Quản lý - điều hành Tin tức quản trị Lãnh đạo trong khủng hoảng: Nhà lãnh đạo doanh nghiệp thế hệ...

Việt Nam đang đứng trước “cơ hội vàng” cho sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế khi trở thành cầu nối giữa hai nền kinh tế lớn là Mỹ và Trung Quốc. Theo nhận định của Ông Nguyễn Xuân Phú – Chủ tịch HĐQT Sunhouse “thế hệ 7x, 8x, 9x không biến đất nước thành Nhật Bản, Hàn Quốc thì khó có thế hệ khác làm được”. 

“Cơ hội vàng” về mặt thời cuộc đặt ra thách thức lớn đối với thế hệ những nhà lãnh đạo doanh nghiệp hiện nay và cả những nhà lãnh đạo trong tương lai.

Nhà lãnh đạo thế hệ mới với tư duy mới và hành động mới

Hình 1: Nhà lãnh đạo thế hệ mới với tư duy mới và hành động mới

Qua bài viết, MISA AMIS điểm lại những điểm chính nhất về chân dung nhà lãnh đạo thế hệ mới, lãnh đạo trong khủng hoảng với tư duy mới, hành động mới qua những chia sẻ và thảo luận của các anh chị lãnh đạo doanh nghiệp, các chuyên gia, diễn giả hàng đầu Việt Nam tại Diễn đàn lãnh đạo doanh nghiệp trẻ Việt Nam 2023 do Hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội (HANOIBA) tổ chức chiều ngày 27/9/2023.

1. Bối cảnh môi trường kinh tế và kinh doanh dẫn tới yêu cầu và thách thức đặt ra cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp

Bối cảnh mới về môi trường kinh tế và kinh doanh toàn cầu:

  • Đất nước Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao năm 2045;
  • Tư duy kinh doanh và cạnh tranh toàn cầu ngay trên sân nhà Việt Nam;
  • Đã tới thời kỳ doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam tự tin bước ra đua tranh cùng thế giới;
  • Thời đại tư duy kinh doanh mới cạnh tranh bằng tri thức, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo;
  • Thời đại của kinh tế xanh, kinh tế số và kinh tế tuần hoàn…

Bối cảnh mới dẫn tới các yêu cầu và thách thức đối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp:

  • Là những doanh nhân tri thức thời đại mới, đủ tư duy, trình độ và năng lực thích ứng với các mô hình kinh tế, doanh kinh doanh mới;
  • Vươn lên là thế hệ doanh nghiệp, doanh nhân toàn cầu, đẳng cấp quốc tế;
  • Ứng dụng tri thức và khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh;
  • Gia tăng năng suất và giá trị thặng dư cho Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu;
  • Nâng cao trách nhiệm xã hội, đạo đức kinh doanh với người lao động, với đất nước;
  • Liên kết, đoàn kết cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam cùng tiến bước ra thế giới…

Lãnh đạo trong khủng hoảng – nhà lãnh đạo doanh nghiệp thế hệ mới

Theo chia sẻ của Ông Mai Hữu Tín – Chủ tịch Hội DNT Việt Nam khóa IV, Chủ tịch HĐQT U&I Group trong Panel 1 – Tư duy mới tại diễn đàn, chân dung người lãnh đạo trong kỷ nguyên mới hội đủ những yếu tố về Tâm, Trí, Ý chí và Kỹ năng và Tài năng.  

Chân dung nhà lãnh đạo mới

Theo định nghĩa chung của các nhà nghiên cứu về nhà lãnh đạo có tư duy mới trước hết đó phải là một nhà lãnh đạo sáng tạo, toàn diện về Tâm, Trí, Ý chí, với 18 kỹ năng

  • Kỹ năng con người mạnh
  • Có tầm nhìn
  • Có tinh thần đồng đội 
  • Thân thiện và dễ gần
  • Lãnh đạo bằng cách làm gương
  • Phát triển con người 
  • Biết lắng nghe 
  • Trao quyền cho nhân viên
  • Thái độ tích cực 
  • Biết truyền đạt 
  • Tạo cảm hứng
  • Tạo yên bình 
  • Sống chính trực 
  • Cởi mở, trung thực, thẳng thắn
  • Lãnh đạo với tinh thần phụng sự
  • Can đảm – Quyết đoán 
  • Cầu thị 
  • Giỏi đàm phán/hòa giải

Chia sẻ của Ông Mai Hữu Tín về nhà lãnh đạo có tư duy mới

Hình 2: Chia sẻ của Ông Mai Hữu Tín về nhà lãnh đạo có tư duy mới

Trong đó, ông nhấn mạnh kỹ năng con người:

“Kỹ năng con người không chỉ là quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp, tức giữa những người có cùng mục tiêu phấn đấu, chia sẻ, cùng tầm nhìn, theo đuổi cùng khát vọng. 

Kỹ năng con người còn cần được thể hiện thật mạnh mẽ bên ngoài doanh nghiệp, tức khả năng kết nối với mọi người, xây dựng quan hệ đối tác, chia sẻ và thu hút được tri thức cũng như nguồn lực khác, kiến tạo được các liên minh vững chắc để làm việc lớn mà một mình doanh nghiệp của bạn không thể tự làm được”. 

Trong kỹ năng con người, ông Tín cũng chia sẻ quan điểm riêng về đúc kết của cá nhân ông qua 35 năm làm doanh nhân. Đó là sự chân thành, thật tâm và tư duy cho và nhận trong mối quan hệ giữa con người với con người:

Sự chân thành: Bạn quan tâm đến một người  nào đó vì tâm bạn thực sự muốn vậy chứ không phải chỉ vì não bạn đang tính toán đây là một mối quan hệ “thân mật” hay “đạm bạc”.

Cho và nhận: Đương nhiên là bạn chỉ có thể cho đi những gì bạn có và không nhất thiết phải là hay chỉ là vật chất. Nhưng cần xác định rõ từ đầu là bạn cho đi vì muốn có thêm một người quen thú vị trong đời chứ không phải vì bạn mong mỏi nhận lại được gì từ người đó. Và khi nhận thì phải luôn nhớ trong đầu của biếu là của lo, của cho là của nợ.” 

Tư duy nhà lãnh đạo mới

Ông Tín chia sẻ khung tư duy nhà lãnh đạo mới với 7 chức năng như sau:

Lựa chọn  Nghĩ và làm đúng
Từ chối Cám dỗ dẫn dắt ta đi đến những quyết định sai
Mong ước Làm tốt hơn mỗi ngày
Chống Dè chừng, chống những ảnh hưởng xấu có thể dẫn dắt cách mà chúng ta tư duy
Chuẩn bị Cần sự chuẩn bị cho mọi tình huống, ngay cả những tình huống xấu nhất mà chúng ta chưa từng nghĩ tới, nhất là khi tư duy làm việc mới, việc lớn
Mục đích Nguyên tắc dẫn dắt

Phải để mục đích dẫn dắt cách chúng ta tư duy và đó nên là mục đích phụng sự cái chung ngoài mục đích kiếm tiền

Chấp nhận Không ngộ nhận

Không ngộ nhận rằng chúng ta có thể làm bất kỳ việc gì mà chúng ta muốn, phải phân biệt được cái nằm trong và nằm ngoài khả năng kiểm soát của mình

Ở nội dung này Ông Tín có đưa ra ví dụ dựa trên lý thuyết vòng tròn ảnh hưởng và vòng tròn quan tâm của Stephen Covey. Đó là việc chúng ta thường bỏ nhiều thời gian để bàn luận về việc chính trị và đó là chuyện nằm trong vòng tròn quan tâm chứ không nằm trong vòng tròn ảnh hưởng của đại đa số chúng ta. Mặc dù, đúng là chúng ta cần phải biết việc chính trị diễn ra như thế nào, nhất là việc địa chính trị đang ảnh hưởng đến việc làm của chúng ta, đến kế hoạch của chúng ta như thế nào nhưng khi mà chúng ta bỏ quá nhiều thời gian vào chuyện đó, chỉ bàn luận về chuyện đó khi đó năng lượng chúng ta tạo ra chủ yếu là các năng lượng tiêu cực và nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm hàng ngày.

Do đó, chúng ta nên tập trung vào việc mở rộng tối đa vòng tròn ảnh hưởng của mình và giảm thiểu vòng tròn quan tâm của chúng ta. 

⇒ Mời bạn đọc thêm bài viết về vòng tròn ảnh hưởng và vòng tròn quan tâm tại đây

Một số yếu tố trọng tâm và then chốt đối với nhà lãnh đạo mới

Những yếu tố trọng tâm và then chốt đối với nhà lãnh đạo mới

Hình 3: Những yếu tố trọng tâm và then chốt đối với nhà lãnh đạo mới

  • Nhà lãnh đạo mới cần học gì?

Đây là câu hỏi chung của những người có tư duy làm muốn mình khác đi, và muốn biến mình thành những nhà lãnh đạo tích cực, những nhà lãnh đạo sáng tạo. “Chúng ta cần học cái gì?” . 

Câu hỏi và trả lời xoay quanh những vấn đề cốt lõi, quan trọng và xuyên suốt đối người làm công tác quản trị:

Những vấn đề cốt lõi, quan trọng và xuyên suốt đối với người lãnh đạo, làm công tác quản trị

Hình 4: Những vấn đề cốt lõi, quan trọng và xuyên suốt đối với người lãnh đạo, làm công tác quản trị

1 Tăng năng suất

Tăng năng suất là yếu tố đầu tiên để trở thành 1 nhà quản trị tốt do đó chúng ta phải nghĩ tới việc phải tăng trưởng doanh nghiệp của mình hàng ngày.

Vấn đề cốt lõi của thu nhập. Mọi công nghệ là công cụ.
2 Chuẩn đối sánh  Ai, ở đâu là doanh nghiệp tốt nhất trong ngành?

So sánh doanh nghiệp mình với đơn vị làm tốt nhất trong ngành. Chúng ta phải làm gì để bắt kịp hoặc thậm chí vượt qua họ?

3 Khuynh hướng Rủi ro?Cơ hội?

Nắm bắt những khuynh hướng đang diễn ra để nhận ra các cơ hội, thách thức và rủi ro.

4 Học từ thất bại của chính mình và của những người khác
5 Ngoại ngữ (mở rộng các cơ hội giao thương) Tiếng Anh, tiếng Trung…

Trung Quốc là thị trường lớn nhất cho Việt Nam. Biết tiếng Hoa sẽ là một lợi thế rất lớn.

  • Kỹ năng chọn việc và sắp việc 

Mỗi chúng ta đều có quỹ thời gian như nhau 24h/ngày do đó, những người biết chọn việc, sắp việc là những người tạo ra nhiều giá trị nhất. 

Kỹ năng chọn việc và sắp việc 

Hình 5: Kỹ năng chọn việc và sắp việc 

  • Kỹ năng ra quyết định 

yếu tố giúp nhà lãnh đạo ra quyết định đúng đắn

Hình 6: 3 yếu tố giúp nhà lãnh đạo ra quyết định đúng đắn

Ba yếu tố giúp nhà lãnh đạo ra quyết định đúng đắn trong kỷ nguyên mới: 

    • Đủ dữ liệu 
    • Có sự đối thoại với những người có liên quan
    • Tốc độ ra quyết định nhanh hơn
  • Lối sống lành mạnh

Kết thúc phần chia sẻ chân dung nhà lãnh đạo thế hệ mới với tư duy mới, ông Tín đưa ra quan điểm về lối sống lành mạnh cân bằng cuộc sống – công việc của nhà lãnh đạo với khẩu hiệu: “Ăn lành, ngủ đủ, tập đều, sống vui, biết giữ kỷ luật”.

Chia sẻ bài học và kinh nghiệm lãnh đạo từ những nhà lãnh đạo, doanh nhân thành đạt

Nhà lãnh đạo doanh nghiệp thế hệ mới

Hình 7: Nhà lãnh đạo doanh nghiệp thế hệ mới

Từ việc nhận thức bối cảnh về môi trường kinh tế kinh doanh toàn cầu hiện nay tới việc chuyển hướng tư duy và hành động của người lãnh đạo đòi hỏi nhiều yếu tố. Trong đó, có sự cầu thị, ham học hỏi, cầu tiến và một tinh thần doanh nhân mạnh mẽ.

Ngay phần đầu tiên của bài chia sẻ, ông Tín nhấn mạnh: “Mới không có nghĩa là kiến thức cũ không còn giá trị. Trí tuệ là một quá trình chủ động tích lũy lâu dài từ trải nghiệm tự thân của từng người”. 

Đồng quan điểm với nhận định trên, Bà Cao Thị Ngọc Dung – Phó Chủ tịch Hội Nữ Doanh nhân Việt Nam; Chủ tịch HĐQT Tập đoàn PNJ chia sẻ về những tư duy mới, tư duy mang tính đột phá bà đã áp dụng trong quá trình xây dựng tập đoàn PNJ. 

Bà chia sẻ: “Ngày hôm sau tôi luôn luôn nghĩ về những gì đã làm của ngày hôm qua, mình đã làm gì tốt hơn cho công việc của mình và công ty của mình”. Đối với riêng PNJ, bà chia sẻ kỷ niệm khi những ngày đầu phát triển tập đoàn, mọi người thường suy nghĩ theo tư duy lối mòn là phải liên doanh, phải hợp tác kinh doanh với tư nhân mới làm được nhưng bà đã có dám nhận nhiệm vụ và lựa chọn phải “đi bằng đôi chân của chính mình”. 

Trong suốt quá trình điều hành doanh nghiệp của mình bà luôn nghĩ về những việc mình làm trong ngày và đi tìm liệu mình có thể làm điều gì mới hơn không. Thêm vào đó, bà chia sẻ quan điểm không tự hài lòng với chính mình và luôn nghĩ rằng mình còn có nhiều việc phải làm hơn nữa.  

Người lãnh đạo có tư duy mới với bà Dung nói riêng và PNJ nói chung bắt nguồn từ việc học tập liên tục và luôn luôn vươn lên.
Người lãnh đạo có tư duy mới với bà Dung nói riêng và PNJ nói chung bắt nguồn từ việc học tập liên tục và luôn luôn vươn lên.

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sunhouse Ông Nguyễn Xuân Phú lại đề cập đến tư duy khác biệt. Theo ông ở cùng một vị trí nhưng nếu dùng 2 cách tư duy sẽ khác nhau, người ta gọi là dùng ngôn ngữ của tương lai. Tức chúng ta muốn gì hãy tưởng tượng đến nó và vẽ con đường.

Ví dụ muốn lên đỉnh núi, chúng ta hãy tưởng tượng mình trên đỉnh núi và vẽ ngược lại con đường, có thể 4-5 con đường và sau đó chọn con đường ngắn nhất. Với startup, hãy bắt đầu bằng mục tiêu mình muốn và vẽ lại con đường, lúc đó sẽ ra một loạt hành động tương ứng.

Trong  phiên tọa đàm “Hành động mới” tại Diễn đàn, Ông Trương Gia Bình – Chủ tịch Tập đoàn FPT chia sẻ “cái mới” là điều hiển nhiên mà mỗi doanh nghiệp phải làm. Đó có thể là làm tốt hơn việc đang làm, hoặc làm khác cái đang làm. Để chọn được phương thức, cần phải xác định trong 3 năm tới, ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động sẽ thay đổi như thế nào và chúng ta ở đâu trong đó, khách hàng, đối thủ chúng ta hành động gì, công nghệ thay đổi ra sao… Doanh nghiệp phải liên tục đặt ra các câu hỏi “Tại sao?” để từ đó tìm các hành động.

MISA AMIS hy vọng những nội dung về chân dung nhà lãnh đạo thế hệ mới với tư duy mới, hành động mới được các diễn giả, chuyên gia, nhà lãnh đạo… chia sẻ tại Diễn đàn lãnh đạo doanh nghiệp trẻ Việt Nam 2023 do MISA AMIS tổng hợp sẽ giúp anh chị doanh nhân, doanh nghiệp, những nhà lãnh đạo thế hệ mới có thêm thông tin hữu ích cho việc chuyển đổi tư duy, đáp ứng yêu cầu và thách thức của thời đại. 
 
Bài viết được tổng hợp và biên soạn bởi Viện Đổi mới doanh nghiệp MISA (MIBI), để cập nhật các thông tin hữu ích mời anh/chị truy cập kho tài nguyên miễn phí về Khóa học/Video/Ebook tại Viện đổi mới doanh nghiệp MISA

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 12 Trung bình: 4.6]