6 Mẫu bảng đánh giá ứng viên sau phỏng vấn mới nhất

05/07/2024
6278

Đánh giá phỏng vấn ứng viên là một bước quan trọng trong quá trình tuyển dụng. Từ phiếu đánh giá sẽ thấy được năng lực, kinh nghiệm, thái độ và mức độ phù hợp của ứng viên với doanh nghiệp. Hãy cùng MISA AMIS HRM tham khảo ngay các mẫu bảng đánh giá ứng viên sau phỏng vấn để áp dụng vào thực tế.

1. Bảng đánh giá ứng viên sau phỏng vấn là gì?

mẫu đánh giá phỏng vấn ứng viên
Phiếu đánh giá phỏng vấn là văn bản quen thuộc với HR

Bảng đánh giá ứng viên phỏng vấn (Phiếu đánh giá năng lực ứng viên) là một tài liệu được sử dụng trong quy trình tuyển dụng. Bảng này ghi lại những nội dung quan trọng mà ứng viên thể hiện trong buổi phỏng vấn như trình độ, học vấn, năng lực, kinh nghiệm, thái độ, mức độ phù hợp với công việc, dùng làm căn cứ để phân loại, lựa chọn các ứng viên phù hợp với vị trí tuyển dụng. 

Bảng đánh giá năng lực thường thể hiện các kỹ năng mà doanh nghiệp kỳ vọng ở ứng viên và câu hỏi tương ứng. Nhờ có phiếu đánh giá ứng viên, HR có thể chuyển thông tin cho quản lý cấp cao hơn và lưu trữ dữ liệu cho các vòng đánh giá tiếp theo. 

2. Khung nội dung của bảng đánh giá ứng viên phỏng vấn

Bảng đánh giá ứng viên phỏng vấn là công cụ không thể thiếu giúp nhà tuyển dụng đánh giá chính xác năng lực của ứng viên. Việc xây dựng phiếu đánh giá đúng cách không chỉ nâng cao hiệu quả của cuộc phỏng vấn mà còn cung cấp một bộ khung tổng thể để đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên với doanh nghiệp. Nội dung chính của phiếu đánh giả phỏng vấn gồm:

  • Thông tin về ứng viên và vị trí công việc: Thông tin cá nhân của ứng viên, vị trí tuyển dụng, bộ phận liên quan, ngày và người phỏng vấn cùng một số thông tin khác.
  • Các câu hỏi đánh giá kỹ năng, trình độ và kinh nghiệm: Đưa ra các câu hỏi chi tiết để đánh giá về kỹ năng chuyên môn, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, khả năng giải quyết vấn đề, làm việc nhóm và quản lý thời gian…
  • Các câu hỏi đánh giá thái độ, phẩm chất đạo đức: Bao gồm các câu hỏi liên quan đến đạo đức, tính trung thực, thái độ với công việc, sự tôn trọng với tổ chức, đồng nghiệp và khả năng làm việc trong môi trường đa dạng.
  • Đánh giá tổng thể: Cân nhắc về mức độ phù hợp của ứng viên với công việc, đánh giá sự thích ứng trong môi trường làm việc, cũng như tiềm năng phát triển trong tương lai.
  • Tổng kết và đưa ra quyết định: Tổng kết ngắn gọn và quyết định cuối cùng về việc chấp nhận hoặc từ chối ứng viên.
mẫu đánh giá phỏng vấn ứng viên
Phiếu đánh giá phỏng vấn ứng viên cần có đủ các hạng mục thông tin

3. Cách xây dựng bảng đánh giá ứng viên phỏng vấn

Để xây dựng một bảng đánh giá có tính ứng dụng cao, có thể linh hoạt cho nhiều vị trí, bạn có thể tham khảo các bước sau:

Bước 1: Xác định các tiêu chí đánh giá

Liệt kê các tiêu chí đánh giá dựa trên yêu cầu công việc và khía cạnh kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực của ứng viên sao cho phù hợp với vị trí tuyển dụng. Các tiêu chí này cần được cân nhắc kỹ lương, bao gồm kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm, đạo đức nghề nghiệp, sự đóng góp cho công ty, khả năng làm việc nhóm, khả năng làm việc độc lập và khả năng giải quyết vấn đề.

Bước 2: Soạn thảo câu hỏi phỏng vấn

Với mỗi tiêu chí hoặc nhóm tiêu chí, bạn đặt ra những câu hỏi tương ứng. Lưu ý rằng các câu hỏi này cần liên quan trực tiếp đến tiêu chí, cho ứng viên thấy rõ họ cần trả lời, đưa ra ví dụ hoặc chứng minh như thế nào.

Bước 3: Xác định cách đánh giá

Xác định hội đồng tuyển dụng hoặc người phỏng vấn sẽ dùng cách đánh giá dựa trên hệ thống hoặc thang điểm như thế nào.

Bước 4: Xác định trọng số

Tùy vào vị trí công việc, trọng số có thể là các yếu tố khác nhau. Ví dụ có vị trí ưu tiên kiến thức chuyên môn hơn, có vị trí ưu tiên kinh nghiệm hơn hoặc kỹ năng mềm hơn. Từ đó ban phỏng vấn sẽ đặt trọng số cho các yếu tố quan trọng cao hơn.

Bước 5: Tổng kết

Thông tin từ tất cả các phiếu đánh giá được tổng hợp lại để đưa ra số điểm cuối cùng. Căn cứ vào điểm số và các nhận xét đã lưu lại, hội đồng phỏng vấn sẽ so sánh các ứng viên, đưa ra quyết định tuyển dụng hoặc không tuyển dụng.

4. Các mẫu bảng đánh giá ứng viên phỏng vấn

4.1 Mẫu bảng đánh giá năng lực ứng viên 

"Mẫu

4.2 Mẫu phiếu đánh giá ứng viên theo nhóm vị trí 

Mẫu đánh giá ứng viên phỏng vấn theo nhóm vị trí tuyển dụng
Mẫu đánh giá ứng viên phỏng vấn theo nhóm vị trí

5.3 Mẫu bảng đánh giá năng lực ứng viên phỏng vấn

Mẫu phiếu đánh giá năng lực ứng viên phỏng vấn
Mẫu phiếu đánh giá năng lực ứng viên phỏng vấn

5.4 Mẫu phiếu đánh giá hiệu quả tuyển dụng cho quản lý

Mẫu đánh giá hiệu quả tuyển dụng cho quản lý
Mẫu đánh giá hiệu quả tuyển dụng cho quản lý

5.5 Mẫu đánh giá ứng viên phỏng vấn cấp quản lý

Mẫu đánh giá năng lực ứng viên cấp quản lý
Mẫu phiếu đánh giá năng lực ứng viên cấp quản lý

5.6. Mẫu phiếu đánh giá ứng viên phỏng vấn 

Mẫu phiếu đánh giá ứng viên phỏng vấn
Mẫu phiếu đánh giá ứng viên phỏng vấn


4. Ưu nhược điểm của mẫu bảng đánh giá ứng viên phỏng vấn

4.1 Ưu điểm

  • Phỏng vấn tập trung: Do nội dung bảng phỏng vấn được chuẩn bị sẵn từ trước, HR cũng như người tham gia phỏng vấn chỉ cần bám sát nội dung có trên bảng đánh giá để khai thác ở ứng viên. Do đó người phỏng vẫn cũng không phải ứng biến quá nhiều, tránh tình trạng hỏi lan man, câu hỏi không đúng trọng tâm.
  • Tạo sự chuyên nghiệp: Việc xây dựng các bảng đánh giá ứng viên sẽ tạo nên sự khoa học, sự nhất quán, chuyên nghiệp. Tiêu chí rõ ràng trong bảng giúp Hội đồng tuyển dụng chọn lọc ứng viên dễ dàng hơn.
  • Tăng độ chính xác: Mọi thông tin trong cuộc trao đổi giữa nhà tuyển dụng và ứng viên được ghi chép xuyên suốt quá trình phỏng vấn. Việc này đảm bảo các nội dung chính xác và không có thông tin nào về ứng viên bị bỏ lỡ.
  • Thể hiện tính công bằng: Đánh giá bằng biểu mẫu được sử dụng để phỏng vấn tất cả ứng viên. Tiêu chí rõ ràng cũng giúp việc đánh giá tất cả các ứng viên một cách công bằng, minh bạch.

4.2 Nhược điểm

  • Cần đầu tư thời gian và công sức: Bộ phận HR sẽ khá vất vả để xây dựng biểu mẫu khai thác ứng viên. Đặc biệt với trường hợp cần tuyển dụng gấp và số lượng lớn.
  • Thiếu linh hoạt: Một số trường hợp cần khai thác ứng viên theo nhiều khía cạnh khác nhau. Nếu chỉ áp dụng và khai thác trong biểu mẫu vô tình tạo ra sự cứng nhắc.
  • Có thể giảm sự tương tác: Nếu người phỏng vấn quá tập trung vào bộ câu hỏi và ghi chép sẽ khó quan sát được thái độ, cử chỉ của ứng viên, dẫn đến đánh giá không đầy đủ.

6. Vai trò của phiếu đánh giá ứng viên phỏng vấn 

Mẫu phiếu đánh giá ứng viên giúp HR và cấp quản lý phát hiện ra những ưu điểm và nhược điểm của hệ thống tuyển dụng. Hơn nữa, phiếu đánh giá ứng viên giúp kiểm tra không chỉ năng lực của ứng viên mà còn giúp đánh giá năng lực của người phỏng vấn thông qua những thông tin ghi trong phiếu. Dưới đây là những lợi ích chính mà phiếu đánh giá đem lại:

6.1 Cải tiến quy trình tuyển dụng của doanh nghiệp

Mỗi phiếu đánh giá ứng viên sẽ ghi nhận một ý kiến và góc nhìn của một người phỏng vấn. Việc tổng hợp những ý kiến trên giúp ban lãnh đạo có cơ sở đưa ra quyết định tuyển dụng chính xác hơn. Điều đặc biệt quan trọng khi cân nhắc vị trí cấp cao.

Việc xin ý kiến thường xuyên của các cấp quản lý về chất lượng ứng viên cũng giúp HR xây dựng quy trình tuyển dụng tốt hơn. Thông qua những góp ý, doanh nghiệp có thể biết được những lỗ hổng trong việc thu thập thông tin. Ngoài ra, để tối ưu công tác đánh giá ứng viên, doanh nghiệp nên số hóa dữ liệu và thông tin tuyển dụng bằng phần mềm thay vì dùng giấy tờ bản cứng.

6.2 Tuyển dụng được nhiều nhân sự chất lượng cao hơn

Việc thực hiện các bảng đánh giá ứng viên giúp quản lý và HR có cái nhìn khách quan về cả hệ thống tuyển dụng của công ty để đưa ra những phương án cải thiện hiệu quả. Ví dụ: HR vẫn chưa thể đưa ra quyết định lựa chọn ứng viên và đề xuất thêm một vòng phỏng vấn khác để đảm bảo tuyển đúng người và đúng yêu cầu.

Tại một số doanh nghiệp, quá trình phỏng vấn được lưu trữ lại dưới dạng phim. Sau đó dữ liệu được đối chiếu với phiếu đánh giá ứng viên. Điều này cũng giúp tăng mức độ chính xác khi lựa chọn nhân tài, đồng thời đảm bảo tính khách quan của bảng đánh giá năng lực ứng viên.

>>> Xem thêm: Top 20 website đăng tin tuyển dụng miễn phí

6.3 Củng cố thương hiệu tuyển dụng

Sử dụng mẫu phiếu đánh giá năng lực ứng viên sẽ hỗ trợ HR giao tiếp chuyên nghiệp hơn với ứng viên. HR cũng chính là người đầu tiên tiếp xúc với ứng viên của doanh nghiệp. Do đó, với sự giúp đỡ của mẫu bảng đánh giá ứng viên, HR có thể tự tin trong việc tổ chức và phỏng vấn hơn.

Bên cạnh đó, với những thông tin được lưu trữ trong bảng đánh giá ứng viên phỏng vấn, HR có thể phản hồi lại với những ứng viên chưa đủ điều kiện. Bằng cách này, thương hiệu tuyển dụng sẽ được nâng cao, chuyên nghiệp hơn và thân thiện hơn.

7. Đánh giá ứng viên hiệu quả hơn với AMIS Tuyển Dụng

Bảng đánh giá năng lực ứng viên trên giấy đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp khi sử dụng. Tuy nhiên HR có thể tổng hợp thông tin ứng viên thiếu chính xác, nhầm sang ứng viên khác và báo cáo không đầy đủ. Điều này gây tốn thời gian của HR và khó kiểm soát thông tin hơn. Để giúp HR tối ưu thời gian làm việc và tổng hợp phiếu đánh giá ứng viên nhanh chóng, AMIS Tuyển Dụng chính là một lựa chọn hàng đầu.

mẫu phiếu đánh giá ứng viên tuyển dụng
mẫu phiếu đánh giá ứng viên tuyển dụng trong phần mềm quản lý tuyển dụng

Thay thế bảng đánh giá ứng viên, AMIS Tuyển Dụng giúp lưu trữ nhanh chóng toàn bộ số liệu và nhận xét của người phỏng vấn về ứng viên. Đối với những ứng viên không đạt tiêu chuẩn, AMIS Tuyển dụng giúp lưu trữ thông tin lý do trượt. Đồng thời hiển thị thông tin này khi ứng viên ứng tuyển vào vị trí khác của công ty. Điều này giúp HR kiểm soát tốt đầu vào và nhanh chóng sàng lọc ứng viên hơn.

AMIS Tuyển dụng đưa đến bức tranh toàn cảnh và số liệu về quy trình tuyển dụng.

Dùng ngay miễn phí

8. Kết luận

Sử dụng phiếu đánh giá ứng viên giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả tuyển dụng, lựa chọn được đúng người vào đúng vị trí cần tuyển. Bởi vậy mỗi doanh nghiệp nên chú trọng xây dựng các biểu mẫu đánh giá tuyển dụng ngay từ đầu. Hy vọng những thông tin trên và các mẫu bảng đánh giá ứng viên phỏng vấn mà MISA AMIS HRM cung cấp sẽ giúp ích cho bạn.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 5 Trung bình: 5]
Ngọc Ánh
Tác giả
Chuyên gia phát triển nguồn nhân lực
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả