Con người chính là nhân tố quyết định đến sự thành công và phát triển của tổ chức. Bởi vậy doanh nghiệp nào cũng mong muốn nhân viên nâng cao trình độ, kỹ năng để đóng góp vào việc thực hiện những mục tiêu chung. Để làm được điều đó, trước hết nhà quản trị phải xây dựng được chương trình đào tạo nhân viên bài bản và chuyên nghiệp.
1. Ý nghĩa chương trình đào tạo nhân viên
Chương trình đào tạo nhân viên chính là chìa khóa quan trọng giúp nâng cao trình độ chuyên môn và phát triển những kỹ năng cần thiết phục vụ cho công việc. Các chương trình này giống như những khoá học ngắn hạn mà mỗi nhân viên đều có cơ hội tham gia nhằm phát triển bản thân. Ý nghĩa của chúng đối với người lao động và doanh nghiệp là không hề nhỏ.
1.1 Cải thiện và nâng cao năng suất làm việc
Đối với nhân viên, các chương trình đào tạo là một cơ hội vô cùng quý giá để họ cải thiện năng suất làm việc. Thông qua những chương trình này, họ có thể tích luỹ được cho bản thân những kiến thức mới, học hỏi từ người đi trước hoặc các chuyên gia, sau đó áp dụng để tăng năng suất công việc.
Thực tế cho thấy rằng, những nhân viên có chuyên môn nghiệp vụ cao thường mang đến năng suất làm việc cao hơn hẳn so với những nhân viên không được đào tạo.
1.2 Nâng cao kỹ năng quản lý
Từ những nhân viên có tiềm năng cao được các nhà lãnh đạo chú ý, nhân viên sẽ được doanh nghiệp trao cơ hội phát triển khả năng lãnh đạo, quản lý.
Đây cũng là cách để doanh nghiệp xây dựng một đội ngũ nhân tài, nhân viên kế thừa có trình độ và nghiệp vụ cao, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp ngày càng phát triển và đạt được những mục tiêu lớn hơn.
1.3 Tạo lợi thế cạnh tranh giữa các nhân viên trong doanh nghiệp
Việc tổ chức các chương trình đào tạo sẽ giúp nhân viên chủ động cập nhật kiến thức, học tập thêm những kỹ năng mới, thành thạo trong việc sử dụng công nghệ và kỹ thuật để phục vụ công việc.
Tinh thần thi đua trong học tập cũng được nâng cao, tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh, tích cực trong tập thể. Nhân viên được rèn giũa được tinh thần tự tin và sẵn sàng trong mọi tình huống khó khăn.
1.4 Nâng cao động lực làm việc cho nhân viên
Tham gia các chương trình đào tạo giúp nhân viên nâng cao kỹ năng chuyên môn theo hướng đa dạng hơn. Những nhân viên sở hữu “đa kỹ năng” không chỉ phát triển sự nghiệp vững vàng hơn mà còn dễ dàng thích nghi với các vị trí khác nhau trong tổ chức. Khi được công nhận thành tích và đánh giá cao thông qua các hình thức khen thưởng, họ sẽ có thêm động lực cống hiến, góp phần vào sự thành công chung của doanh nghiệp.
1.5 Tăng cường sự gắn bó và trung thành với công ty
1.6 Duy trì tính ổn định trong môi trường làm việc
Khi nhân viên được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng, họ sẽ tự tin xử lý công việc, giảm thiểu sai sót và căng thẳng. Đồng thời, sự ổn định này còn đến từ việc xây dựng một đội ngũ nhân sự đồng đều về năng lực, tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận. Nhờ đó, môi trường làm việc trở nên chuyên nghiệp, thân thiện và ít xảy ra xung đột, góp phần giữ chân nhân viên lâu dài và xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh.
2. Các chương trình đào tạo nhân viên
TẢI MIỄN PHÍ BIỂU MẪU ĐÀO TẠO TẠI ĐÂY
Hiện nay có rất nhiều chương trình đào tạo nhân viên, dưới đây là những chương trình đào tạo phổ biến được nhiều doanh nghiệp thực hiện.
2.1 Chương trình đào tạo trước khi làm việc
Chương trình đào tạo nhân viên trước khi bắt đầu công việc, hay còn gọi là chương trình định hướng hoặc onboarding, đóng vai trò quan trọng trong việc giúp nhân viên mới nhanh chóng hòa nhập với môi trường doanh nghiệp.
Nội dung đào tạo thường bao gồm việc giới thiệu văn hóa doanh nghiệp, tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi mà tổ chức hướng đến. Đồng thời, nhân viên mới cũng được phổ biến các chính sách nội bộ, quy trình quản lý, tiêu chuẩn công việc và các quy định cần tuân thủ. Đây là bước khởi đầu cần thiết để xây dựng sự hiểu biết chung, giúp nhân viên cảm thấy tự tin và sẵn sàng cống hiến cho tổ chức.
Tìm hiểu Onboarding và tải ebook hướng dẫn Onboarding hiệu quả
2.2 Chương trình đào tạo nhân viên theo nhu cầu
Chương trình đào tạo nhân viên được phân loại bởi các yếu tố về nhu cầu của từng nhóm đối tượng. Cụ thể là:
- Chương trình đào tạo đáp ứng theo nhu cầu của cá nhân doanh nghiệp: đó là nguyện vọng của nhân viên khi muốn nâng cao nghiệp vụ.
- Chương trình đào tạo đáp ứng theo nhu cầu của từng phòng ban và bộ phận: đáp ứng những yêu cầu của trưởng bộ phận về cải thiện chất lượng nguồn nhân lực.
- Chương trình đào tạo theo quy định của công ty: thực hiện theo các quy chế về đào tạo nhân viên trong công ty.
- Chương trình đào tạo theo ý kiến của phòng nhân sự: thực hiện các chiến lược hay mục tiêu định hướng nguồn nhân sự chất lượng của ban quản trị nhân lực.
2.2 Chương trình đào tạo nhân viên theo thời gian
- Đào tạo định kỳ vài năm/lần.
- Đào tạo định kỳ hàng năm.
- Đào tạo định kỳ hàng quý.
- Đào tạo định kỳ hàng tháng.
Bên cạnh đó còn có các kế hoạch đào tạo theo thời hạn như:
- Kế hoạch đào tạo ngắn hạn: Áp dụng cho những nhân viên mới hoặc khi đào tạo về thông tin sản phẩm, các kỹ năng hay quy trình làm việc không quá phức tạp. Chương trình này thường sẽ được lên kế hoạch trong khoảng vài ngày đến 1 tuần.
- Kế hoạch đào tạo dài hạn: Áp dụng cho những đối tượng là nhân viên cần bồi dưỡng hoặc có nhiều kinh nghiệm làm việc, có sự thể hiện tốt, được đưa vào danh sách tập huấn để nâng cao nghiệp vụ. Kế hoạch đào tạo dài hạn cần có sự chỉ đạo, định hướng của công ty và thời gian đào tạo có thể kéo dài trong vài tuần cho đến vài tháng.
2.3 Chương trình đào tạo nhân viên theo cấp bậc
Nếu phân loại theo cấp độ nhân viên trong doanh nghiệp sẽ có các chương trình đào tạo sau:
- Chương trình đào tạo tập sự: hướng dẫn về văn hoá, quy định và quy trình làm việc tại doanh nghiệp.
- Chương trình đào tạo chuyên viên: nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn đối với những nhân viên có tiềm năng.
- Chương trình đào tạo lãnh đạo: bao gồm các hoạt động như hướng dẫn, bồi dưỡng năng lực lãnh đạo, quản lý của lãnh đạo mới được bổ nhiệm hoặc đã được bổ nhiệm trong một thời gian theo quy định của công ty.
2.4 Chương trình đào tạo nhân viên kế thừa
Mục tiêu của chương trình này là chuẩn bị và phát triển những nhân viên tiềm năng trong tổ chức, giúp họ sẵn sàng đảm nhận các vị trí quan trọng khi có sự thay đổi trong đội ngũ lãnh đạo hoặc khi cần bổ sung nhân sự cho các vị trí chủ chốt.
Chương trình đào tạo kế thừa bao gồm việc truyền đạt kỹ năng chuyên môn mà còn tập trung vào việc phát triển các kỹ năng lãnh đạo, tư duy chiến lược và quản lý để đảm bảo sự liên tục và ổn định trong hoạt động của doanh nghiệp. Bằng cách này, doanh nghiệp không chỉ duy trì tính bền vững mà còn đảm bảo rằng có sẵn một đội ngũ kế thừa chất lượng, giúp duy trì và nâng cao hiệu quả công việc.
3. Kết luận
Khi nhân viên được đào tạo bài bản, họ sẽ trở thành những người đóng góp tích cực, gắn bó lâu dài và giúp doanh nghiệp đạt được thành công. Chính vì vậy, đầu tư vào đào tạo là đầu tư vào nguồn lực quý giá nhất của tổ chức. Việc tập trung cho các chương trình đào tạo nhân viên bài bản, chuyên sâu là cần thiết nếu tổ chức muốn ổn định và phát triển bền vững.