Được ví như tuyến phòng thủ thứ 2 của doanh nghiệp, quản trị rủi ro có vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp để phát hiện và phòng ngừa các sai sót và gian lận. Vậy quản trị rủi ro là gì? Tại sao cần phải kiểm soát nó, làm cách nào để quản trị rủi ro hiệu quả. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé.
1. Quản trị rủi ro là gì?
Quản lý rủi ro có thể được định nghĩa là một quá trình cải tiến liên tục nhằm xác định, đánh giá và giảm thiểu tất cả các rủi ro có thể liên quan đến hoạt động tài sản của một doanh nghiệp. Quản trị rủi ro thường được thực hiện bởi những vị trí cấp cao của doanh nghiệp (có thể là giám đốc điều hành, chuyên gia tài chính, cố vấn nhân sự,…).
Có thể phân rủi ro thành 4 loại dựa vào yếu tố hoạt động kinh doanh là: rủi ro chiến lược, rủi ro tài chính, rủi ro tuân thủ.
Tặng bạn eBook: Hướng dẫn thiết lập quy trình cho doanh nghiệp: Từ mô hình hóa đến tự động hóa vận hành |
2. Vì sao doanh nghiệp cần quản trị rủi ro?
Quản trị rủi ro sẽ giúp Ban Giám đốc doanh nghiệp đưa ra các quyết định chính xác, hiệu quả; đồng thời giảm thiểu tối đa thiệt hại của những rủi ro trong quá trình điều hành, quản lý.
Đối với các doanh nghiệp chú trọng đến quản trị rủi ro thì công việc này sẽ cung cấp các thông tin rủi ro và biện pháp khắc phục cho HĐQT/ Ban TGĐ để đảm bảo hoạt động kinh doanh, sản xuất không bị gián đoạn.
Không những vậy, quản trị rủi ro còn hỗ trợ các doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu chiến lược đã đặt ra nhờ vào việc đánh giá khả năng xảy ra, mức độ ảnh hưởng của các tình huống xấu nhất; truy tìm đến tận cùng nguồn gốc gây ra thiệt hại và giúp doanh nghiệp ứng phó hiệu quả với sự thay đổi của môi trường kinh doanh.
Đối với các doanh nghiệp phải kêu gọi vốn đầu tư thì quản trị rủi ro sẽ giúp tạo dựng lòng tin mạnh mẽ với các nhà đầu tư. Hiện nay, các nhà đầu tư, các tổ chức đánh giá tín dụng có thể yêu cầu doanh nghiệp công bố khả năng quản lý rủi ro để có cơ sở đánh giá mức độ tương quan giữa lợi nhuận có thể thu được và rủi ro có thể gặp phải. Nếu các doanh nghiệp quản lý rủi ro tốt sẽ xử lý được các vấn đề hiệu quả hơn đối với các rủi ro mới xuất hiện trong hoạt động kinh doanh.
Nhờ vào việc phát hiện rủi ro, có sẵn biện pháp ứng phó; doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, chi phí và nguồn lực. Từ đó tối ưu tương quan lợi nhuận và rủi ro.
Quản lý doanh nghiệp toàn diện với bộ giải pháp quản lý điều hành MISA AMIS
3. Các loại quản trị rủi ro thường gặp hiện nay
Dưới đây là một số rủi ro mà doanh nghiệp rất dễ dàng gặp phải nếu không đầu tư đúng mực cho công tác quản trị rủi ro:
3.1 Rủi ro cạnh tranh
Đây là rủi ro mà công ty đối thủ sẽ có lợi thế hơn so với doanh nghiệp và ngăn cản doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình. Ví dụ đối thủ có chi phí sản xuất rẻ hơn hoặc chất lượng sản phẩm tốt hơn.
3.2 Rủi ro từ nền kinh tế
Những điều kiện của nền kinh tế làm gia tăng chi phí hoặc giảm doanh số bán hàng của công ty.
3.3 Rủi ro hoạt động
Những rủi ro tiềm tàng liên quan đến hoạt động hàng ngày của một tổ chức, chẳng hạn như quy trình chăm sóc khách hàng. Một số người cho rằng rủi ro vận hành chỉ xảy ra với những quy trình không phù hợp và kém hiệu quả. Tuy nhiên, những quy trình được xây dựng có vẻ hoàn hảo và đang vận hành thành công vẫn có thể hàm chứa các rủi ro.
3.4 Rủi ro pháp lý
Rủi ro khi mà các quy định pháp luật mới được ban hành gây khó khăn cho việc kinh doanh của bạn, và doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với chi phí và thiệt hại phát sinh do các tranh chấp pháp lý.
3.5 Rủi ro tuân thủ
Rủi ro khi doanh nghiệp vi phạp các quy định của pháp luật. Nhiều khi doanh nghiệp hoàn toàn có ý thức tuân thủ pháp luật, nhưng vẫn xảy ra vi phạm ngoài mong muốn do không cẩn thận và mắc lỗi
3.6 Rủi ro chiến lược
Rủi ro xảy ra trong quá trình lên kế hoạch hay thực thi chiến lược sai lầm, dẫn đến thiệt hại.
3.7 Rủi ro danh tiếng
Rủi ro danh tiếng là những thiệt hại có thể xảy ra khi danh tiếng của công ty xấu đi vì những hành vi và hoạt động trước đó của công ty bị coi là gian lận, thiếu trung thực, thiếu tôn trọng hoặc thể hiện năng lực kém cỏi. Thuật ngữ này thường ám chỉ đến rủi ro do sự sụt giảm uy tín nghiêm trọng chứ không chỉ là những bê bối nhỏ của doanh nghiệp.
3.8 Rủi ro tín dụng
Rủi ro mà các khách hàng nợ tiền của doanh nghiêp không có khả năng thanh toán. Với đa số doanh nghiệp, rủi ro này thường liên quan đến rủi ro khoản phải thu.
3.9 Rủi ro tỷ giá
Rủi ro khi những biến động trong tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến giá trị của các giao dịch và tài tản của doanh nghiệp. Thông thường tỷ giá hối đoái sẽ biến động hợp lý vì chúng bị ảnh hưởng bởi một loạt các sự kiện chính trị và kinh tế.
3.10 Rủi ro lãi suất
Rủi ro thay đổi lãi suất sẽ làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của bạn. Chẳng hạn, lãi suất có thể làm tăng chi phí vốn của bạn do đó ảnh hưởng đến mô hình kinh doanh và lợi nhuận của bạn.
3.11 Rủi ro chính trị
Rủi ro chính trị là xác suất mà các quyết định chính trị, sự kiện hoặc điều kiện cản trở hoạt động của công ty dẫn đến thua lỗ. Chính trị ảnh hưởng đến mọi thứ, từ thuế đến lãi suất và các sự kiện chính trị có thể tác động đáng kể đến giá tài sản hoặc chi phí kinh doanh.
Xem Thêm: 5 bước xây dựng quy trình quản lý doanh nghiệp chuẩn nhất năm 2023
4. Các bước quản lý rủi ro trong doanh nghiệp
Thông thường, quy trình quản lý rủi ro thường gồm 6 bước dưới đây.
Bước 1: Xác định giới hạn xử lý rủi ro
Ở bước này, doanh nghiệp cần xây dựng được bối cảnh và môi trường kinh doanh trong việc thực hiện mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp để từ đó xác định được giới hạn xử lý rủi ro, mức độ quản lý rủi ro; đồng thời gắn kết các hoạt động với các bước công việc chính trong quản lý rủi ro.
Bước 2: Nhận diện rủi ro
Ở bước này, doanh nghiệp phát hiện được các sự kiện có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu chiến lược, hoạt động sản xuất, kinh doanh… Sau khi có danh sách các sự kiện thì phân chia thành rủi ro cấp doanh nghiệp, rủi ro cấp đơn vị và phân nhóm chúng để quản lý.
Bước 3: Đánh giá rủi ro
Ở bước này, doanh nghiệp cần đánh giá các rủi ro có khả năng xảy ra hay không và ảnh hưởng của các rủi ro đến tình hình kinh doanh, sản xuất; đồng thời xem xét các biện pháp kiểm soát rủi ro.
Dựa vào bảng phân cấp, phân nhóm rủi ro ở bước 2; doanh nghiệp sẽ xác định được mức độ ưu tiên quản lý dựa trên bộ tiêu chí đo lường được lượng hóa gắn với giá trị cụ thể cho khả năng xảy ra của rủi ro và mức độ ảnh hưởng của rủi ro; từ đó xác định mức độ chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp cho từng loại rủi ro.
Bước 4: Ứng phó rủi ro
Đây là bước doanh nghiệp xây dựng các giải pháp, hành động cụ thể để giảm thiểu rủi ro xuống mức có thể chấp nhận được. Và các phương án ứng phó rủi ro này phải tương ứng với mức độ rủi ro, chi phí của từng phương án ứng phó đã được lập ở bước 1.
Trong một số trường hợp, doanh nghiệp có thể kết hợp nhiều phương án ứng phó rủi ro để đạt kết quả cao nhât mà vẫn đảm bảo chi phí ứng phó ở mức cho phép.
Bước 5: Kiểm soát rủi ro
Ở bước này, doanh nghiệp sẽ thực hiện các quy trình, biện pháp để kiểm soát và ứng phó với rủi ro gồm có:
- Kiểm soát phòng ngừa: các biện pháp xử lý để ngăn chặn các lỗi, sự cố hay hành động/giao dịch không mong muốn xảy ra;
- Kiểm soát phát hiện: giám sát hoạt động/quy trình để xác định các biện pháp kiểm soát phòng ngừa còn thiếu sót và lỗi, sự cố hay hành động/giao dịch, từ đó có các biện pháp ứng phó phù hợp;
- Kiểm soát khắc phục: các biện pháp xử lý để khôi phục về trạng thái ban đầu hoặc giảm hậu quả, thiệt hại của các lỗi, sự cố hay hành động/giao dịch đã xảy ra.
Bước 6: Giám sát và báo cáo
Ở bước này, doanh nghiệp sẽ giám sát và báo cáo hoạt động quản lý rủi ro và những thay đổi có thể ảnh hưởng đến hệ thống quản lý rủi ro doanh nghiệp.
Đọc ngay: 7+ Phần mềm quản lý quy trình tự động, chuẩn hóa tốt nhất cho doanh nghiệp
5. Các chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro doanh nghiệp
Trên Thế giới hiện nay có hơn 80 chuẩn mực/ hướng dẫn quản trị rủi ro doanh nghiệp, dưới đây là những tiêu chuẩn, hướng dẫn phổ biến nhất:
– COSO 2004 – Khung quản trị rủi ro doanh nghiệp tích hợp bao gồm các khái niệm căn bản về quản trị rủi ro, khung quản trị rủi ro toàn diện. Mục tiêu chính của COSO 2004 là cải thiện năng suất hoạt động của doanh nghiêp thông qua việc kết hợp hiệu quả các mục tiêu chiến lược, rủi ro, điều hành và quản trị rủi ro.
– ISO 31000:2009 – Đây là một nguyên tắc và hướng dẫn chung về quản trị rủi ro, cung cấp quy định hỗ trợ doanh nghiệp hiểu được cách thức phát triển, thực hiện và duy trì việc quản trị rủi ro một cách hiệu quả, thống nhất. Lợi ích của ISO 31000:2009 là giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng nhận biết nguy cơ và cơ hội, tối thiểu hóa những tổn thất có thể xảy ra và tăng xác xuất đạt mục tiêu đã đề ra.
– FERMA 2002 – Đây là một tiêu chuẩn quản trị rủi ro có nhiều nét giống với ISO 31000:2009 COSO, nhưng FERMA 2002 tập trung mô tả các thành phần cần thiết của một hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp.
Trong 3 chuẩn mực trên, COSO 2004 và ISO 31000:2009 được sử dụng nhiều nhất, thậm chí làm cơ sở để một số quốc gia ban hành các điều chỉnh, mở rộng phù hợp với điều kiện thực tế của mình.
6. Công cụ hỗ trợ quản trị rủi ro doanh nghiệp
Xây dựng hệ thống quy trình quản trị rủi ro doanh nghiệp là một việc làm cấp thiết đối với tất cả các doanh nghiệp để đảm bảo gia tăng lợi nhuận, nâng cao vị thế trong môi trường kinh doanh biến động này.
Tuy nhiên, ngoài sự cam kết, đồng lòng nhân viên, các doanh nghiệp vẫn cần có công cụ hỗ trợ thiết lập quy trình khoa học, giám sát chặt chẽ sự tuân thủ của nhân viên. MISA AMIS Quy trình được Công ty Cổ phần MISA thiết kế nhằm đáp ứng các yêu cầu trên.
Với phần mềm quản lý quy trình thông minh, người quản lý không chỉ làm chủ công tác thiết kế, tùy chỉnh quy trình liên phòng ban mà còn tự động hóa các luồng phối hợp, cải thiện tốc độ xử lý công việc, phục vụ khách hàng. Đặc biệt, MISA AMIS Quy trình nằm trong một bộ giải pháp tối ưu vận hành toàn diện MISA AMIS Văn phòng số nên dễ dàng kết nối đến nhiều nghiệp vụ khác nhau: quản lý công việc, ký duyệt,…
Và còn rất nhiều tính năng khác dành cho doanh nghiệp tại đây
Tóm lại, quản trị rủi ro là một phần việc quan trọng trong công tác điều hành, quản lý doanh nghiệp giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể xảy ra để đảm bảo đạt mục tiêu đã đề ra.