Theo CLB các Giám đốc Sales & Marketing Việt Nam (CSMO Vietnam), marketing giáo dục từ lâu đã được đánh giá là hoạt động nhiều thách thức do tính chất đặc thù ngành.
Định kiến “hữu xạ tự nhiên hương” khiến các chiến lược marketing trong ngành giáo dục gặp vàn khó khăn so với các ngành khác. Các cơ sở giáo dục có danh tiếng tốt được cho rằng sẽ tự nhiên lan tỏa mà không cần đầu tư quá nhiều vào quảng bá hoặc marketing.
Tuy nhiên thực tế hiện nay đang dần phủ định quan niệm này. Các cơ sở giáo dục thành lập sau đang tạo được nhiều dấu ấn riêng trên bản đồ nhiệt marketing của ngành giáo dục.
Vậy cần làm gì để các cơ sở giáo dục mới phá kén, tạo đột phá, các cơ sở đã có tiếng tiếp tục duy trì “tiếng thơm”? Cùng MISA tìm hiểu nhanh qua bài viết về chủ đề marketing giáo dục hôm nay.
6 chiến lược marketing giáo dục “phá kén”
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số để thoát khỏi định kiến “hữu xạ tự nhiên hương”, các tổ chức cần chủ động triển khai các chiến lược marketing giáo dục hiệu quả, linh hoạt.
Tăng cường hiện diện trên các nền tảng mạng xã hội
Một hướng đi mới nhưng cũng đã có nhiều bên triển khai cho marketing giáo dục tại Việt Nam là tiếp cận tệp khách hàng gen Z thông qua các nền tảng mạng xã hội. Các nền tảng như Facebook, TikTok, Instagram, YouTube trở thành công cụ chính để tiếp cận học sinh/sinh viên.
Thống kê đến năm 2023 có khoảng 81% Gen Z sử dụng TikTok và tỉ lệ 14% người dùng tăng trưởng trong quý II/2024 đối với nền tảng Tiktok. Đây là cơ hội để các đơn vị giáo dục gia tăng hoạt động truyền thông, tận dụng viral content để tăng cường điểm chạm với khách hàng đồng thời giảm thiểu chi phí marketing.
Đại học Phenikaa là đơn vị đang có các hoạt động quảng bá trường và hoạt động học tập đa kênh trên mạng xã hội. Tận dụng Facebook, Tiktok đã giúp Phenika tiếp cận dễ dàng hơn với tệp khách hàng sinh viên của mình. Các kênh fanpage Facebook, Tiktok của trường cũng nhận được rất nhiều tương tác từ đông đảo sinh viên của trường.
Tương tự, Brand Camp – nền tảng học trực tuyến thuộc Brands Vietnam đã sử dụng Facebook, Tiktok, Threads, và Instagram,… để cung cấp cho khách hàng các thông tin hữu ích về ngành marketing cũng như truyền thông các thông điệp gần gũi với khách hàng.
KOL & Influencer marketing vẫn quan trọng nhưng cần khéo léo
Các cơ sở giáo dục có thể hợp tác với các nhân vật có ảnh hưởng để tạo sức lan tỏa cho thương hiệu. Những người có tầm ảnh hưởng sẽ giúp trường học xây dựng lòng tin và thu hút học sinh, sinh viên mới.
Nhưng người tiêu dùng ngày càng thông minh và chọn lọc, họ đã “đề phòng” hơn với các chiến dịch KOL hoặc influencer marketing. Vì vậy việc lựa chọn KOL hay influencer cho chiến dịch marketing trong giáo dục cần khéo léo, tránh gây phản ứng ngược không đáng có.
Ví dụ điển hình trong trường hợp này, trường mầm non Sakura Montessori đã hợp tác cùng gia đình bé Pamela để truyền thông về chất lượng học tập, xây dựng niềm tin cho cha mẹ đang có con trong độ tuổi học mẫu giáo.
Các nội dung Pamela review đa dạng từ không gian học tại trường, hoạt động ngoại khóa,… để các bậc phụ huynh dễ dàng tham khảo. Tuy nhiên, nhiều fan cứng và cha mẹ của nhiều bé khác cho rằng gia đình Pamela không nên công khai địa điểm học tập của con, tránh các tình huống xấu cho chính bé và cả các bạn khác.
Chú trọng nội dung chất lượng cao, tăng tính chia sẻ
Những nội dung có giá trị như blog hướng dẫn, bài viết chuyên môn, tài liệu học tập, hội thảo sẽ giúp các hoạt động marketing trong ngành giáo dục giải quyết nhu cầu của đối tượng mục tiêu.
Các bài viết chi tiết về các vấn đề giáo dục, hướng nghiệp, hoặc kỹ năng mềm cho học sinh và phụ huynh thường hữu ích và có giá trị thực tiễn mà không chỉ đơn thuần là thông tin quảng cáo. Cách tiếp cận chuyên môn sâu sẽ giúp tăng cường uy tín của tổ chức giáo dục.
Một dạng nội dung chất lượng cao được nhiều đơn vị đào tạo lựa chọn là tổ chức các buổi hội thảo trực tuyến. Các chủ đề nóng trong giáo dục như kỹ năng mềm, chọn ngành học, hoặc định hướng nghề nghiệp. Sau khi tham gia, người học có thể chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức đã học được với bạn bè.
Tiên phong tổ chức các sự kiện hướng nghiệp, cung cấp giá trị tích cực cho học sinh lớp 12 trong quá trình chọn ngành học có thể kể đến Đại học FPT.
Đại học FPT thường xuyên kết hợp với các trường cấp 3 tổ chức các chương trình Định hướng nghề nghiệp vào các tiết chào cờ đầu tuần. Các chương trình này giúp học sinh hiểu rõ về sở thích, năng lực bản thân, nhu cầu thị trường nhằm giúp học sinh đưa ra những quyết định sáng suốt khi chọn ngành học
Song song với đó, trên Fanpage trường cũng tổ chức các buổi trao đổi định hướng chuyên sâu một số ngành nghề cùng các chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm. Các bạn học sinh có thể đặt câu hỏi trực tiếp với các chuyên gia để làm rõ thông tin ngành nghề, nhu cầu lao động và những yêu cầu để đáp ứng công việc này.
Tạo dựng cộng đồng phát triển mạnh mẽ
Cộng đồng cựu sinh viên, học viên và các chương trình trao đổi, kết nối là một phần không thể thiếu trong chiến lược marketing giáo dục.
Những thành công của học viên, những câu chuyện trải nghiệm học tập có thể lan tỏa giá trị của cơ sở giáo dục mà không cần dựa vào quan niệm “tự nhiên được biết đến”. Các sự kiện trực tiếp, hoạt động ngoại khóa cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu qua việc kết nối và chia sẻ trải nghiệm.
Tiêu biểu về cộng đồng học sinh ôn thi THPT Quốc gia là Cộng đồng Tuyensinh247 trên Facebook, nơi kết nối hàng trăm nghìn học sinh ôn thi cấp 3. Học sinh có thể hỏi bài, xin đề thi, nhờ tư vấn…..và mọi thắc mắc, thông tin cần tư vấn sẽ được chính các bạn trong group và giảng viên trả lời các giáo viên và bạn học hỗ trợ
Bên cạnh đó, group còn thường xuyên share các kinh nghiệm hữu ích, tổ chức các cuộc thi, các sự kiện online giúp học sinh thêm hiểu biết, tăng cường gắn kết trong cộng đồng.
Martech là không thể thiếu
Sự kết hợp giữa công nghệ và marketing là chiến lược hiệu quả đối với mọi ngành nghề, không chỉ riêng giáo dục.
Các công cụ như SEO, quảng cáo trực tuyến (Google Ads, Facebook Ads), social media hay email marketing, marketing automation, AI,… giúp tiếp cận người học tiềm năng ở mọi nơi.
Chiến lược martech giúp theo dõi, phân tích hiệu quả các chiến dịch để liên tục tối ưu hóa. Nền tảng số cũng tạo ra nhiều cơ hội tương tác và cá nhân hóa trải nghiệm học tập, từ đó nâng cao tỷ lệ chuyển đổi.
Một trong các giải pháp martech được nhiều đơn vị giáo dục lựa chọn để marketing & remarketing tệp khách tiềm năng chính là email marketing automation. Với ưu điểm đơn giản, chi phí thấp, ít cạnh tranh, email marketing không chỉ giúp thông báo các chương trình ưu đãi mà còn cung cấp thông tin hữu ích, tăng cường tương tác và tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi một cách đáng kể.
MISA AMIS aiMarketing là một trong các công cụ email marketing automation được nhiều đơn vị giáo dục áp dụng nhiều nhất hiện nay. Phần mềm dễ dàng tạo luồng chăm sóc khách hàng tự động dựa trên thông tin liên lạc, hành vi, sở thích của liên hệ.
Từ đó giúp doanh nghiệp dễ dàng phân khúc khách hàng, nhóm những người cùng hành vi, từ đó xây dựng quá trình chăm sóc đến khi khách mua hàng
Định vị thương hiệu phải gắn với mục tiêu dài hạn
Khi thị trường giáo dục ngày càng mở rộng với sự xuất hiện của nhiều đơn vị mới, để tạo nên sự khác biệt, các chiến lược Marketing giáo dục cần tập trung vào yếu tố cốt lõi: chất lượng đào tạo vượt trội.
Về lâu dài, sự bền vững của thương hiệu không chỉ dựa trên các chiến dịch tiếp thị mạnh mẽ mà chủ yếu đến từ sự lan tỏa tự nhiên từ chính khách hàng. Khi học viên hài lòng và tự nguyện chia sẻ những trải nghiệm tích cực, thương hiệu sẽ có sức ảnh hưởng sâu rộng và phát triển mạnh mẽ hơn trên thị trường.
Xây dựng thương hiệu giáo dục bền vững đòi hỏi sự khác biệt trong chương trình đào tạo, sự tận tâm trong giảng dạy và nhiều yếu tố khác: môi trường học tập hiện đại, chương trình học tiên tiến, chứng chỉ/bằng cấp có giá trị, cùng các dịch vụ hỗ trợ học sinh.
Đây chính là những nền tảng cốt lõi giúp thương hiệu khẳng định vị thế và trở nên nổi bật trong tâm trí người học. Chiến lược Marketing giáo dục dài hạn này không chỉ thu hút học viên mà còn xây dựng sự uy tín và bền vững cho thương hiệu giáo dục.
Một số đơn vị lựa chọn chiến lược Marketing giáo dục độc đáo bằng việc tổ chức các cuộc thi để học sinh/sinh viên/phụ huynh chia sẻ và lan tỏa về trải nghiệm khi học tập tại trường….
Khi cộng đồng càng nhiều người hưởng ứng, thì thương hiệu sẽ càng nhiều người biết đến. Điều này giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu trong mắt khách hàng, nếu được làm liên tục sẽ tạo mức độ lan tỏa cực tốt trong cộng đồng
Marketing mix 8P & cách FPT University thành công.
Mỗi doanh nghiệp có các chiến lược Marketing nhằm “ghi dấu ấn” trong mắt khách hàng. Tuy nhiên, các chiến lược marketing thực tế thành công đều được xây dựng từ mô hình marketing mix truyền thống.
Bằng cách áp dụng mô hình 8P trong Marketing, các tổ chức giáo dục không chỉ thu hút và tối ưu hóa trải nghiệm học viên mà còn xây dựng được lòng trung thành, sự uy tín thương hiệu trong thị trường hiện nay.
Cùng tìm hiểu 8 yếu tố này là gì? Trường Đại học FPT đã ứng dụng từng bước trong mô hình 8P như thế nào?
Chất lượng đào tạo là yếu tố cõi lõi của các đơn vị giáo dục
Sản phẩm trong ngành giáo dục bao gồm các khóa học, chương trình đào tạo và và trải nghiệm học tập mà một cơ sở giáo dục cần cung cấp. Đây là yếu tố cốt lõi giúp thu hút học viên, ảnh hưởng đến sự thành công của chiến lược Marketing.
Có 5 yếu tố góp phần tạo nên sự thành công của 1 sản phẩm giáo dục, bao gồm:
Đại học FPT là trường đại học tư thục hàng đầu tại Việt Nam, thuộc Tập đoàn FPT, nổi bật với chương trình đào tạo chất lượng cao và môi trường học tập quốc tế.
Đại học FPT có hơn 20 ngành học đa dạng, tập trung vào các lĩnh vực CNTT, thiết kế đồ họa, ngôn ngữ, quản trị kinh doanh. Chương trình học được thiết kế theo nhu cầu thị trường, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành nhằm trang bị cho sinh viên kỹ năng thiết yếu để thành công trong nghề
Thay vì mô hình học truyền thống như trước đây, nhà trường kết hợp linh hoạt nhiều hình thức học trực tiếp, online và blended learning, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên.
Bên cạnh đó, FPT University có các chương trình hướng nghiệp tư vấn hướng nghiệp và chương trình học bổng tài năng, kết nối doanh nghiệp tuyển dụng ngay trong quá trình hộc. Tất cả những yếu tố này đều hướng đến việc mang lại giá trị cao nhất cho sinh viên.
Hybrid learning là xu hướng mới trong chiến lược Place
Yếu tố Place trong Marketing giáo dục liên quan đến việc xác định vị trí và kênh phân phối sản phẩm giáo dục được cung cấp đến sinh viên. Bao gồm các yếu tố:
- Cơ sở vật chất
- Hình thức học tập (Online, Trực tiếp, Học Hybrid…)
- Địa điểm đắc địa của trường, môi trường học tập
Tại FPT University đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại với các phòng học trang bị đầy đủ máy chiếu, máy tính, phòng học chức năng chuyên môn. Trường đặt tại các thành phố lớn như: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ dễ dàng cho sinh viên các tỉnh thành di chuyển về học tập
Từ năm 2019, Đại học FPT đã ký thỏa thuận với Coursera – đơn vị cung cấp khóa học trực tuyến về công nghệ uy tín hàng đầu triển khai hình thức đào tạo Hybrid Learning, chiến 20% chương trình đào tạo tại trường. Sinh viên cũng được học tập kiến thức mới nhất, cập nhật liên tục từ các giáo sư hàng đầu từ các trường Đại học danh tiếng trên thế giới.
Theo Viện đổi mới doanh nghiệp – Công ty Cổ phần MISA đánh giá, Hybrid Learning sẽ có công cụ quan trọng giúp các đơn vị giáo dục nâng cao chất lượng giảng dạy trong thời gian sắp tới. Điều này giúp doanh nghiệp giảm chi phí, mở rộng cơ hội tiếp cận học viên và đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng trong kỷ nguyên số.
Ưu đãi & học bổng là chiến lược giá được nhiều brand lựa chọn
Yếu tố giá cả trong Marketing giáo dục liên quan đến mức học phí và cách thức định giá sản phẩm giáo dục, mức độ giá cạnh tranh trên thị trường, các chương trình ưu đãi và chính sách đóng học phí
Hiện nay, “ưu đãi và học bổng” là hai chiến lược phổ biến mà nhiều thương hiệu lựa chọn để trong Marketing giáo dục. Tuy nhiên, việc lạm dụng các chương trình này có thể làm giảm giá trị thương hiệu. Do đó, MISA khuyến nghị nên cân nhắc sử dụng các chiến lược này một cách hợp lý, kết hợp với những giá trị đào tạo cốt lõi để tạo sự hấp dẫn cho khách hàng mục tiêu
Phân tích yếu tố này trong Case study FPT University, trường Đại học này sử dụng chiến lược giá như sau:
Mức học phí cạnh tranh
Học phí tại đại học FPT giao động trong khoảng 28,7 – 33 triệu/học kỳ, sinh viên học trong 4 năm – 9 học kỳ. Mức giá này khả hợp lý trong cùng phân khúc các trường Đại học tư thục.
Trường yêu cầu các giảng viên phải luôn cập nhật kiến thức, tham gia các kỳ đánh giá thường xuyên của hội đồng khoa và sinh viên. Đồng thời phải đáp ứng đủ 1 số tiêu chuẩn quốc tế về sư phạm như: IBSTPI (International Board of Standards for Training, Performance and Instruction)
4 yếu tố tác động đến chiến lược giáBên cạnh đó, hằng năm nhà trường đều tổ chức rất nhiều các chương trình học bổng như một hoạt động bổ trợ cho chiến lược giá. Các chương trình học bổng này dành cho nhiều đối tượng khác nhau như:
- Học bổng chiêu mộ các học sinh đạt danh hiệu trong các kỳ thi quốc tế, học sinh giỏi Quốc gia
- Học bổng toàn phần cho TOP 10 School Rank toàn quốc
- Học bổng toàn phần cho từng tỉnh theo thỏa thuận của Trường với Ủy ban nhân dân tỉnh
- Học bổng khuyến học với các mức: 50% học phí – 30% học phí….
Ngoài ra, nhà trường có các chương trình “Tín dụng sinh viên” để hỗ trợ các bạn có học lực khá, nhưng khó khăn về tài chính muốn học tại trường
Đa dạng hóa cách thức quảng bá
Trong marketing giáo dục, promotion (quảng bá) đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút học viên tiềm năng, xây dựng thương hiệu và tạo ra sự gắn kết với các đối tượng mục tiêu.
Các chiến lược promotion hiệu quả bao gồm tổ chức hội thảo tuyển sinh (online/offline), cung cấp học bổng và ưu đãi học phí để tạo động lực học tập, triển khai quảng cáo trực tuyến (Google Ads, Facebook Ads) để tiếp cận đúng đối tượng.
Ngoài ra, việc cá nhân hóa thông điệp qua Email marketing automation và sử dụng mạng xã hội để tạo cộng đồng học tập cũng giúp tăng cường sự tương tác và xây dựng lòng tin.
Việc cung cấp tài liệu miễn phí, tổ chức webinar, và sử dụng nội dung video giúp nâng cao trải nghiệm của người học. Những phương pháp này không chỉ nâng cao độ nhận diện thương hiệu mà còn cải thiện tỷ lệ chuyển đổi và giữ chân học viên.
FPT University cũng là đơn vị đã áp dụng rất hiệu quả chiến lược promotion trong việc thu hút học viên. Đây là đơn vị tiên phong hình thức Direct Marketing (Marketing trực tiếp) đến các trường Cấp 3 để truyền thông tới tệp khách hàng là học sinh lớp 12.
FPT đã xây dựng hình ảnh và mối quan hệ với các trường cấp 3 thông qua các chương trình định hướng nghề nghiệp cho học sinh, các hoạt động hỗ trợ hiện vật/hiện kim cho trường cấp 3, các hoạt động nâng cao chuyên môn cho lãnh đạo các trường cấp 3.
Đối với hình thức Marketing trực tuyến: FPT tận dụng tối đa các kênh truyền thông được nhiều bạn trẻ sử dụng như Facebook, Google, Tik Tok, Youtube… truyền tải các thông điệp truyền thông nhất quán khẳng định điểm mạnh về chất lượng đào tạo, các trường trình năng động của sinh viên.
Con người là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng của khách hàng
Yếu tố này đề cập đến nhân viên và những người liên quan đến quá trình cung cấp sản phẩm và dịch vụ. Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng và gắn bó của sinh viên.
Một số thành phần chính của yếu tố People (con người) trong giáo dục bao gồm:
- Hội đồng nhà trường: định hướng chiến lược phát triển, đảm bảo và cải thiện chất lượng đào tạo
- Đội ngũ giảng viên: có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm thực tế tạo
- Đội ngũ Quan hệ sinh viên: giúp đỡ sinh viên trong quá trình học, giải đáp thắc mắc
- Cộng đồng sinh viên: tổ chức nhiều chương trình học tập, phát triển kỹ năng mềm…tạo sự tương tác tích cực trong môi trường
Tại FPT University, yếu tố con người luôn được đề cao, tạo lợi thế về chất lượng trên thị trường
Đội ngũ giảng viên: đa phần đều tốt nghiệp Đại học hoặc có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực giáo dục, phải đảm bảo các tiêu chí giảng dạy quốc tế
Cộng đồng sinh viên năng động: hơn 20 CLB với mọi lĩnh vực: Thể thao, Học thuật, Nhảy, Kĩnh năng mềm…. giúp sinh viên được thỏa sức lựa chọn theo sở thích, tự tin phát triển kỹ năng.
Đội ngũ quan hệ sinh viên: thường xuyên tổ chức các chương trình tham quan doanh nghiệp, Talkshow với các diễn giả nổi tiếng. Điều này giúp các bạn sinh viên trang bị thêm kiến thức, tư duy về thị trường lao động sau khi ra trường.
Xây dựng quy trình xuyên suốt hành trình khách hàng
Yếu tố quy trình trong Marketing giáo dục bao gồm các quy trình liên quan đến cung cấp dịch vụ giáo dục như: công tác tuyển sinh, quy trình giảng dạy, hỗ trợ sinh viên trong suốt quá trình học. Quy trình này đảm bảo trải nghiệm học tập diễn ra mượt mà và hiệu quả.
Để phân tích kỹ hơn về các yếu tố này, hãy xem cách FPT University đã làm gì để Tối ưu
quy trình này.
Công tác tuyển sinh diễn ra vô cùng bài bản: từ việc cung cấp thông tin tuyển sinh đa kênh (Marketing Online đa kênh, tư vấn tuyển sinh trực tiếp trong qua các sự kiện tại trường THPT, sự kiện do đơn vị thứ 3 tổ chức…).
Các bước đăng ký và thủ tục nộp hồ sơ rõ ràng, giúp sinh viên dễ dàng thực hiện chỉ trong 5-10 phút.
Với học sinh:
Chương trình “mentor môn học” triển khai đầu mỗi kỳ với phương thức sinh viên giỏi kèm sinh viên khóa sau. Ngoài ra trường tổ chức các hội thảo về ngành nghề, xu hướng công nghệ….
Dịch vụ tư vấn tâm lý nhằm giúp sinh viên giải quyết khó khăn trong quá trình học tập và cuộc sống
Với phụ huynh: Nhà trường có hướng dẫn hệ thống cổng thông tin và Call Center về tình hình học tập của sinh viên…
Cơ sở vật chất: yếu tố nâng cao chất lượng dịch vụ
Dưới đây là các yếu tố giúp khách hàng cảm nhận được chất lượng dịch vụ mà môi trường đào tạo cung cấp. Các yếu tố hữu hình này bao gồm: cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu học tập, hình ảnh thương hiệu (đồng phục, màu sắc thương hiệu, logo…)
Khuôn viên trường Đại học FPT vô cùng hiện đại, thiết kế chuẩn sang – xịn mang đậm chất công nghệ, các phòng học sử dụng trang thiết bị hiện đại. Ngoài ra còn có các khu vực giải trí, tiện ích, khu liên hợp thể thao giúp sinh viên phát triển toàn diện. Đây là một ví dụ điển hình của Marketing giáo dục khi tận dụng các yếu tố hữu hình để nâng cao trải nghiệm học tập.
Điểm nổi bật phải kể đến màu thương hiệu xuất hiện ở mọi nơi – màu cam: từ giảng đường, áo đồng phục sinh viên, các ấn phẩm truyền thông… đây là một trong số nhiều trong Marketing giáo dục nhằm tăng nhận diện cho thương hiệu này ở bất cứ nơi đâu.
Mở rộng quan hệ hợp tác
Yếu tố này đề cập đến việc duy trì và thiết lập các mối quan hệ hợp tác với các tổ chức doanh nghiệp, các bên liên quan để tăng cường chất lượng dịch vụ, mở rộng cơ hội cho sinh viên.
Đây là yếu tố quan trọng trong Marketing giáo dục giúp các tổ chức giáo dục cải thiện chương trình học, khẳng định chất lượng đào tạo, mở rộng cơ hội cho học viên
Một số hình thức hợp tác trong Marketing giáo dục bao gồm:
Trong số các trường Đại học Dân lập tại Việt Nam, yếu tố Partnership được FPT University tiên phong đẩy mạnh, nhằm tạo cầu nối thuận lợi cho sinh viên. Trường hiện đang triển khai hợp tác với hơn 200 trường Đại học/Cao đẳng thuộc 33 nước trên thế giới. Đối với hệ thống doanh nghiệp tuyển dụng, FPT “bắt tay” với rất nhiều các công ty thuộc 35 quốc gia trên thế giới.
Trường này còn hợp tác với tổ chức phi chính phủ (NGO) và tham gia vào mạng lưới cộng đồng hỗ trợ sinh viên như Đại học Đông Nam Á (AUN-QA). Đây là tổ chức đánh giá chất lượng và tạo điều kiện hợp tác giữa các trường trong khu vực. Việc phát triển này giúp FPT University tăng cường việc trao đổi kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ sinh viên trong quá trình học.
5 xu hướng Marketing giáo dục giai đoạn 2025 – 2030
Với mục tiêu của Chính phủ về đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính trong toàn ngành trong thời gian sắp tới.
MISA dự đoán 5 xu hướng Marketing giáo dục sẽ phát triển trong thời gian sắp tới:
Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng
Cá nhân hóa đã trở thành xu hướng chủ đạo trong ngành marketing nói chung và ngành giáo dục không phải ngoại lệ.
Các tổ chức giáo dục hiện đang áp dụng các giải pháp công nghệ như AI và tự động hóa để mang đến những trải nghiệm cá nhân hóa cho từng học viên. Điều này bao gồm việc gửi các email được cá nhân hóa, đề xuất khóa học phù hợp, hoặc cung cấp trải nghiệm trên nền tảng học tập số theo nhu cầu cá nhân.
Data-Driven Marketing
Việc thu thập và phân tích dữ liệu từ các nguồn khác nhau như website, mạng xã hội, hành vi người dùng, và các hệ thống quản lý quan hệ học viên (CRM) giúp các tổ chức giáo dục hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của học viên.
Từ đó, các cơ sở giáo dục có thể tối ưu hóa các chiến lược quảng bá, cá nhân hóa nội dung, và tăng cường tương tác. Đồng thời triển khai các chiến dịch Marketing giáo dục tăng khả năng tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu, giảm chi phí tiếp thị, và tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi.
Ví dụ: Sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu để theo dõi hành vi người dùng trên website trường học, từ đó gửi thông tin về các chương trình phù hợp dựa trên sự quan tâm của học viên.
Meta Marketing
Đây là xu hướng Marketing tiên tiến và toàn diện, kết hợp các yếu tố công nghệ kỹ thuật số để tạo ra trải nghiệm phong phú và đa chiều cho khách hàng. Công nghệ này khai thác đến các yếu tố như Metaverse, không gian ảo và các giác quan để tạo nên trải nghiệm sâu sắc và chân thực cho người dùng.
Marketing giáo dục có thể ứng dụng để tổ chức sự kiện online, tạo game hấp dẫn để thu hút khách hàng, tạo trải nghiệm “độc lạ” cho khách hàng
Ví dụ: Tổ chức sự kiện trải nghiệm ngành nghề trong Metaverse, tạo các khung vực triển lãm về sản phẩm học viên để khách hàng được hiểu trực quan tăng thông tin trong quá trình ra quyết định.
Meta Marketing
Video và livestream được các trường học và tổ chức giáo dục sử dụng để giới thiệu chương trình học, tổ chức các buổi hướng dẫn trực tiếp (livestream). Hình thức này giúp truyền tải thông tin một cách sống động, trực quan và dễ tiếp cận, đặc biệt là với giới trẻ.
Sustainable Marketing
Xu hướng Marketing bền vững sẽ là xu hướng thống trị vào những năm sắp tới. Đây là chiến lược không chỉ tập trung vào lợi nhuận mà còn đặt trọng tâm vào việc bảo vệ môi trường, cải thiện xã hội và xây dựng quan hệ bền vững với khách hàng
Để Marketing giáo dục hiệu quả, các đơn vị đào tạo có thể triển khai các chương trình như phổ cập giáo dục, kết hợp với Sở/ban/ngành giảng dạy tại các địa bàn khó khăn… nhằm cải thiện xã hội. Điều này cũng trực tiếp xây dựng lòng tin và tạo dựng thương hiệu hạnh mẽ trong tâm trí khách hàng.
Tạm kết
Giáo dục luôn là một thị trường đầy tiềm năng, với nhu cầu học hỏi không ngừng trong giai đoạn phát triển như hiện nay. Để tạo dấu ấn trong lĩnh vực này, các chiến lược Marketing giáo dục cần sáng tạo và độc đáo hơn, nhằm nắm bắt xu hướng và tâm lý khách hàng.
Kết hợp giữa chất lượng sản phẩm cốt lõi cùng việc xây dựng chiến lược Marketing giáo dục sáng tạo giúp các tổ chức giáo dục ghi điểm mạnh mẽ trong mắt khách hàng và khẳng định vị thế trên thị trường.