Thuế vãng lai là gì? Cách hạch toán thuế vãng lai chính xác nhất

14/04/2023
8041

Các hồ sơ, biểu mẫu nào cần chuẩn bị khi kê khai thuế vãng lai ngoại tỉnh? Câu trả lời sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.

1. Thuế vãng lai là gì?

Thuế vãng lai (hay còn gọi là thuế giá trị gia tăng vãng lai) là khoản thuế phải nộp khi doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ, hoặc bán hàng hóa tại các địa phương khác với địa phương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Thuế này được thu bởi cơ quan thuế của địa phương nơi phát sinh hoạt động kinh doanh ngoại tỉnh.

Mức thuế suất của thuế vãng lai thường là 1% hoặc 2% trên tổng doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng (GTGT) của hoạt động kinh doanh ngoại tỉnh. Điều này áp dụng cho các hoạt động như bán hàng ngoại tỉnh, thi công xây dựng, lắp đặt, và chuyển nhượng bất động sản.

Trước đây, theo quy định từ năm 2015, nếu doanh thu vãng lai dưới 1 tỷ đồng thì được miễn nộp thuế. Tuy nhiên, hạn mức này không áp dụng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản.

Theo Thông tư 80/2021/TT-BTC, các doanh nghiệp không còn phải nộp thuế GTGT vãng lai khi thực hiện các hoạt động kinh doanh ngoại tỉnh mà không thành lập đơn vị trực thuộc. Thay vào đó, doanh nghiệp sẽ kê khai và nộp thuế GTGT tập trung tại trụ sở chính.

2. Đối tượng nộp thuế vãng lai ngoại tỉnh

2.1 Quy định cũ về kê khai thuế vãng lai ngoại tỉnh theo thông tư 156/2013/TT-BTC

Căn cứ theo quy định tại:

  • Điều 2, Khoản 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điểm đ Khoản 1 & Khoản 6, Điều 11 Thông tư 156/2013/TT-BTC.

Như vậy, nếu đáp ứng các điều kiện sau thì doanh nghiệp phải kê khai nộp thuế vãng lai ngoại tỉnh:

  • Các công trình xây dựng, lắp đặt, bán hàng có giá trị 1 tỷ đồng trở lên (đã bao gồm cả thuế GTGT) hoặc chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh (không phân biệt giá trị)
  • Không có đơn vị trực thuộc tại địa phương khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính.

Lưu ý: 

  • Nếu có nhiều hạng mục xây dựng ngoài tỉnh mà tổng giá trị các hạng mục trên 1 tỷ đồng thì vẫn phải thực hiện nộp thuế vãng lai.
  • Tư vấn, khảo sát, thiết kế công trình không được coi là hoạt động xây dựng, lắp đặt nên không phải nộp thuế vãng lai
  • Nếu công ty chỉ thực hiện hoạt động xây dựng cho dự án do công ty khác làm chủ đầu tư thì cũng không phải kê khai nộp thuế vãng lai

Tuy nhiên,  Thông tư 156/2013/TT-BTC đã hết hiệu lực từ ngày 1/1/2022 và Điều 2, Khoản 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC bị bãi bỏ bởi Điều 87 Thông tư 80/2021/TT-BTC. Vì vậy, các quy định liên quan đến thuế vãng lai ngoại tỉnh theo 2 thông tư này đã không còn hiệu lực.

Kế toán cần nắm vững khái niệm và điều kiện của thuế vãng lai tránh sai sót trong quá trình kê khai thuế

2.2 Quy định mới về kê khai thuế vãng lai ngoại tỉnh theo thông tư 80/2021/TT-BTC

Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 80, các doanh nghiệp sẽ phân bổ số thuế cần nộp với các trường hợp như sau:

a) Hoạt động kinh doanh xổ số điện toán;

b) Hoạt động chuyển nhượng bất động sản, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP;

c) Hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về hệ thống ngành kinh tế quốc dân và quy định của pháp luật chuyên ngành;

d) Đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp), trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP;

đ) Nhà máy thủy điện nằm trên nhiều tỉnh.

Khoản 1 Điều 13 Thông tư 80/2021/TT-BTC

3. Tính thuế và kê khai thuế vãng lai ngoại tỉnh

a. Đối với hoạt động kinh doanh xổ số điện toán

Số thuế GTGT Phân bổ phải nộp đối với hoạt động kinh doanh xổ số điện toán được tính theo công thức sau:

 

 

Số thuế GTGT phải nộp 

 

 

=

 Số thuế GTGT phải nộp của hoạt động kinh doanh xổ số điện toán x Tỷ lệ (%) doanh thu bán vé thực tế từ  kinh doanh xổ số điện toán tại từng tỉnh
Tổng doanh thu bán vé thực tế của người nộp thuế

Kê khai thuế

  • Doanh nghiệp cần khai tập trung và nộp tờ khai thuế GTGT ( mẫu số 01/GTGT) tới cơ quan thuế tại trụ sở chính tờ khai tới giá trị gia tăng (GTGT) kèm theo phụ lục bảng phân bổ số thuế GTGT (mẫu số 01-3/GTGT) phải nộp cho các địa phương nơi có phát sinh nguồn thu từ hoạt động xổ số điện toáncho toàn bộ hoạt động trên toàn quốc.
  • Doanh nghiệp thực hiện nộp số tiền thuế được phân bổ cho từng tỉnh nơi có hoạt động kinh doanh xổ số điện toán theo quy định.

b. Đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản

Số thuế GTGT Phân bổ phải nộp đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản được tính theo công thức sau:

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu chưa có thuế GTGT đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản tại từng tỉnh x 1%

Kê khai thuế

  • Khai thuế và nộp thuế tại tỉnh có bất động sản: Người nộp thuế cần thực hiện khai thuế giá trị gia tăng bằng mẫu số 05/GTGT theo phụ lục II của Thông tư 80. Việc khai thuế này cần được thực hiện tại cơ quan thuế của tỉnh nơi bất động sản được chuyển nhượng. Sau khi hoàn tất khai thuế, người nộp thuế phải nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước tại tỉnh này.
  • Tổng hợp doanh thu và xác định thuế tại trụ sở chính: Người nộp thuế cũng phải tổng hợp doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản vào hồ sơ khai thuế tại trụ sở chính của mình. Điều này nhằm xác định tổng số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Số thuế giá trị gia tăng đã nộp ở tỉnh nơi có bất động sản chuyển nhượng sẽ được bù trừ với số thuế phải nộp tại trụ sở chính, nhằm tránh trường hợp nộp thuế gấp đôi và đảm bảo sự công bằng trong tính thuế.

c. Đối với hoạt động xây dựng

Số thuế GTGT Phân bổ phải nộp đối với hoạt động xây dựng được tính theo công thức sau

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu chưa có thuế GTGT đối với hoạt động xây dựng tại từng tỉnh x 1%

Kê khai thuế

  • Khai thuế và nộp thuế tại nơi có công trình: Nhà thầu xây dựng, khi ký hợp đồng thi công công trình xây dựng tại tỉnh khác với trụ sở chính, cần thực hiện khai thuế giá trị gia tăng (mẫu số 05/GTGT)cho các công trình hoặc hạng mục liên quan tại cơ quan thuế nơi có công trình.
  • Doanh nghiệp thực hiện nộp số tiền thuế đã khai vào ngân sách nhà nước tại tỉnh đó. Trường hợp Kho bạc Nhà nước đã thực hiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng theo quy định, người nộp thuế không cần nộp số tiền tương ứng đã được khấu trừ.
  • Tổng hợp doanh thu và xác định thuế tại trụ sở chính: Doanh nghiệp phải thực hiện tổng hợp doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng từ hoạt động xây dựng vào hồ sơ khai thuế tại trụ sở chính. Điều này giúp xác định tổng số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Số thuế đã nộp ở tỉnh nơi có công trình xây dựng sẽ được bù trừ với số thuế phải nộp tại trụ sở chính.

d. Đối với đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất

Số thuế GTGT Phân bổ phải nộp đối với đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất được tính theo công thức sau:

Trường hợp 1: Trường hợp số thuế phải nộp tại các tỉnh không vượt quá số thuế tại trụ sở chính

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu theo giá chưa có thuế GTGT x 2% (đối với hàng hóa chịu thuế suất GTGT 10%) hoặc x 1% (đối với hàng hóa chịu thuế suất GTGT 5%)

Trường hợp 2: Trường hợp số thuế phải nộp tại các tỉnh vượt quá số thuế tại trụ sở chính

Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT phải nộp tại trụ sở chính nhân x Tỷ lệ (%) doanh thu theo giá chưa có thuế GTGT của sản phẩm sản xuất ra tại từng tỉnh
Tổng doanh thu theo giá chưa có thuế GTGT của sản phẩm sản xuất ra của người nộp thuế

Kê khai thuế:

  • Doanh nghiệp thực hiện khai thuế GTGT tập trung và nộp tờ khai thuế GTGT (mẫu số 01/GTGT) kèm phụ lục bảng phân bổ số thuế GTGT mẫu số 01-6/GTGT cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp
  • Sau khi đã khai thuế, doanh nghiệp thực hiện nộp số tiền thuế GTGT đã được phân bổ cho từng tỉnh nơi có cơ sở sản xuất theo quy định.

e. Đối với nhà máy thủy điện nằm trên nhiều tỉnh

Số thuế GTGT Phân bổ phải nộp đối với nhà máy thủy điện nằm trên nhiều tỉnh được tính theo công thức sau:

 

Số thuế GTGT phải nộp

 

=

Số thuế GTGT phải nộp của nhà máy thủy điện nhân x Tỷ lệ (%) giá trị đầu tư của phần nhà máy thủy điện nằm trên địa giới hành chính từng tỉnh
Tổng giá trị đầu tư của nhà máy thủy điện

 

  • Doanh nghiệp thực hiện khai thuế GTGT và nộp tờ khai thuế GTGT (mẫu số 01/GTGT) phát sinh từ hoạt động sản xuất thủy điện kèm phụ lục bảng phân bổ số thuế GTGT mẫu số 01-2/GTGT cho cơ quan thuế nơi có văn phòng điều hành nhà máy thủy điện.
  • Sau khi đã khai thuế, doanh nghiệp thực hiện nộp số tiền thuế GTGT đã được phân bổ cho từng tỉnh nơi có nhà máy thủy điện.

Lưu ý: Trong trường hợp công trình xây dựng nằm trên nhiều tỉnh:

  • Chủ đầu tư có trách nhiệm xác định doanh thu chưa có thuế GTGT của công trình cho từng tỉnh và lập chứng từ thanh toán gửi đến Kho bạc Nhà nước để thực hiện khấu trừ thuế GTGT và hạch toán thu vào ngân sách nhà nước cho mỗi tỉnh có liên quan.
  • Trong trường hợp không thể xác định được doanh thu của công trình hoặc hạng mục công trình ở từng tỉnh, chủ đầu tư sẽ xác định tỷ lệ 1% trên doanh thu chưa có thuế GTGT. Sau đó, căn cứ vào tỷ lệ (%) giá trị đầu tư của công trình tại từng tỉnh trên tổng giá trị đầu tư để xác định số thuế GTGT phải nộp cho mỗi tỉnh.
  • Đối với công trình nằm trong cùng một tỉnh, bao gồm công trình liên huyện hoặc ở huyện khác so với nơi nhà thầu đóng trụ sở, Cục Thuế địa phương sẽ phối hợp với Sở Tài chính tham mưu cho Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cách phân bổ hạch toán thu ngân sách nhà nước theo địa bàn huyện.

4. Hạch toán thuế vãng lai ngoại tỉnh

Đối với trường hợp trong kỳ không phát sinh số thuế GTGT đầu ra phải nộp, kế toán hạch toán thuế vãng lai ngoại tỉnh như sau:

Nợ TK 33311 (tức là đã nộp thừa thuế GTGT)

Có TK 131 (Sẽ được bù trừ khi phát sinh số thuế GTGT đầu ra phải nộp)

Xem thêm: Thuế gián thu là gì? Đặc điểm, vai trò và phân loại chi tiết nhất

Tạm kết

Để giúp kế toán đơn giản và chính xác hơn trong các nghiệp vụ hạch toán các tài khoản, việc sử dụng các công cụ quản lý tự động được xem là giải pháp hiệu quả hiện nay.

Không chỉ hạch toán, phần mềm kế toán online MISA AMIS được ra đời để tự động hóa đến 80% công việc mà một kế toán phải xử lý hàng ngày như: kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ, nhập liệu hóa đơn, sổ sách, tạo lập báo cáo, kê khai thuế… Đặc biệt, tất cả nghiệp vụ trên đều có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi trên thiết bị máy tính có kết nối internet.

Anh/chị kế toán viên có thể đăng ký trải nghiệm bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS để trực tiếp tham khảo về những tính năng, phân hệ này. Hiện tại, phần mềm đang được sử dụng miễn phí 15 ngày và được triển khai tư vấn kỹ càng giúp kế toán viên dễ dàng sử dụng hơn.


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 2 Trung bình: 3]
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả