Thành viên hợp tác xã đóng vai trò quyết định trong sự thành công và phát triển của mô hình hợp tác xã. Theo Luật Hợp tác xã 2023, thành viên hợp tác xã có quyền và nghĩa vụ rõ ràng trong các hoạt động kinh tế, quản lý và phát triển hợp tác xã. Việc hiểu đúng quyền lợi và trách nhiệm của từng thành viên là điều kiện tiên quyết giúp hợp tác xã hoạt động hiệu quả và bền vững.
Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã, cùng với những điều kiện cần thiết để gia nhập hợp tác xã.
1. Các loại thành viên của hợp tác xã
Căn cứ tại các khoản 16, 17, 18 và 19 Điều 4 Luật Hợp tác xã 2023 , thành viên của hợp tác xã bao gồm thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn và thành viên liên kết không góp vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc thành viên của tổ hợp tác. Cụ thể:
Thành viên chính thức
Thành viên chính thức là cá nhân hoặc tổ chức tham gia hợp tác xã, có quyền biểu quyết, tham gia vào việc quản lý và hưởng lợi nhuận từ hoạt động của hợp tác xã. Đây là nhóm thành viên đóng góp vốn, lao động, hoặc cả hai, và có quyền tham gia vào các quyết định quan trọng của hợp tác xã.
Thành viên chính chức bao gồm:
- Thành viên góp vốn và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Thành viên góp vốn và góp sức lao động vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Thành viên góp vốn, sử dụng sản phẩm, dịch vụ và góp sức lao động vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Thành viên liên kết góp vốn
Thành viên liên kết góp vốn là cá nhân hoặc tổ chức chỉ góp vốn, không sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và không góp sức lao động vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Thành viên liên kết không góp vốn
Thành viên liên kết không góp vốn là những cá nhân hoặc tổ chức tham gia hợp tác xã nhưng không tham gia góp vốn điều lệ. Họ có thể tham gia hoạt động của hợp tác xã như sử dụng dịch vụ, góp công sức lao động, hoặc các hình thức khác nhưng không có quyền biểu quyết trong các cuộc họp hoặc Đại hội thành viên.
Thành viên liên kết không góp vốn bao gồm:
- Thành viên không góp vốn, chỉ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Thành viên không góp vốn, chỉ góp sức lao động vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Thành viên không góp vốn, chỉ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và góp sức lao động vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Xem thêm: Hợp tác xã là gì? Vai trò và đặc điểm của hợp tác xã
2. Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã
2.1 Quyền của thành viên chính thức
Theo Điều 31, Luật Hợp tác xã 2023, thành viên chính thức có quyền tham gia vào các quyết định quan trọng của hợp tác xã. Cụ thể, các quyền lợi của thành viên bao gồm:
- Được hợp tác xã cung ứng sản phẩm, dịch vụ, việc làm: Thành viên chính thức có quyền sử dụng các dịch vụ mà hợp tác xã cung cấp, bao gồm sản phẩm, dịch vụ sản xuất, tiêu thụ, việc làm, nhằm phục vụ nhu cầu của bản thân và gia đình.
- Được phân phối thu nhập theo quy định của Luật này và Điều lệ: Thành viên chính thức sẽ nhận phần lợi nhuận từ hợp tác xã, dựa trên mức độ tham gia, vốn góp, hoặc công sức lao động của mình, theo quy định trong Điều lệ hợp tác xã.
- Được hưởng phúc lợi của hợp tác xã: Hợp tác xã có thể cung cấp các phúc lợi cho thành viên, bao gồm bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ xã hội, hoặc các chương trình phúc lợi khác do hợp tác xã tổ chức.
- Được tham dự hoặc bầu đại biểu tham dự Đại hội thành viên: Thành viên chính thức có quyền tham gia Đại hội thành viên của hợp tác xã, nơi các quyết định quan trọng sẽ được thông qua.
- Được biểu quyết nội dung thuộc thẩm quyền của Đại hội thành viên: Mỗi thành viên có một phiếu bầu trong các cuộc họp Đại hội thành viên, dù họ có góp vốn ít hay nhiều, đảm bảo tính dân chủ trong quyết định.
- Ứng cử, đề cử thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), thành viên Ban kiểm soát: Thành viên có quyền tham gia vào quá trình bầu cử các chức danh quản lý của hợp tác xã, từ Hội đồng quản trị cho đến các vị trí khác.
- Kiến nghị, yêu cầu giải trình về hoạt động của hợp tác xã: Thành viên có quyền yêu cầu các cơ quan quản lý hợp tác xã giải trình về các hoạt động, báo cáo tài chính hoặc vấn đề khác có liên quan.
- Yêu cầu triệu tập Đại hội thành viên bất thường: Thành viên có quyền yêu cầu triệu tập Đại hội thành viên bất thường nếu thấy cần thiết, đảm bảo quyền lợi của mình và cộng đồng.
- Được cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của hợp tác xã: Thành viên có quyền nhận các báo cáo tài chính, thông tin hoạt động và chiến lược của hợp tác xã để đưa ra quyết định đúng đắn.
- Ra khỏi hợp tác xã theo quy định của Luật này và Điều lệ: Thành viên có quyền tự nguyện ra khỏi hợp tác xã khi không còn nhu cầu tham gia, theo quy định trong Điều lệ hợp tác xã.
- Được trả lại một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp: Khi ra khỏi hợp tác xã, thành viên có quyền yêu cầu trả lại vốn góp của mình, phù hợp với Điều lệ và quy định của pháp luật.
- Được nhận phần giá trị tài sản còn lại của hợp tác xã: Khi hợp tác xã giải thể, thành viên có quyền nhận phần tài sản còn lại, sau khi thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính.
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật: Thành viên có quyền khiếu nại về các quyết định của hợp tác xã hoặc khởi kiện nếu quyền lợi bị xâm phạm.
- Quyền khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ: Thành viên còn có quyền thực hiện các quyền khác như được ghi trong Điều lệ hoặc các quy định pháp lý của Nhà nước.
2.2. Quyền của thành viên liên kết góp vốn
Theo Khoản 2, Điều 31, thành viên liên kết góp vốn có quyền tương tự như thành viên chính thức nhưng với hạn chế quyền biểu quyết. Cụ thể:
- Được phân phối thu nhập theo quy định của Luật này và Điều lệ;
- Được hưởng phúc lợi của hợp tác xã;
- Kiến nghị, yêu cầu Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên giải trình về hoạt động của hợp tác xã
- Được cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của hợp tác xã; được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ phục vụ hoạt động của hợp tác xã;
- Ra khỏi hợp tác xã theo quy định của Luật này và Điều lệ;
- Được trả lại một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp theo quy định của Luật này và Điều lệ;
- Được nhận phần giá trị tài sản còn lại của hợp tác xã theo quy định của Luật này và Điều lệ
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật
- Quyền khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ
- Tham gia và phát biểu tại Đại hội thành viên khi được mời, nhưng không có quyền biểu quyết.
2.3. Quyền của thành viên liên kết không góp vốn
Theo Khoản 3, Điều 31, thành viên liên kết không góp vốn có quyền lợi ít hơn so với thành viên chính thức và thành viên liên kết góp vốn, bao gồm:
- Được cung cấp sản phẩm, dịch vụ hợp tác xã.
- Được hưởng phúc lợi của hợp tác xã
- Được cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của hợp tác xã; được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ phục vụ hoạt động của hợp tác xã
- Ra khỏi hợp tác xã theo quy định của Luật này và Điều lệ
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật
- Quyền khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ
- Tham gia và phát biểu tại Đại hội thành viên, nhưng không có quyền biểu quyết.
2.4. Nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã
Nghĩa vụ của thành viên chính thức:
- Góp đủ, đúng thời hạn phần vốn góp đã cam kết: Thành viên chính thức phải đảm bảo góp đủ số vốn theo cam kết của mình để duy trì hoạt động của hợp tác xã.
- Sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã đã đăng ký hoặc góp sức lao động:Thành viên phải tham gia vào hoạt động sản xuất hoặc sử dụng dịch vụ hợp tác xã.
- Chịu trách nhiệm về các khoản nợ: Thành viên chịu trách nhiệm tài chính trong phạm vi vốn góp của mình nếu hợp tác xã gặp khó khăn tài chính.
- Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho hợp tác xã: Thành viên phải bồi thường cho hợp tác xã nếu gây thiệt hại hoặc vi phạm quy định.
- Tuân thủ tôn chỉ, mục đích, Điều lệ và quy chế: Thành viên phải tuân thủ các quyết định được Đại hội thành viên thông qua.
- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ.
Nghĩa vụ của thành viên liên kết góp vốn:
- Góp đủ, đúng thời hạn phần vốn góp đã cam kết: Thành viên chính thức phải đảm bảo góp đủ số vốn theo cam kết của mình để duy trì hoạt động của hợp tác xã.
- Chịu trách nhiệm về các khoản nợ: Thành viên chịu trách nhiệm tài chính trong phạm vi vốn góp của mình nếu hợp tác xã gặp khó khăn tài chính.
- Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho hợp tác xã: Thành viên phải bồi thường cho hợp tác xã nếu gây thiệt hại hoặc vi phạm quy định.
- Tuân thủ tôn chỉ, mục đích, Điều lệ và quy chế: Thành viên phải tuân thủ các quyết định được Đại hội thành viên thông qua.
- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ
Nghĩa vụ của thành viên liên kết không góp vốn:
- Nộp phí thành viên: Thành viên không góp vốn phải nộp phí thành viên theo quy định của Điều lệ.
- Tuân thủ nghĩa vụ: Thực hiện nghĩa vụ giống như thành viên chính thức trừ các quyền biểu quyết.
3. Điều kiện trở thành thành viên hợp tác xã
Theo Điều 30, Luật Hợp tác xã 2023, các thành viên hợp tác xã phải đáp ứng những điều kiện cụ thể sau đây:
3.1. Thành viên chính thức và thành viên liên kết góp vốn
Các cá nhân và tổ chức sau đây có quyền trở thành thành viên chính thức hoặc thành viên liên kết góp vốn của hợp tác xã:
- Cá nhân là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư tại Việt Nam.
- Hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân thành lập, hoạt động tại Việt Nam. Các thành viên trong tổ chức này phải cử một người đại diện theo quy định của Bộ luật Dân sự để thực hiện quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã.
- Pháp nhân Việt Nam, có năng lực pháp lý đầy đủ để tham gia hợp tác xã.
3.2. Thành viên liên kết không góp vốn
Các cá nhân và tổ chức sau đây có thể trở thành thành viên liên kết không góp vốn của hợp tác xã:
- Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Cá nhân là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, không có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; khi tham gia các giao dịch dân sự, lao động thì phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật;
- Hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức không có tư cách pháp nhân thành lập và hoạt động tại Việt Nam. Các thành viên của tổ chức này phải cử một người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã.
- Pháp nhân Việt Nam có tư cách pháp lý đầy đủ.
3.3. Điều kiện gia nhập hợp tác xã
Cá nhân và tổ chức muốn gia nhập hợp tác xã phải nộp đơn tự nguyện gia nhập hợp tác xã. và đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật Hợp tác xã 2023 và Điều lệ của hợp tác xã.
Thành viên của hợp tác xã có thể đồng thời là thành viên của nhiều hợp tác xã khác nhau, trừ khi Điều lệ hợp tác xã có quy định khác.
Các cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài khi muốn gia nhập hợp tác xã phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư.
- Điều kiện bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Hợp tác xã có thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan
Tổng số thành viên chính thức là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 35% tổng số thành viên chính thức của hợp tác xã.
4 . Chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã
Theo Điều 33, Luật Hợp tác xã 2023, tư cách thành viên chính thức có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau:
a) Thành viên là cá nhân đã chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
b) Thành viên là tổ chức chấm dứt tồn tại, giải thể, phá sản
c) Hợp tác xã chấm dứt tồn tại, giải thể, phá sản
d) Thành viên tự nguyện ra khỏi hợp tác xã
đ) Thành viên bị khai trừ theo quy định của Điều lệ
e) Thành viên không sử dụng sản phẩm, dịch vụ hoặc không góp sức lao động trong thời gian liên tục theo quy định của Điều lệ
g) Tại thời điểm cam kết góp đủ vốn, thành viên không thực hiện góp vốn hoặc góp vốn thấp hơn vốn góp tối thiểu quy định trong Điều lệ
Các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên liên kết góp vốn, bao gồm các trường hợp được quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và g của phần thành viên chính thức, đã được nêu ở trên.
Các thành viên liên kết không góp vốn sẽ mất tư cách thành viên trong các trường hợp sau:
- Các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e của phần thành viên chính thức đã được nêu ở trên.
- Không nộp phí thành viên theo quy định của Điều lệ
Thẩm quyền quyết định chấm dứt tư cách thành viên, giải quyết quyền, nghĩa vụ đối với thành viên trong trường hợp chấm dứt tư cách thành viên thực hiện theo quy định của Luật Hợp tác xã 2023 và Điều lệ hợp tác xã.
Kết luận
Thành viên hợp tác xã là yếu tố quyết định sự thành công của hợp tác xã, giúp đảm bảo tính bền vững và hiệu quả trong mọi hoạt động. Việc hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của thành viên sẽ tạo ra sự gắn kết chặt chẽ và thúc đẩy hoạt động của hợp tác xã.
Để hỗ trợ công tác quản lý tài chính – kế toán một cách hiệu quả, phần mềm kế toán hợp tác xã MISA AMIS là giải pháp đáng tin cậy, phù hợp với đặc thù quản lý của các hợp tác xã hiện nay.
Một số tính năng nổi bật của phần mềm kế toán online MISA AMIS hợp tác xã bao gồm:
- Quản lý thu – chi, công nợ, sổ quỹ và sổ tiền gửi ngân hàng chính xác, minh bạch.
- Tự động hạch toán doanh thu, chi phí, lãi/lỗ của từng thành viên theo tỷ lệ góp vốn.
- Theo dõi chi tiết công nợ phải thu, phải trả theo đối tượng và thời hạn.
- Lập báo cáo tài chính, báo cáo theo Thông tư 24 một cách nhanh chóng, chính xác.
- Kết nối và chia sẻ dữ liệu dễ dàng giữa ban quản trị hợp tác xã với cơ quan thuế.
Đăng ký tư vấn và Trải nghiệm ngay