Nhìn chung, thị trường Việt Nam cần một nguồn lực lao động hiệu quả để đáp ứng tốt nhu cầu tăng trường của toàn thị trường. Do vậy, hãy cùng MISA AMIS HRM tìm hiểu thêm về xu hướng và thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam năm 2021.
TẢI MIỄN PHÍ DASBOARD NHÂN SỰ – ĐIỀN SỐ TỰ ĐỘNG NHẢY
1. Dân số vàng là gì?
Đây là trạng thái miêu tả giai đoạn của một đất nước có tỷ lệ dân số vàng, với tỷ lệ trẻ em từ 0 đến 14 tuổi thấp hơn 30%, và người cao tuổi (trên 65) thấp hơn 15%, qua đó tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động lớn hơn. Kể từ năm 2007, đất nước Việt Nam đã bước vào thời kỳ dân số vàng, và đây cũng là thời kỳ nền kinh tế Việt Nam có những đột biến về tăng trưởng tốt nhất với lượng nhân sự hùng hậu.
Hiện nay, nhà nước Việt Nam cũng đã và đang bắt đầu bước vào quá trình thúc đẩy sinh sản để tránh rơi vào trạng thái dân số già trong khoảng 1 thập kỷ sắp tới. Tuy nhiên, ‘kỷ nguyên vàng của dân số Việt Nam’ vẫn chưa trôi qua.
Do vậy, để đáp ứng được vấn đề thiếu sót nguồn lao động, theo đề án của Chính phủ, đến năm 2022 sẽ có khoảng từ 30-40% tỉ lệ học sinh tham gia học nghề. (Theo một báo cáo năm 2019). Qua đó có thể thấy, nguồn nhân lực tại Việt Nam chính là tiềm năng để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng tốt hơn.
Tính tới thời điểm hiện tại năm 2021, sau sự khủng hoảng trầm trọng do dịch bệnh COVID-19 gây nên, nền kinh tế Việt Nam đã rơi vào suy thoái kể từ đầu năm 2020 đến giữa năm 2021 khiến lượng lớn nhân sự thất nghiệp, đặc biệt với nhóm nhân sự trong ngành Dịch vụ, thương mại.
Tuy nhiên, nếu đặt Việt Nam lên bài cân và so sánh với các diễn biến khá trên thế giới, Việt Nam lại có khả năng phục hồi đáng kể. GDP tăng 2,9% vào năm 2020. Đây là một trong số ít quốc gia trên thế giới làm được điều này, nhưng cuộc khủng hoảng cũng để lại tác động lâu dài đối với các hộ gia đình, với 45% hộ gia đình báo cáo thu nhập hộ gia đình vào tháng 1 năm 2021 thấp hơn so với tháng 1 năm 2020.
Nền kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng 6,6% vào năm 2021 nhờ kiểm soát thành công bệnh nhiễm trùng COVID-19, hiệu quả hoạt động mạnh mẽ nhờ sản xuất hướng tới xuất khẩu và sự phục hồi mạnh mẽ của nhu cầu trong nước.
Ngoài ra, Việt Nam đang trải qua sự thay đổi nhanh chóng về nhân khẩu học và xã hội. Dân số của nó đạt 96,5 triệu vào năm 2019 (tăng từ khoảng 60 triệu năm 1986) và dự kiến sẽ tăng lên 120 triệu vào năm 2050. Theo Báo cáo điều tra dân số năm 2019, 55,5% dân số dưới 35 tuổi, có tuổi thọ tuổi thọ 76 tuổi, cao nhất so với các nước trong khu vực ở mức thu nhập tương đương. Nhưng dân số đang già đi nhanh chóng. Và tầng lớp trung lưu mới nổi của Việt Nam, hiện chiếm 13% dân số, dự kiến sẽ đạt 26% vào năm 2026.
Chỉ số vốn con người của Việt Nam (HCI) là 0,69, có nghĩa là một đứa trẻ sinh ra ở Việt Nam ngày nay sẽ có năng suất lao động 69% khi lớn lên nếu được hưởng nền giáo dục hoàn chỉnh và sức khỏe đầy đủ. Đây là mức cao hơn mức trung bình của khu vực Đông Á – Thái Bình Dương và các nước có thu nhập trung bình thấp hơn.
Từ năm 2010 đến năm 2020, giá trị HCI của Việt Nam tăng từ 0,66 lên 0,69, nhưng có một số chênh lệch trong nước, đặc biệt là đối với các dân tộc thiểu số. Hơn thế nữa, các nhà quản lý nên nâng cấp các kỹ năng của lực lượng lao động để tạo ra các công việc hiệu quả ở quy mô lớn trong tương lai.
Hơn thế nữa, với phong trào chuyển đổi số 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ hỗ trợ đẩy lùi sự ảnh hưởng của COVID, và bổ trợ thêm vào sức lao động của con người. Qua đó, sự có mặt của hàng loạt các loại Robot và các ứng dụng hỗ trợ hoạt động làm việc từ xa, online để đảm bảo an toàn sức khỏe cộng đồng, nhưng vẫn có thể đáp ứng ở hiệu quả công việc.
2. 06 xu hướng nguồn lực Việt Nam trong giai đoạn 2020-2021
Tự động hoá và trí tuệ nhân tạo dần trở thành một phần không thể thiếu với bộ phận nhân sự nói riêng và toàn doanh nghiệp nói chung: Đây vốn là một dịch chuyển không thể tránh trong bối cảnh phải làm việc từ xa hiện nay, qua đó bộ phận quản trị nguồn lực sẽ sử dụng máy móc hoàn toàn để thực hiện các nghiệp vụ tay chân, nhằm tối ưu hiệu quả làm việc.
Đề cao lợi ích của người lao động, với tình trạng lực lượng lao động có chuyên môn cao ngày càng khan hiếm, do vậy cần quan tâm tốt hơn tới lợi ích của người lao động để đảm bảo cung cấp đầy đủ các chế độ và quyền lợi cần có, qua đó giữ chân người lao động lâu hơn.
Chăm sóc tốt với sức khỏe, tinh thần của nhân viên để thúc đẩy khả năng làm việc hiệu quả, đi kèm với hàng loạt các quyền lợi và lợi ích về sức khỏe y tế, chính là chính sách đãi ngộ tốt nhất dành cho nhân viên.
Chatbot, ứng dụng trí tuệ thông minh thân thiện với người dùng: có thể thấy đây là 1 trong những nghiệp vụ đã thay đổi và tiết kiệm được rất nhiều thời gian, qua đó cực kỳ thân thiện với người dùng, chắc chắn sẽ là xu hướng mới trong năm 2021 sắp tới. Chatbot có thể được tối ưu và sử dụng nhiều cách trong các mảng nghiệp vụ quản lý nguồn lực, và tiết kiệm được rất nhiều chi phí đầu tư và hỗ trợ nhân viên không phải làm những công việc tay chân.
Khi sử dụng đúng cách, chatbot có thể kết hợp với các phần mềm khác như Marketing, Bán hàng để đảm bảo hiệu quả sử dụng.
Công cụ làm việc hỗ trợ tăng tính hiệu quả lao động, chính là những nền tảng quản trị online để tối ưu hóa nghiệp vụ của người dùng, có thể kể đến các phần mềm open-source như: Trello, WhatsApp, Slack, Microsoft Team.
Quản lý dữ liệu thông tin nhân sự để tối hiệu quả và năng suất làm việc của nhân sự dựa trên profile có sẵn của nhân viên, qua đó, doanh nghiệp sẽ biết được lý do và các trường hợp chuyển việc, nghỉ việc, qua đó giải quyết tận gốc vấn đề, nâng cao thái độ công việc và chất lượng làm việc của nhân viên.
Xây dựng văn hoá và sự liên kết chặt chẽ giữa đồng nghiệp và nhân viên, qua đó để đảm bảo sự thoải mái tại nơi làm việc. Ngoài ra, thế hệ nhân sự trẻ hiện nay đều có xu hướng cực kỳ quan tâm đến văn hoá và môi trường làm việc, thay vì chỉ chú trọng đến đồng lương và thu nhập trước đó.
Nền kinh tế tự do, nhóm doanh nghiệp khởi nghiệp còn trụ vững dần đi vào giai đoạn quá trình kinh doanh được vận hành hiệu quả. Qua đó có thể thấy rằng, nhóm nhân sự này phát triển rất nhanh, và trở thành công việc chính của họ thay vì công việc bàn giấy.
Ngoài ra, nhân sự cũng trở nên năng động với nhiều dự án parttime hơn, thay vì chỉ tập trung vào công việc tại công ty. Do vậy, làm thế nào để đảm bảo rằng nhân sự cam kết dài hạn với công ty chính là 1 trong những thử thách mà các chủ doanh nghiệp đang phải đối mặt.
Ưu tiên tuyển dụng lượng nhân sự ngoài thay vì nhân sự làm việc full time, giúp giảm thiểu chi phí, tiết kiệm thời gian, công sức, cùng với sự hỗ trợ của các nền tảng thông minh. Ngoài ra, đây cũng chính là cách để tối giản các quy trình nhân sự, công tác quản lý nhân sự được thực hiện hợp lý, cho phép đội ngũ tập trung hơn vào chuyên môn, và không mất quá nhiều thời gian thực hiện thủ tục hành chính.
Do tính chất nhân sự có nhiều thay đổi, nên xu hướng làm việc từ xa cũng dần trở nên phổ biến hơn. Có thể thấy từ năm 2005, thì có thể tăng tới 140% và dự kiến tới năm 2025 còn tăng hơn rất nhiều so với lượng nhân viên làm việc tại công ty.
Nghiệp vụ quản trị nhân sự online dần trở nên phổ biến hơn, bởi, sự gia tăng về việc tìm kiếm trên Internet sẽ dần tăng cao, do vậy nhà tuyển dụng cũng cần phải đầu tư về hình ảnh và tin tức để lôi cuốn sự chú ý, đặc biệt với bối cảnh doanh nghiệp cần lượng lớn nhân sự, nhất là với bối cảnh hậu COVID-19.
3. Ưu điểm của nguồn nhân lực tại Việt Nam
Tuổi trẻ chính là lợi thế của nguồn nhân lực tại Việt Nam, nhất là khi Việt Nam vẫn chưa bước qua thời điểm Dân số vàng. Bởi, nhóm nhân lực trẻ có khả năng học tập rất tốt, đã và đang trải qua rất nhiều chương trình đào tạo cơ bản, với khả năng chuyên môn tốt, với tư duy nhanh nhạy, tư duy chịu khó và chịu khổ.
Hơn thế nữa, nguồn nhân lực Việt Nam còn có lợi thế về số lượng, đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp yêu cầu số lượng nhân sự lớn như công xưởng, nhà máy và các công ty lắp đặt sản xuất.
Ngoài ra, chương trình giáo dục 12 năm học có áp lực cực kỳ lớn chính là động lực để đội ngũ nhân sự trẻ tại Việt Nam với đầy đủ tư duy, tiềm lực rất lớn để phát triển trong thị trường thế giới.
4. Thách thức của nguồn nhân lực tại Việt Nam
Tuy nhiên, có thể thấy rằng, hiện nay đội ngũ nhân lực có chất lượng cao vẫn rất khan hiếm và khó có thể đáp ứng được với khối lượng công việc đang có hiện nay. Đó là bởi:
- Nhân sự dần trở nên mất kiên nhẫn, coi nhẹ giá trị sản phẩm & dịch vụ khi làm việc.
- Khả năng học hỏi chưa thực sự tốt với tư duy khá bảo thủ với một số vị trí nhất định.
- Tư tưởng ‘lười làm chăm chơi’ thấm nhuần do cuộc sống hiện đại phát triển quá nhanh.
- Gia đình có điều kiện, khiến nhóm nhân sự trẻ mới tốt nghiệp có tư tưởng ỉ lại, chây ỳ và không muốn tiến bộ.
- Mất định hướng công việc, bị tụt hậu so với thị trường do không biết điểm mạnh, điểm yếu và bản thân nên làm gì tiếp theo.
5. Nên làm gì để có đội ngũ nhân lực làm việc hiệu quả
Tận dụng nguồn nhân lực giỏi chính là làm sao để lựa chọn tuyển dụng nhóm nhân sự có sự ổn định cao. Tuy nhiên để làm được điều này, người quản lý nhân sự cần có một chiến lược quản lý nhân sự hiệu quả, qua đó hỗ trợ công ty tiết kiệm thời gian và ngân sách tuyển dụng, đồng thời giữ chân được nhân viên có trình độ chuyên môn cao.
Ngoài ra, người làm nhân sự cũng cần hiểu rõ về Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam được cập nhật hàng năm, qua đó có thể giám sát được sự biến đổi về nhân sự và thị trường, qua đó có định hướng và giải pháp thích ứng tốt nhất.
- Đào tạo liên tục để nâng cao chất lượng của đội ngũ nhân sự.
- Tuyển dụng đúng người vào đúng việc và đúng chuyên môn.
- Xây dựng chính sách đãi ngộ hợp lý, với mức lương thưởng và chế độ theo tiêu chuẩn phù hợp.
- Có chính sách thăng tiến và đề bạt theo hiệu quả công việc.
- Tăng cường tổ chức các buổi tập huấn, đào tạo kỹ năng cho ứng viên.
- Môi trường làm việc thân thiện, năng động, quan tâm đến đời sống của nhân viên.
6. Tổng kết
Thế hệ lao động mới tuy vẫn đang có rất nhiều thiếu sót, nhưng vẫn có rất nhiều tiềm năng để có thể phát triển tốt nếu có sự dẫn dắt cụ thể từ phía ban lãnh đạo và các nhà quản lý nhân sự. Do vậy, điều quan trọng để có thể có nguồn lực lao động hiệu quả chính là hiểu rõ về thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam, để đưa ra chiến lược nhân sự hợp bối cảnh với thị trường nhất.
Đặt lịch tư vấn cùng chuyên gia để hoạch định giải pháp phát triển nhân sự toàn diện.