp: Báo cáo tình hình tài chính; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Bảng cân đối tài khoản; Báo cáo tình hình thực hiện nghĩa vụ với NSNN
⇒ Do đó, các doanh nghiệp siêu nhỏ áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 132 thì không cần nộp.
3. Thời hạn nộp thuyết minh BCTC
Thuyết minh báo cáo tài chính được nộp chung trong bộ BCTC và thời hạn nộp như sau:
3.1. Với các doanh nghiệp áp dụng thông tư 200/2014/TT-BTC
Đối với doanh nghiệp nhà nước:
- Thời hạn nộp BCTC quý chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước chậm nhất là 45 ngày;
- Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm: chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày;
Đối với các loại doanh nghiệp khác:
- Với doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh: phải nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm;
- Với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp BCTC năm là 90 ngày;
Xem thêm: Các lưu ý về thời hạn gia hạn nộp thuế để tránh bị phạt
Theo quy định tại điều 80 thông tư 133/2016/TT-BTC, tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng chế độ kế toán theo thông tư này thì phải lập và gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính
Thuyết minh BCTC là đóng vai trò quan trọng trong hệ thống báo cáo tài chính. Bởi vậy, yêu cầu tiên quyết là phải lập đúng và kịp thời. Sự hỗ trợ của phần mềm công nghệ hiện đại như phần mềm kế toán online MISA AMIS sẽ giúp công tác hoàn thiện báo cáo tài chính nói chung và thuyết minh BCTC nói riêng thêm phần chính xác và nhanh chóng hơn.
Phần mềm kế toán online MISA AMIS hỗ trợ doanh nghiệp tự động hóa việc lập báo cáo:
- Tự động lập báo cáo tài chính: Cho phép lập báo cáo tài chính theo quý, năm, 6 tháng đầu năm, 6 tháng cuối năm với các bước thực hiện đơn giản
- Tự động tổng hợp số liệu lên báo cáo thuế, báo cáo tài chính và các sổ sách giúp doanh nghiệp nộp báo cáo kịp thời, chính xác.
- Đầy đủ báo cáo quản trị: Hàng trăm báo cáo quản trị theo mẫu hoặc tự thiết kế chỉnh sửa, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề.
- Tự động cảnh báo khi phát hiện có sai lệch
- …..