4 vấn đề quan trọng cần lưu ý trong kế toán xây dựng

23/09/2021
3945

Các vấn đề liên quan đến xây dựng thường khá phức tạp. Vì vậy, có thể dễ dàng hiểu được vì sao người ta thường “lắc đầu ngao ngán” khi nhắc đến kế toán xây dựng. Hãy cùng tìm hiểu 4 điểm cần lưu ý trong kế toán xây dựng.

Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất quan trọng thuộc lĩnh vực công nghiệp nhằm tạo nên cơ sở hạ tầng cho xã hội. Quá trình xây dựng thường phức tạp và diễn ra trong thời gian dài do đó kế toán xây dựng bên cạnh việc nắm chắc phương pháp hạch toán, theo dõi,… còn cần tập hợp hồ sơ chứng từ đầy đủ để phục vụ các công tác lưu trữ, kiểm tra, thanh tra…

Các Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng thường tập trung vào các nhóm ngành nghề sau:

  • Xây lắp
  • Tư vấn thiết kế
  • Khảo sát xây dựng
  • Giám sát thi công xây dựng
  • Tư vấn giám sát
  • Đầu tư xây dựng
  • Phân phối sản phẩm xây dựng

Về cơ bản công tác kế toán của doanh nghiệp xây dựng bao gồm các phần hành kế toán tương tự như các doanh nghiệp công nghiệp, bao gồm: kế toán nguyên vật liệu, kế toán công cụ dụng cụ; kế toán lao động tiền lương; kế toán tài sản cố định; kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm…

1. Vấn đề 1: Những lưu ý khi hạch toán và tính giá thành công trình xây dựng

Các nghiệp vụ liên quan đến thu, chi, công nợ,… hạch toán đều giống như kế toán thương mại, sản xuất. Điểm khác biệt quan trọng trong doanh nghiệp xây lắp là tập hợp chi phí và tính giá thành công trình.

1.1 Nguyên tắc hạch toán kế toán xây dựng

Tập hợp và hạch toán chi phí của công trình nào thì tính vào công trình đó; các chi phí phân bổ CCDC, chi phí khấu hao TSCĐ phải được hạch toán chi tiết theo từng công trình.

Cụ thể:

  • Đối tượng tính giá thành: Công trình xây dựng, chỉ phát sinh 1 lần, không lập lại.

Một công trình gồm nhiều hạng mục, gói thầu, công trình con nên giá thành công trình có thể được tính theo giá thành chi tiết và tổng hợp lên giá thành công trình mẹ.

  • Thời gian theo dõi: kéo dài theo thời gian thi công công trình. Có thể kéo dài nhiều năm tài chính.
  • Đối tượng tập hợp chi phí: tập hợp chi phí xây dựng theo công trình.
  • Các yếu tố chi phí cho một công trình bao gồm: Nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công, chi phí nhà thầu phụ, chi phí chung…
  • Đối với chi phí dở dang: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh dở dang trên TK 154 và khi xác định doanh thu thì xác định giá vốn công trình – kết chuyển sang TK 632.
  • Bảng tổng hợp chi phí thực tế thi công xây dựng so sánh với bảng dự toán công trình;
  • Xác định lãi/lỗ thi công xây dựng: Phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp theo công trình để xác định kết quả kinh doanh theo công trình;

1.2 Sơ đồ hạch toán kế toán xây dựng (thi công xây dựng)

1.2.1 Sơ đồ hạch toán theo TT 200/2014/TT-BTC (phương pháp kê khai thường xuyên)

Sơ đồ 1. Sơ đồ hạch toán theo TT 2002014TT-BTC

Nội dung nghiệp vụ

Số hiệu

  • Mua nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp (không qua nhập kho)
  • Mua công cụ dụng cụ sử dụng ngay (không phân bổ)
  • Chi phí mua ngoài (điện, nước, chi phí nhân công thuê ngoài, CP thuê nhà thầu phụ, CP thuê tài sản cố định…)
+ (nếu có)
Mua nguyên vật liệu, CCDC nhập kho + (nếu có)
Xuất dùng nguyên vật liệu, CCDC (không phân bổ) (chi tiết theo công trình)
Tính lương nhân công trực tiếp, nhân công tổ máy, cán bộ quản lý đội xây dựng
Các khoản trích theo lương (BH bắt buộc, Kinh phí công đoàn)

Lưu ý: với DN xây dựng không hạch toán các khoản BH trích theo lương và kinh phí công đoàn vào TK 622, TK 623

Trích thuế TNCN từ tiền lương, tiền công
Nộp thuế TNCN 
Thanh toán lương cho CBNV 
Nộp tiền bảo hiểm, kinh phí công đoàn 
Mua công cụ dụng cụ/chi phí trả trước dài hạn phân bổ nhiều kỳ  ⑨+② (nếu có)
Tính chi phí phân bổ CCDC/chi phí trả trước dài hạn 
Tính khấu hao tài sản cố định sử dụng vào thi công xây dựng
Nhập kho NVL xuất dùng không sử dụng hết
Kết chuyển vào giá vốn phần NLV vượt định mức
Cuối kỳ kết chuyển chi phí xác định giá thành công trình xây dựng
Kết chuyển giá vốn công trình xây dựng 

1.2.2 Sơ đồ hạch toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC (phương pháp kê khai thường xuyên)

Sơ đồ hạch toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC

Nội dung nghiệp vụ

Số hiệu

Mua nguyên vật liệu, CCDC nhập kho + (nếu có)
Xuất dùng nguyên vật liệu, CCDC (không phân bổ) (chi tiết theo công trình)
  • Mua nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp (không qua nhập kho)
  • Mua công cụ dụng cụ sử dụng ngay (không phân bổ)
  • Chi phí mua ngoài (điện, nước, chi phí nhân công thuê ngoài, CP thuê nhà thầu phụ, CP thuê tài sản cố định…)
+ (nếu có)
Xuất công cụ dụng cụ phân bổ nhiều kỳ
Phân bổ chi phí CCDC vào công trình xây dựng
Mua CCDC (không nhập kho) và các chi phí phân bổ nhiều kỳ
  • Tính lương nhân công trực tiếp, nhân công tổ máy, cán bộ quản lý đội xây dựng
  • Các khoản trích theo lương (BH bắt buộc, Kinh phí công đoàn)
Trích thuế TNCN từ tiền lương, tiền công
Thanh toán lương và nộp BHXH, KPCD
Nộp thuế TNCN 
Tính khấu hao tài sản cố định sử dụng vào thi công xây dựng
Kết chuyển giá vốn công trình xây dựng 

>>> Có thể bạn quan tâm: Các lỗi thường gặp khi quyết toán thuế tại công ty xây dựng

2. Những vấn đề kế toán xây dựng cần lưu ý khi tập hợp chi phí công trình

2.1 Tập hợp chứng từ mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tài sản cố định

Hồ sơ mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và TSCĐ cần và đủ:

  • Hợp đồng mua bán hoặc đơn đặt hàng;
  • Phiếu xuất kho của bên bán/Biên bản giao nhận và phiếu nhập kho của doanh nghiệp (nếu nhập kho);
  • Chứng chỉ chất lượng (kèm theo một số NVL yêu cầu có kiểm định chất lượng);
  • Hóa đơn tài chính;
  • Chứng từ thanh toán qua ngân hàng.

2.2 Tập hợp chứng từ nhân công

Với nhân công trực tiếp:

  • Hồ sơ cá nhân của lao động và mã số thuế cá nhân (nếu chưa có thì cần làm thủ tục cấp mã số thuế cá nhân);
  • Hợp đồng lao động;
  • Quy chế tiền lương, các quyết định của giám đốc có liên quan;
  • Bảng chấm công;
  • Bảng lương. Bảng tính và trích thuế TNCN;
  • Bảng tính và trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ (nếu có).

Với nhân công thuê ngoài

Với nhân công thuê ngoài

Trường hợp 1: Doanh nghiệp ký hợp đồng giao khoán với cá nhân không có đăng ký kinh doanh để thi công lắp đặt công trình, duy tu, sửa chữa các công trình xây dựng dân dụng, xây dựng cầu đường:

  • Thu nhập mà cá nhân nhận được thuộc diện chịu thuế (Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 92/2015/TT/BTC ngày 15/06/2015)
  • Doanh nghiệp có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN theo thuế suất 10% trước khi trả cho cá nhân, không phân biệt cá nhân là đại diện cho nhóm cá nhân.
  • Hóa đơn tài chính: Trường hợp tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc thuộc trường hợp không kê khai, nộp thuế GTGT thì cơ quan thuế không cấp hóa đơn => không có hóa đơn nhân công.
  • Chứng từ cần thiết:

+ Hợp đồng giao khoán;

+ BB nghiệm thu khối lượng giao khoán hoàn thành;

+ Xác nhận khối lượng giao khoán hoàn thành;

+ CMTND/CCCD của người làm đại diện;

+ Chứng từ thanh toán tiền mặt/chuyển khoản;

+ Chứng từ khấu trừ thuế TNCN.

Trường hợp 2: Doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với từng công nhân

Chứng từ gồm:

  • Hợp đồng lao động + CMTND/CCCD + Mã số thuế cá nhân (Nếu không có thì phải làm hồ sơ xin cấp MST TNCN) + hồ sơ người lao động (Nếu có);
  • Bảng chấm công hoặc Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc;
  • Bảng tính lương;
  • Khấu trừ thuế
    • Với hợp đồng lao động dưới 3 tháng (thời vụ, giao khoán) mà mức lương từ 2.000.000đ/lần hoặc 2.000.000đ/tháng trở lên thì phải khấu trừ 10% thuế TNCN (không nên làm cam kết vì khả năng cá nhân có thu nhập nhiều nơi). Nếu mức lương thấp hơn 2.000.000/lần hoặc 2.000.000đ/tháng thì không phải khấu trừ thuế TNCN;
    • Với hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên mà thuộc thu nhập ở nơi thứ 2 trở đi thì thuế TNCN được tính theo biểu lũy tiến từng phần (không giảm trừ gia cảnh nếu cá nhân đó đã giảm trừ gia cảnh ở nơi khác).

Lưu ý: Hợp đồng lao động từ 1 tháng trở lên phải nộp BHXH bắt buộc, nếu không cần mua bảo hiểm lao động cho những nhân công này.

Trường hợp 3: Doanh nghiệp ký hợp đồng với nhà thầu phụ phần nhân công

  • Hợp đồng kinh tế giao thầu phụ phần nhân công;
  • Biên bản nghiệm thu công việc thực hiện;
  • Biên bản xác nhận khối lượng giao khoán;
  • Quyết toán khối lượng giao khoán (Nếu có);
  • Hóa đơn GTGT;
  • Phiếu chi tiền mặt (Giá trị hợp đồng nhỏ hơn 20 triệu đồng) hoặc chứng từ chuyển khoản nếu giá trị hợp đồng bằng hoặc lớn hơn 20 triệu đồng.

Đọc thêm: Hướng dẫn hạch toán chi phí nhân công thuê ngoài, cách tối ưu thuế và BHXH 

2.3 Chi phí máy thi công cần những chứng từ gì? 

a. Tiền lương, tiền công của nhân công lái máy

Chứng từ tương tự như trường hợp 2 mục 2.2

b. Chi phí nhiên liệu chạy máy

  • Hợp đồng mua bán nhiên liệu (nếu có);
  • Hóa đơn tài chính mua nhiên liệu;
  • Phiếu nhập kho, xuất kho (nếu nhập kho nhiên liệu);
  • Sổ nhật trình máy (Bảng theo dõi ca xe máy);
  • Bảng định mức tiêu hao nhiên liệu (có ký đóng dấu bởi người đại diện pháp luật).

Đọc thêm: Vấn đề chi phí máy thi công tại doanh nghiệp xây dựng

3. Thời điểm xác định doanh thu và xuất hóa đơn công trình xây dựng

3.1 Đối với các khoản tạm ứng khách hàng sau khi ký hợp đồng thi công xây dựng

Căn cứ:

Khoản 5 điều 8 Chương II Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013;

Điểm a, khoản 2, điều 16 Chương III Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014;

Thông tư số 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế TNDN tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP: Điều 3, sửa đổi, bổ sung khoản 2 điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC;

Về nguyên tắc: Công ty không phải xuất hoá đơn GTGT, không phải kê khai nộp thuế GTGT, thuế TNDN đối với khoản tiền tạm ứng của khách hàng cho Công ty ngay sau khi ký hợp đồng thi công xây lắp vì chưa có nghiệm thu công trình hạng mục công trình hoàn thành bàn giao. Mặt khác khoản tiền tạm ứng này:

  • Không được ghi nhận là doanh thu bán hàng hoá vì chưa thỏa mãn 5 điều kiện để xác định doanh thu bán hàng hoá,
  • Không được hạch toán vào TK 3387 – Doanh thu nhận trước – vì theo phần giải thích nội dung TK 3387 thì “….không hạch toán vào tài khoản này số tiền nhận trước của người mua mà đơn vị chưa cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ”.

>>> Mời bạn đọc thêm bài viết: Các sai lầm khi hạch toán tạm ứng để tránh các sai sót thường gặp.

3.2 Nguyên tắc ghi nhận và xác định doanh thu của hợp đồng thi công xây dựng

Theo điều 79 Thông tư số 200/2014/TT-BTC thay thế cho Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC, Thông tư 244/2009/TT-BTC:

Doanh thu của hợp đồng xây dựng bao gồm:

  • Doanh thu ban đầu được ghi trong hợp đồng;
  • Các khoản tăng, giảm khi thực hiện hợp đồng, các khoản tiền thưởng và các khoản thanh toán khác nếu các khoản này có khả năng làm thay đổi doanh thu, và có thể xác định được một cách đáng tin cậy.

Doanh thu của hợp đồng có thể tăng hay giảm ở từng thời kỳ.

Ví dụ:

  • Nhà thầu và khách hàng có thể đồng ý với nhau về các thay đổi và các yêu cầu làm tăng hoặc giảm doanh thu của hợp đồng trong kỳ tiếp theo so với hợp đồng được chấp thuận lần đầu tiên;
  • Doanh thu đã được thoả thuận trong hợp đồng với giá cố định có thể tăng vì lý do giá cả tăng lên;
  • Doanh thu theo hợp đồng có thể bị giảm do nhà thầu không thực hiện đúng tiến độ hoặc không đảm bảo chất lượng xây dựng theo thoả thuận trong hợp đồng;
  • Khi hợp đồng với giá cố định quy định mức giá cố định cho một đơn vị sản phẩm hoàn thành thì doanh thu theo hợp đồng sẽ tăng hoặc giảm khi khối lượng sản phẩm tăng hoặc giảm…

Khoản tiền thưởng

Khoản tiền thưởng là các khoản phụ thêm trả cho nhà thầu nếu nhà thầu thực hiện hợp đồng đạt hay vượt mức yêu cầu.

Khoản tiền thưởng được tính vào doanh thu của hợp đồng xây dựng khi có đủ 2 điều kiện:

  • Chắc chắn đạt hoặc vượt mức một số tiêu chuẩn cụ thể đã được ghi trong hợp đồng;
  • Khoản tiền thưởng được xác định một cách đáng tin cậy.

Khoản thanh toán khác

Khoản thanh toán khác mà nhà thầu thu được từ khách hàng hay một bên khác để bù đắp cho các chi phí không bao gồm trong giá hợp đồng.

Ví dụ:

  • Sự chậm trễ do khách hàng gây nên;
  • Sai sót trong các chỉ tiêu kỹ thuật hoặc thiết kế và các tranh chấp về các thay đổi trong việc thực hiện hợp đồng.

Việc xác định doanh thu tăng thêm từ các khoản thanh toán trên còn tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố không chắc chắn và thường phụ thuộc vào kết quả của nhiều cuộc đàm phán. Do đó, các khoản thanh toán khác chỉ được tính vào doanh thu của hợp đồng xây dựng khi:

+ Các cuộc thỏa thuận đã đạt được kết quả là khách hàng sẽ chấp thuận bồi thường;

+ Khoản thanh toán khác được khách hàng chấp thuận và có thể xác định được một cách đáng tin cậy.

Kế toán ghi nhận doanh thu của hợp đồng xây dựng theo 1 trong 2 trường hợp sau:

  • Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được ước tính một cách đáng tin cậy, thì doanh thu của hợp đồng xây dựng được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành do nhà thầu tự xác định vào ngày lập Báo cáo tài chính mà không phụ thuộc vào hoá đơn thanh toán theo tiến độ kế hoạch đã lập hay chưa và số tiền ghi trên hoá đơn là bao nhiêu;
  • Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được xác định một cách đáng tin cậy và được khách hàng xác nhận, thì doanh thu và chi phí liên quan đến hợp đồng được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận trong kỳ phản ánh trên hóa đơn đã lập.

Khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng không thể ước tính được một cách đáng tin cậy, thì:

+ Doanh thu chỉ được ghi nhận tương đương với chi phí của hợp đồng đã phát sinh mà việc được hoàn trả là tương đối chắc chắn;

+ Chi phí của hợp đồng chỉ được ghi nhận là chi phí trong kỳ khi các chi phí này đã phát sinh.

4. Thuế GTGT vãng lai ngoại tỉnh

Các doanh nghiệp xây dựng thường có dự án nằm tại tỉnh/thành phố khác nơi có trụ sở chính, vì vậy phát sinh thuế GTGT vãng lai ngoại tỉnh. Để nắm rõ thuế vãng lai là gì, mời bạn tham khảo bài viết: Thuế vãng lai là gì? Cách hạch toán thuế vãng lai chính xác nhất

+ Các dự án thi công ngoại tỉnh (giá trị gồm cả thuế GTGT từ 1 tỷ đồng trở lên) doanh nghiệp phải kê khai thuế GTGT vãng lai tại địa phương nơi có công trình xây dựng (theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 26/2015/TT-BTC sửa đổi Thông tư 156/2013/TT-BTC và 119/2014/TT-BTC).

+ Trường hợp doanh nghiệp thi công công trình ngoại tỉnh liên quan tới nhiều địa phương như: xây dựng đường giao thông, đường dây tải điện, đường ống dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí,…, không xác định được doanh thu của công trình ở từng địa phương cấp tỉnh thì Doanh nghiệp kê khai thuế GTGT tại trụ sở chính và nộp thuế GTGT cho các tỉnh nơi có công trình đi qua.

Số thuế GTGT phải nộp cho các tỉnh được tính theo tỷ lệ (%) giá trị đầu tư của công trình tại từng tỉnh do người nộp thuế tự xác định nhân (x) với 2% doanh thu chưa có thuế GTGT của hoạt động xây dựng công trình.

Số thuế GTGT đã nộp (theo chứng từ nộp thuế) của hoạt động xây dựng công trình liên tỉnh được trừ (-) vào số thuế phải nộp trên Tờ khai thuế GTGT (mẫu số 01/GTGT) của người nộp thuế tại trụ sở chính.

Người nộp thuế lập Bảng phân bổ số thuế GTGT phải nộp cho các địa phương nơi có công trình xây dựng, lắp đặt liên tỉnh (mẫu số 01-7/GTGT ban hành kèm theo Thông tư 26/2015/TT/BTC) và sao gửi kèm theo Tờ khai thuế GTGT cho Cục Thuế nơi được hưởng nguồn thu thuế GTGT.”

+ Trường hợp Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt vãng lai hoặc có cơ sở sản xuất trực thuộc tại địa phương khác nơi đóng trụ sở chính thì Doanh nghiệp nộp cùng Tờ khai thuế GTGT tài liệu sau:

Thứ nhất, Bảng tổng hợp số thuế giá trị gia tăng đã nộp của doanh thu kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai, chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh (nếu có) theo mẫu số 01-5/GTGT ban hành kèm theo Thông tư 156.

Thứ hai, Bảng phân bổ thuế GTGT cho địa phương nơi đóng trụ sở chính và cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc không thực hiện hạch toán kế toán (nếu có) theo mẫu số 01-6/GTGT ban hành kèm theo Thông tư 156.

Thứ ba, Bảng phân bổ số thuế GTGT phải nộp cho các địa phương nơi có công trình xây dựng, lắp đặt liên tỉnh (nếu có) theo mẫu số 01-7/GTGT ban hành kèm theo Thông tư 156.

Trên đây là MISA AMIS chia sẻ bài viết về đặc thù của kế toán trong doanh nghiệp xây dựng và các lưu ý trong kế toán xây dựng quan trọng cần nhớ. Chúc các bạn thành công trong công tác kế toán xây dựng của mình!

Để giúp giải phóng nhân lực, giảm thiểu khối lượng công việc cho người làm kế toán doanh nghiệp xây dựng nói riêng và tất cả loại hình doanh nghiệp nói chung, MISA đã phát triển phần mềm kế toán online MISA AMIS với nhiều tính năng đáp ứng nhu cầu và đặc trưng doanh nghiệp xây dựng:

  • Quản lý hồ sơ công trình.
  • Quản lý tài sản cố định, khấu hao tài sản.
  • Quản lý hoạt động đầu tư xây lắp.
  • Quản trị dòng tiền.

Hiện nay, với thế mạnh về công nghệ, sự tiện dụng trong sử dụng, phần mềm kế toán MISA AMIS đã trở thành sự lựa chọn đáng tin cậy của hàng nghìn doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực xây lắp và xây dựng công trình trên toàn quốc. Anh chị quan tâm và muốn trải nghiệm thử phần mềm kế toán MISA AMIS có thể đăng ký miễn phí ngay hôm nay:

CTA nhận tư vấn

Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 2 Trung bình: 5]
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả