Thuế hộ kinh doanh ăn uống được quy định như thế nào?

14/12/2023
2108

Kinh doanh ăn uống luôn được biết đến như một trong những lĩnh vực mang lại nguồn thu ổn định cho cá nhân, hộ kinh doanh. Tuy nhiên, công tác thuế hộ kinh doanh ăn uống được quy định như thế nào thì là điều mà không phải chủ kinh doanh nào cũng có thể nắm vững. Trong bài viết này, MISA AMIS sẽ giúp bạn làm rõ về các loại thuế hộ kinh doanh ăn uống phải nộp và những điều cần lưu ý.

1. Hộ kinh doanh ăn uống là gì? 

Hộ kinh doanh ăn uống là cơ sở chế biến thức ăn, đồ uống mang đi hoặc dùng tại chỗ. Các cơ sở này có thể hoạt động dưới hình thức cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn nhanh, thực phẩm chín, tiệm ăn uống nhỏ, quán ăn nhỏ, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng tin, bếp ăn tập thể. Hộ kinh doanh ăn uống sẽ chỉ được sử dụng dưới 10 lao động và phải đảm bảo đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ về thuế đối với hộ kinh doanh.

Hộ kinh doanh ăn uống, dù quy mô nhỏ, vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc vận hành, đặc biệt khi số lượng khách hàng và giao dịch tăng lên. Việc sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng, quán ăn, quán cafe là giải pháp giúp hộ kinh doanh ăn uống nhận order, tính tiền in bill, quản lý kho nguyên vật liệu và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. 

Dùng thử MISA CukCuk

2. Các loại thuế hộ kinh doanh ăn uống phải nộp

2.1 Lệ phí môn bài

* Mức nộp lệ phí môn bài:

Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 (một triệu) đồng/năm

– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 (năm trăm nghìn) đồng/năm

– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 (ba trăm nghìn) đồng/năm

Lưu ý: 

– Trường hợp hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống trong 06 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm

– Trường hợp đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống trong 06 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài của cả năm

* Hạn nộp lệ phí môn bài

Chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm sau năm thành lập hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trường hợp trong năm có thay đổi về vốn thì người nộp lệ phí môn bài nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm sau năm phát sinh thông tin thay đổi.

* Các trường hợp được miễn lệ phí môn bài

Các trường hợp được miễn lệ phí môn bài được quy định tại Điều 3 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP và được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 22/2020/NĐ-CP như sau:

– Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống

– Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm kinh doanh cố định

– Hộ gia đình sản xuất muối

– Hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá

– Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh được miễn lệ phí môn bài cho năm mới ra hoạt động. Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân thành lập địa điểm kinh doanh thì địa điểm kinh doanh cũng được miễn lệ phí môn bài trong năm đó. 

Xem thêm: Hướng dẫn nộp lệ phí môn bài cho Hộ kinh doanh

2.2 Thuế giá trị gia tăng

Thuế hộ kinh doanh ăn uống là 3%

Số thuế GTGT = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ % thuế GTGT (3%)

Trong đó, doanh thu tính thuế GTGT bao gồm thuế của toàn bộ tiền từ dịch vụ cung ứng trong kinh doanh nhà hàng

Đối với trường hợp nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn:

Doanh thu tính thuế = Doanh thu khoán + Doanh thu trên hóa đơn

2.3 Thuế thu nhập cá nhân

Đối với hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc ngành nghề dịch vụ có gắn với hàng hóa có thuế suất 1,5%

Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN (1,5%)

Phần mềm kế toán hộ kinh doanh MISA là giải pháp giúp hộ kinh doanh tự động hạch toán, tự động tổng hợp số liệu lên tờ khai, phụ lục khai thuế và xác định chi tiết số thuế GTGT, thuế TNCN phải nộp, đảm bảo công tác kê khai và nộp thuế. Trải nghiệm ngay phần mềm MISA AMIS kế toán hộ kinh doanh ngay hôm nay


3. Hoạt động kế toán thuế hộ kinh doanh ăn uống

Đối với hộ kinh doanh ăn uống, kế toán có thể chịu trách nhiệm cho nhiều công việc để đảm bảo việc kiểm soát và tính chính xác trong từng nghiệp vụ. Do đó, công việc phải làm thường khá nhiều, với số lượng dữ liệu cần theo dõi không hề ít.

– Theo dõi hoạt động nhập xuất hàng hóa, nguyên vật liệu

– Nhận các chứng từ nhập, xuất, thu, chi

– Nhập chứng từ vào phần mềm/ file excel hàng ngày

– Đánh giá tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ

– Lưu trữ chứng từ đúng quy định

– Khai báo định mức nguyên vật liệu

– Quản lý và cung cấp báo cáo chi tiết các khoản mục doanh thu 

– Quản lý công nợ khách hàng, công nợ nhà cung cấp chi tiết

– Kiểm kê và theo dõi số lượng tồn kho, hạn sử dụng, đối chiếu sổ sách và tồn kho thực tế

– Hoàn thiện hồ sơ khai thuế theo tháng, quý

– Xuất đầy đủ hóa đơn theo quy định

– Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

Ở một số cửa hàng ăn uống, nhà hàng, ngoài công việc kế toán thuế hộ kinh doanh ăn uống, vị trí này cũng có thể phải kiêm thêm công việc thu ngân/quản lý để tối ưu chi phí. Do đó, phần lớn các cửa hàng này sẽ ứng dụng công nghệ như phần mềm quản lý để giảm tải công việc cho nhân sự và đảm bảo tính chính xác tối đa. 

Xem thêm: Hướng dẫn chế độ kế toán hộ kinh doanh cá thể

4. Giải pháp kế toán và kê khai thuế hộ kinh doanh ăn uống hiệu quả nhất

Đối với hộ kinh doanh ăn uống, hoạt động kế toán – thuế thường gặp khá nhiều khó khăn do chủ kinh doanh chưa có nhiều kiến thức về kế toán. Ngay cả khi thuê kế toán dịch vụ thì cũng cần đảm bảo việc ghi nhận đầy đủ dữ liệu, chứng từ để hợp pháp hóa và đảm bảo tính chính xác tối đa trong hoạt động kế toán.

Đây cũng là yếu tố quan trọng để chủ kinh doanh nhà hàng, cửa hàng ăn uống có thể kiểm soát và kịp thời xử lý khi có vấn đề phát sinh liên quan đến thanh kiểm tra.

Phần mềm Kế toán Hộ kinh doanh MISA được biết đến là giải pháp kế toán có tính chính xác cao, hỗ trợ chủ kinh doanh, kế toán giải quyết trọn vẹn các vấn đề tồn đọng trong quản lý bán hàng, quản lý tình hình kinh doanh và hoạt động kế toán – thuế.

  • Khai báo định mức nguyên vật liệu
  • Quản lý nhập – xuất – tồn kho, cảnh báo tồn kho sắp hết, sắp hết hạn
  • Quản lý doanh thu, chi phí, lãi/lỗ, công nợ…
  • Kiểm tra và xuất hóa đơn điện tử, xuất hóa đơn điện tử từ máy tính tiền
  • Đầy đủ chứng từ, nghiệp vụ kế toán Hộ kinh doanh
  • Tự động tổng hợp số liệu lên 7 sổ kế toán
  • Tự động tổng hợp số liệu hoàn thiện hồ sơ khai thuế
  • Quản lý toàn bộ tình hình kinh doanh ngay cả khi không có mặt tại cửa hàng

Dùng thử miễn phí Phần mềm MISA AMIS Kế toán Hộ kinh doanh ngay tại đây

Dùng ngay miễn phí

5. Câu hỏi thường gặp

5.1. Hồ sơ, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống

Hồ sơ đăng ký:

– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh

– Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh

– Bản sao hợp đồng thuê nhà, hợp đồng thuê địa điểm đăng ký hộ kinh doanh

– Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của thành viên hộ gia đình nếu các thành viên hộ gia đình cùng góp vốn thành lập hộ kinh doanh

– Bản sao hợp lệ biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh

– Bản sao hợp lệ văn bản ủy quyền của các thành viên hộ gia đình cho 1 thành viên làm chủ hộ kinh doanh

– Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có)

Nơi nộp hồ sơ: UBND cấp quận/huyện nơi đăng ký địa điểm hộ kinh doanh

Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, UBND cấp quận/huyện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

5.2. Điều kiện cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh

Đối với hộ kinh doanh sản xuất, kinh doanh thực phẩm muốn xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cần đáp ứng các điều kiện:

– Có đầy đủ diện tích, địa điểm phù hợp đảm bảo khoảng cách an toàn với các nguồn gây độc học hoặc ô nhiễm

– Có nguồn nước đầy đủ và đạt yêu cầu phục vụ cho sản xuất, chế biến

– Có đầy đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, phục vụ đóng gói, vận chuyển, bảo quản thực phẩm

– Có dụng cụ và thiết bị rửa, khử trùng, sát trùng, thiết bị phòng chống côn trùng, động vật gây hại đến sức khỏe con người. 

– Tuân thủ yêu cầu về kiến thức, sức khỏe của chủ thể sản xuất kinh doanh

Cá nhân, tổ chức đăng ký kinh doanh ngành nghề thực phẩm với hình thức hộ kinh doanh cá thể phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại phòng y tế UBND Quận (huyện) nơi cá nhân, tổ chức đang kinh doanh thực phẩm. 

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm có hiệu lực 03 năm kể từ ngày cấp. Trước 06 tháng ngày giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hết hạn, hộ kinh doanh phải nộp hồ sơ xin cấp lại trong trường hợp tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm. 

Trên đây là những điều cần lưu ý về thuế hộ kinh doanh ăn uống mà MISA AMIS muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng rằng những chia sẻ trên của chúng tôi có thể giúp bạn hiểu rõ về mức thuế phải nộp và chuẩn bị hồ sơ khai thuế, nộp thuế đầy đủ, chính xác nhất.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả