Trong bối cảnh thị trường đầy biến động, học kinh doanh không còn là nhu cầu của những người làm kinh doanh mà còn là yêu cầu bắt buộc cho mọi cá nhân muốn phát triển sự nghiệp bản thân. Bất kể bạn là một doanh nhân, nhà quản lý, sinh viên, hay chuyên gia trong bất kỳ lĩnh vực nào, kiến thức về kinh doanh sẽ giúp bạn nhìn ra cơ hội trong công việc, vượt qua thách thức và đem đến thành công.
Nhưng học kinh doanh thế nào và học ở đâu thì không nhiều người biết. Hãy cùng MISA AMIS khám phá các bí quyết học kinh doanh thành công, bao gồm những bài học, tài liệu quý báu và các khóa học nổi bật để bạn có thể nâng cao kỹ năng kinh doanh của mình.
1. Học kinh doanh là gì?
Học kinh doanh là quá trình tiếp thu kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực thi hoạt động kinh doanh. Vậy trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu “kinh doanh” là gì.
1.1. Kinh doanh là gì?
Khái niệm kinh doanh là gì được giải thích tại khoản 21 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 như sau:
Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
Theo quy định này, có thể hiểu kinh doanh là những công việc được thực hiện liên quan đến mua bán hàng hoá trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi nhuận dù có thể không cần phải thực hiện đầy đủ các bước trong việc tiêu thụ hoặc cung ứng sản phẩm, dịch vụ trên thị trường.
Do đó, kinh doanh có thể là hoạt động đầu tư, sản xuất hay cung ứng hàng hoá, dịch vụ hoặc mua bán, trao đổi hàng hoá… để tạo ra lợi nhuận. Như vậy, dù theo nghĩa thông thường hay theo quy định của pháp luật, đich cuối cùng của hoạt động kinh doanh là lợi nhuận, và điều này giúp phân biệt kinh doanh với những hoạt động hay hành vi khác.
1.2. Học kinh doanh là gì?
Học kinh doanh là việc tiếp thu kiến thức, lý thuyết về hoạt động kinh doanh, đồng thời phát triển các kỹ năng thực tiễn để quản lý và vận hành doanh nghiệp. Quá trình học kinh doanh có thể bao gồm:
- Học từ các chương trình đào tạo: Các chương trình cử nhân quản trị kinh doanh, chương trình thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA), các khóa huấn luyện kinh doanh ngắn hạn, hoặc học các khóa học chuyên ngành về tài chính, marketing, quản lý nhân sự.
- Tự học và nghiên cứu: Qua việc đọc sách, tài liệu, và nghiên cứu các bài viết chuyên sâu từ chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh.
- Thực hành và trải nghiệm thực tế: trực tiếp tham gia vào các dự án kinh doanh hoặc làm việc cho những dự án khởi nghiệp
Tải ngay miễn phí: 8 MẪU CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP 2024
1.3. Tầm quan trọng của việc học kinh doanh
Học kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kỹ năng quản lý và điều hành doanh nghiệp của bất cứ ai. Việc học kinh doanh sẽ giúp bạn:
- Hiểu rõ cách thức vận hành doanh nghiệp: Người học sẽ có hiểu biết về cách thức thị trường hoạt động, nắm được các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí, và lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Phát triển chiến lược kinh doanh: Người học có thể xây dựng chiến lược dài hạn để doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh, cũng như đưa ra các quyết định thay đổi khi có sự biến động từ thị trường.
- Nâng cao khả năng ra quyết định: Người học sẽ học cách sử dụng dữ liệu và các phân tích dữ liệu để đưa ra các quyết định thông minh và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh
- Thúc đẩy đổi mới sáng tạo: Học cách thức áp dụng các phương pháp và ý tưởng mới để cải thiện hoạt động kinh doanh và phát triển sản phẩm/dịch vụ.
1.4. Ai nên học kinh doanh
Học kinh doanh không chỉ dành riêng cho những người làm trong lĩnh vực kinh doanh mà còn hữu ích cho nhiều đối tượng khác:
- Doanh nhân và người khởi nghiệp: Những người đang hoặc có ý định bắt đầu kinh doanh cần có kiến thức vững chắc về thị trường, khách hàng, và quản lý doanh nghiệp để thành công. Học kinh doanh sẽ giúp họ xây dựng nền tảng vững chắc cho hoạt độn kinh doanh, từ việc phát triển ý tưởng đến quản lý vận hành.
- Nhà quản lý: Các nhà quản lý cần kỹ năng lãnh đạo và quản lý để tối ưu hóa quy trình làm việc và nâng cao năng suất. Việc học kinh doanh cung cấp công cụ để quản lý hiệu quả đội ngũ, tài chính và chiến lược doanh nghiệp.
- Nhân viên: Nhân viên ở mọi cấp độ cần hiểu biết cơ bản về kinh doanh để đóng góp hiệu quả hơn vào công việc. Kiến thức về kinh doanh giúp họ nhận biết được vai trò của mình trong chiến lược chung của doanh nghiệp và cải thiện kỹ năng cá nhân.
- Sinh viên: Sinh viên chuẩn bị bước vào lĩnh vực kinh doanh hoặc những người muốn trang bị nền tảng kiến thức cho sự nghiệp tương lai sẽ được lợi ích lớn từ việc học kinh doanh.
- Người muốn chuyển ngành: Những ai muốn chuyển sang lĩnh vực kinh doanh từ các ngành nghề khác sẽ cần học kinh doanh để nắm bắt các kỹ năng và kiến thức cần thiết, từ đó tăng cơ hội thành công trong lĩnh vực kinh doanh.
2. Kiến thức kinh doanh quan trọng
Học kinh doanh hiệu quả đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về kiến thức kinh doanh, bao gồm các khía cạnh cốt lõi của quản lý và vận hành doanh nghiệp. Dưới đây là những kiến thức kinh doanh quan trọng mà bạn cần nắm vững để thành công trong lĩnh vực kinh doanh:
-
- Kiến thức quản lý tài chính:
- Kiểm soát ngân sách: Lập và quản lý ngân sách để đảm bảo dòng tiền ổn định và hỗ trợ các hoạt động kinh doanh.
- Đầu tư hiệu quả: Đánh giá cơ hội đầu tư và quản lý rủi ro tài chính để tối đa hóa lợi nhuận.
- Phân tích tài chính: Sử dụng các công cụ phân tích để hiểu rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp và đưa ra quyết định thông minh.
- Kiến thức quản lý nhân sự:
- Xây dựng đội ngũ: Tuyển dụng và phát triển nhân viên phù hợp với mục tiêu và văn hóa của doanh nghiệp.
- Tạo động lực: Áp dụng các chiến lược để khích lệ, giữ chân nhân viên tài năng và cải thiện hiệu suất làm việc.
- Lãnh đạo hiệu quả: Phát triển kỹ năng lãnh đạo để điều hành đội ngũ và thúc đẩy họ đạt được kết quả cao.
- Marketing và bán hàng:
- Phân tích thị trường: Nghiên cứu nhu cầu, hành vi của khách hàng, và xu hướng thị trường để định hình chiến lược kinh doanh.
- Định vị sản phẩm: Xác định vị trí của sản phẩm/dịch vụ trên thị trường để tối ưu hóa tiếp cận và hiệu quả bán hàng.
- Chiến lược tiếp thị: Xây dựng và triển khai chiến lược tiếp thị để tăng cường sự hiện diện của thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng.
- Quản lý vận hành:
- Tối ưu hóa quy trình: Cải thiện quy trình làm việc để nâng cao hiệu suất, giảm chi phí và thời gian.
- Quản lý chuỗi cung ứng: Quản lý hiệu quả các khâu trong chuỗi cung ứng từ nhà cung cấp đến khách hàng cuối cùng.
- Chất lượng sản phẩm/dịch vụ: Đảm bảo sản phẩm/dịch vụ đạt tiêu chuẩn chất lượng để duy trì sự hài lòng của khách hàng và nâng cao uy tín doanh nghiệp.
- Kiến thức quản lý tài chính:
-
- Vận dụng nền tảng công nghệ:
-
-
- Chuyển đổi số: Áp dụng công nghệ số để cải thiện hiệu quả và năng suất kinh doanh.
-
-
-
- Phân tích dữ liệu: Sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu để hiểu rõ hơn về thị trường và khách hàng.
-
-
-
- Tự động hóa quy trình: Sử dụng các phần mềm và hệ thống tự động hóa để tối ưu hóa quy trình làm việc và giảm thiểu sai sót.
-
Hiện nay, MISA AMIS là nền tảng quản trị doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, giúp doanh nghiệp tối ưu toàn bộ quy trình vận hành, nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng năng suất mạnh mẽ.
Với 30+ phần mềm chuyên biệt nằm trong hệ sinh thái, MISA AMIS hỗ trợ doanh nghiệp quản lý mọi hoạt động từ Tài chính – Kế toán, Marketing – Bán hàng, Nhân sự cho tới Quản lý – Điều hành trên 1 nền tảng duy nhất.
- Kết nối chặt chẽ các nghiệp vụ bên trong (Kế toán, Bán hàng, Nhân sự,…) và bên ngoài doanh nghiệp (Thuế, Ngân hàng, sàn thương mại điện tử, Logistics,…), kết nối dữ liệu giữa các chi nhánh, cửa hàng,…
- Toàn bộ dữ liệu được hội tụ, liên thông giữa các bộ phận để phục vụ điều hành và giải quyết bài toán lệch số liệu (đặc biệt là doanh số giữa phòng Kinh doanh và Kế toán, tồn kho)
- Cung cấp báo cáo đa chiều, chính xác, tạo ra bức tranh hoàn chỉnh giúp chủ doanh nghiệp điều chỉnh kịp thời
3.Phương pháp học kinh doanh hiệu quả
“Học kinh doanh ở đâu thì hiệu quả” là câu hỏi lớn của người nhiều người. Dưới đây là ví dụ một số phương pháp học kinh doanh hiệu quả cùng các gợi ý đi kèm:
3.1. Học từ các chương trình đào tạo quản trị kinh doanh
Tùy vào nhu cầu học tập và điều kiện thực tế (tài chính, thời gian), người học có thể học kinh doanh từ các chương trình đào tạo cả ngắn hạn và dài hạn
Chương trình đại học và sau đại học:
- Đại học: Các chương trình cử nhân quản trị kinh doanh (BBA) cung cấp nền tảng kiến thức cho sinh viên về các lĩnh vực như tài chính, marketing, quản lý, và kinh tế. Người tốt nghiệp chương trình đại học sẽ có bằng cử nhân quản trị kinh doanh.
- Sau đại học: Các chương trình thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) giúp nâng cao kỹ năng lãnh đạo và quản lý cho người đi làm. Nội dung đào tạo của chương trình MBA tập trung vào chiến lược kinh doanh, phân tích tài chính, và quản lý dự án trong doanh nghiệp. Người tốt nghiệp sẽ có bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh (Master of Business Administration – MBA).
Chương trình ngắn hạn và chứng chỉ chuyên ngành:
Ngoài việc tham gia các chương trình đào tạo chính quy, người học có thể tham gia các khóa học ngắn hạn và chuyên sâu về nhiều lĩnh vực khác nhau, như quản lý dự án, marketing số (digital marketing), tài chính doanh nghiệp,…. Các khóa học ngắn hạn và chứng chỉ chuyên ngành sẽ cung cấp kiến thức chuyên sâu và ứng dụng thực tế cho người học.
Một số ví dụ về bằng cấp chứng chỉ chuyên ngành như
- Chứng chỉ quản lý dự án PMP hay còn gọi là chứng chỉ quản lý dự án chuyên nghiệp (Project Management Professional Certificate) được cấp bởi Viện Quản lý Dự án Hoa Kỳ (Project Management Institute – PMI).
- Chứng chỉ Digital Marketing: Chứng chỉ từ Google (Google Ads Certification), HubSpot (Content Marketing, Inbound Marketing), và Facebook (Facebook Blueprint).
- Chứng chỉ phân tích tài chính CFA (Chartered Financial Analyst): dây là chứng chỉ phân tích tài chính chuyên nghiệp trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, đầu tư và quản lý rủi ro. Chứng chỉ CFA là một trong những chứng chỉ quốc tế cao cấp nhất dành cho cá nhân làm việc trong giới phân tích đầu tư và cố vấn tài chính
- Chứng chỉ quản lý nhân sự PHR (Professional in Human Resources): giúp cho người học trang bị các kỹ năng và kiến thức cần thiết để quản trị nhân sự một cách hiệu quả nhất. Đạt chứng chỉ này, nhà quản trị sẽ có khả năng áp dụng quy trình và tiêu chuẩn tốt để quản lý và phát triển nhân viên.
3.2. Học từ sách và tài liệu
Người học kinh doanh có thể đọc và sử dụng tri thức từ những sách kinh doanh và tài liệu trực tuyến về quản trị kinh doanh.
Những quản sách quản trị kinh doanh kinh điển
- “Chiến lược đại dương xanh” của W.Chan Kim và Renée Mauborgne: cung cấp cách tiếp cận và cách thức xây dựng chiến lược kinh doanh nhằm vô hiệu hóa sự cạnh tranh từ đối thủ
- “The Lean Startup” của Eric Ries: Chiến lược khởi nghiệp tinh gọn, tập trung vào việc phát triển sản phẩm và dịch vụ nhanh chóng và hiệu quả.
- “Good to Great” của Jim Collins: Nghiên cứu về các công ty vĩ đại và những yếu tố giúp họ thành công bền vững.
>> Xem thêm: 9 quyển sách quản trị chiến lược ai làm kinh doanh đều phải đọc
Những trang trực tuyến và tài liệu chuyên sâu về kinh doanh
- Harvard Business Review: Các bài viết, nghiên cứu và phân tích sâu về các chủ đề kinh doanh đa dạng.
- Tạp chí Forbes và Entrepreneur: Bài viết về xu hướng, lời khuyên từ các chuyên gia, và câu chuyện thành công của doanh nhân trên thế giới
- Trang Blog quản trị doanh nghiệp của MISA: tập hợp bài viết chuyên sâu dành cho CEO và quản lý doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực.
Tải trọn bộ: 100+ MẪU QUY TRÌNH QUẢN LÝ VẬN HÀNH DOANH NGHIỆP
3.3. Học kinh doanh online trên các nền tảng trực tuyến
- Coursera: Cung cấp các khóa học từ các trường đại học hàng đầu thế giới về quản trị kinh doanh, tài chính, marketing và hơn thế nữa.
- Udemy: Nền tảng với hàng nghìn khóa học kinh doanh, từ cơ bản đến nâng cao, với chi phí hợp lý.
3.4. Học từ thực tiễn và trải nghiệm
Thực tập và làm việc thực tế tại doanh nghiệp
- Thực tập: Tham gia vào các chương trình thực tập tại các công ty để học hỏi kinh nghiệm thực tế.
- Làm việc thực tế: Làm việc tại các doanh nghiệp để hiểu rõ quy trình vận hành và quản lý.
Tham gia các dự án kinh doanh khởi nghiệp
- Dự án nhỏ: Tham gia hoặc tự khởi xướng các dự án kinh doanh nhỏ để thực hành và áp dụng kiến thức.
- Khởi nghiệp: Bắt đầu một dự án khởi nghiệp để trải nghiệm toàn bộ quá trình từ ý tưởng đến thực hiện và quản lý.
Tham dự hội thảo và sự kiện kinh doanh:
- Hội thảo chuyên ngành: Tham dự các hội thảo, sự kiện kinh doanh để cập nhật xu hướng mới và học hỏi từ các chuyên gia.
- Sự kiện kinh doanh: Xây dựng mối quan hệ với các doanh nhân, nhà đầu tư, và chuyên gia trong ngành.
4. 15 bài học kinh doanh từ các CEO nổi tiếng trên thế giới
- Steve Jobs – Cựu CEO của Apple
“Innovation distinguishes between a leader and a follower.”
– Sáng tạo là yếu tố phân biệt giữa người dẫn đầu và kẻ theo sau.
- Jeff Bezos – CEO của Amazon
“Your brand is what other people say about you when you’re not in the room.”
– Thương hiệu của bạn là những gì người khác nói về bạn khi bạn không có mặt ở đó.
- Warren Buffett – CEO của Berkshire Hathaway
“Price is what you pay. Value is what you get.”
– Giá cả là những gì bạn phải trả. Giá trị là những gì bạn nhận được.
- Elon Musk – CEO của Tesla và SpaceX
“When something is important enough, you do it even if the odds are not in your favor.”
– Khi điều gì đó đủ quan trọng, bạn sẽ làm nó dù cơ hội thành công không đứng về phía bạn.
- Bill Gates – Cựu CEO của Microsoft
“Your most unhappy customers are your greatest source of learning.”
– Những khách hàng không hài lòng nhất của bạn là nguồn học hỏi lớn nhất.
- Richard Branson – CEO của Virgin Group
“Business opportunities are like buses, there’s always another one coming.”
– Cơ hội kinh doanh giống như xe buýt, luôn có chiếc khác đang đến.
- Mark Zuckerberg – CEO của Facebook
“The biggest risk is not taking any risk.”
– Rủi ro lớn nhất là không dám mạo hiểm.
- Sheryl Sandberg – COO của Facebook
“Done is better than perfect.”
– Làm xong tốt hơn là làm hoàn hảo.
- Larry Page – CEO của Alphabet (Google)
“Always deliver more than expected.”
– Luôn cung cấp nhiều hơn mong đợi.
- Howard Schultz – CEO của Starbucks
“Success is best when it’s shared.”
– Thành công tuyệt vời nhất khi nó được chia sẻ.
- Tim Cook – CEO của Apple
“Let your joy in discovering new things drive you.”
– Hãy để niềm vui khám phá những điều mới mẻ dẫn dắt bạn.
- Indra Nooyi – Cựu CEO của PepsiCo
“Leadership is hard to define and good leadership even harder. But if you can get people to follow you to the ends of the earth, you are a great leader.”
– Lãnh đạo khó định nghĩa và lãnh đạo tốt càng khó hơn. Nhưng nếu bạn có thể khiến mọi người theo bạn đến tận cùng thế giới, bạn là một lãnh đạo vĩ đại.
- Satya Nadella – CEO của Microsoft
“Our industry does not respect tradition – it only respects innovation.”
– Ngành của chúng ta không tôn trọng truyền thống – nó chỉ tôn trọng sự sáng tạo.
- Marissa Mayer – Cựu CEO của Yahoo
“I always did something I was a little not ready to do. I think that’s how you grow.”
– Tôi luôn làm điều gì đó mà tôi cảm thấy chưa hoàn toàn sẵn sàng. Tôi nghĩ đó là cách bạn phát triển.
- Jack Ma – Người sáng lập Alibaba
“Never give up. Today is hard, tomorrow will be worse, but the day after tomorrow will be sunshine.”
– Đừng bao giờ bỏ cuộc. Hôm nay khó khăn, ngày mai sẽ tệ hơn, nhưng ngày kia sẽ là ánh nắng mặt trời.
5. Kết luận
Học kinh doanh là một hành trình dài đầy thử thách nhưng cũng vô cùng thú vị và bổ ích. Bằng cách nắm vững các kiến thức quan trọng, áp dụng những bí kíp học kinh doanh hiệu quả và học hỏi từ những kinh nghiệm quý báu của các CEO nổi tiếng, bạn sẽ trang bị cho mình những công cụ cần thiết để đạt được thành công trong kinh doanh.