Biến động nhân sự là gì? Làm sao để cải thiện tỷ lệ biến động nhân sự?

27/08/2024
5863

Biến động nhân sự là vấn đề mà công ty nào cũng phải đối mặt. Tỷ lệ biến động càng cao, doanh nghiệp càng tốn nhiều chi phí để ổn định đội ngũ, đồng thời biến động cao còn ảnh hưởng đến năng suất lao động và kết quả kinh doanh trong kỳ. Vậy nguyên nhân gây biến động nhân sự là gì, làm sao để cải thiện chỉ số này? Hãy cùng MISA AMIS HRM tìm hiểu chi tiết trong nội dung dưới đây

1. Biến động nhân sự là gì?

Biến động nhân sự là sự thay đổi về nhân sự trong doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Điều này gây ra những tác động đến việc vận hành cũng như các hoạt động diễn ra trong tổ chức. Hiện nay, để đo lường mức độ biến động nhân sự, các công ty sẽ dùng chỉ số tỷ lệ biến động nhân sự.

tỷ lệ biến động nhân sự
Số người lao động trong tổ chức có sự biến động theo thời gian

Tỷ lệ biến động nhân sự phản ánh tỷ lệ nhân sự thôi việc trên tổng bình quân số nhân sự trong 1 tháng/quý/năm tại tổ chức. Từ đó nhà quản trị sẽ xác định được tần suất thay đổi nhân viên cũng như nắm bắt được tình hình sử dụng lực lượng lao động tại doanh nghiệp.

Tỷ lệ biến động nhân sự được tính như sau:

Tỷ lệ biến động nhân sự = Số lao động nghỉ việc / Số lao động bình quân trong kỳ

2. Tỷ lệ biến động nhân sự như thế nào là tốt?

Kết quả bạn nhận được sau khi áp dụng công thức trên sẽ phản ánh khá chính xác tình hình nhân sự trong tổ chức. Theo nghiên cứu của tiến sĩ John Sullivan – chuyên gia lâu năm về quản trị nhân lực trong doanh nghiệp, nhà quản trị có thể đánh giá tỷ lệ biến động nhân sự theo các tiêu chuẩn dưới đây:

  • Dưới 3%: Lao động ổn định, số lượng nhân viên nghỉ việc chủ yếu do yếu tố khách quan. Nếu do yếu tố chủ quan thì công ty nên xem xét lại cách giải quyết.
  • Từ 3 – 5%: Tỷ lệ biến động vẫn nằm trong tầm kiểm soát.
  • Từ 5 – 8%: Công ty đang xuất hiện vấn đề về nhân sự, cần có biện pháp để giữ chân người tài.
  • Từ 8 – 10%: Nguồn nhân lực của công ty đang bất ổn, có thể văn hóa, môi trường doanh nghiệp không tốt khiến nhân sự không hài lòng.
  • Trên 10%: Công ty cần nghiêm túc xem xét lại các vấn đề về nhân sự và tìm ra hướng giải quyết kịp thời.
Tỷ lệ biến động nhân sự như thế nào là tốt?
Tỷ lệ biến động nhân sự như thế nào là tốt?

Rất nhiều doanh nghiệp mong muốn có tỷ lệ bằng 0%. Tuy nhiên điều này dường như trở nên bất khả thi, đặc biệt là khi thế hệ trẻ ngày nay sẵn sàng nghỉ việc khi nhận thấy một cơ hội tốt hơn trên thị trường lao động.

3. Các nguyên nhân khiến nhân sự nghỉ việc

Nhân sự nghỉ việc thường sẽ được xếp vào 2 nhóm chính:

  • Nguyên nhân chủ quan: Nhân sự chán công việc, không hài lòng với lương, chế độ đãi ngộ, mối quan hệ với đồng nghiệp không tốt…
  • Nguyên nhân khách quan: Nghỉ hưu, thay đổi nơi ở, dịch bệnh, biến động kinh tế….

Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Flexjobs và Consumer Affairs, nhân sự nghỉ việc do những lý do phổ biến sau đây:

tỷ lệ biến động nhân sự
Nguyên nhân khiến người lao động nghỉ việc
  • 62% cảm thấy văn hóa doanh nghiệp độc hại.
  • 59% cảm thấy mức lương chưa phù hợp.
  • 56% cho rằng quản lý chưa có đủ năng lực, chuyên môn.
  • 49% không cân bằng được sức khỏe và công việc.
  • 43% nghỉ việc vì công ty không cho làm việc từ xa.
  • 47% muốn tìm kiếm một công ty có phúc lợi tốt hơn.
  • 40% cho biết lương chưa đáp ứng được nhu cầu của họ.
  • 43% cảm thấy công việc không đúng chuyên môn, không được phát huy thế mạnh của mình.

>>> Xem thêm: Định biên nhân sự là gì? Nguyên tắc định biên nhân sự hiệu quả

4. Hậu quả của việc biến động nhân sự

Biến động nhân sự gây nhiều thiệt hại to lớn cho công ty đồng thời khiến doanh nghiệp phát sinh những chi phí không đáng có. Nhà quản trị cần phải nắm bắt được những hậu quả sẽ xảy đến nếu doanh nghiệp có tỷ lệ thay đổi nhân sự cao, từ đó xây dựng biện pháp ứng phó kịp thời giúp giảm thiệt hại xuống mức tối thiểu.

Hậu quả của việc biến động nhân sự
Hậu quả của việc biến động nhân sự

4.1. Ảnh hưởng đến thương hiệu công ty

Hình ảnh, thương hiệu công ty giúp tạo nên sự thành công của một doanh nghiệp. Chắc chắn dù là cá nhân hay tổ chức thì mọi người đều muốn để lại ấn tượng tốt trong lòng mọi người. Việc một doanh nghiệp có số lượng nhân viên nghỉ việc cao sẽ để lại ấn tượng xấu với mọi người, đặc biệt là với khách hàng và ứng viên.

Bên cạnh đó, nhân sự thiếu hụt sẽ khiến tinh thần làm việc của những người ở lại giảm sút, chán nản, không muốn cống hiến. Tất cả điều này có thể ảnh hưởng đến mục tiêu kinh doanh cũng như trải nghiệm khách hàng.

4.2. Tốn kém chi phí

Việc tuyển dụng và đào tạo nhân sự mới tốn kém rất nhiều chi phí ví dụ như: Chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo lại, tổn thất phát sinh do sai phạm của nhân sự mới, các chi phí, thiết bị hậu cần khác có thể phát sinh… Theo một khảo sát thì có đến 56% doanh nghiệp tốn đến 20 triệu đồng cho 1 vị trí tuyển dụng và 10% tốn khoảng 50 triệu cho một đợt tuyển dụng.

4.3. Ảnh hưởng năng suất làm việc

Nhóm nhân sự cũ đi quá nhanh và nhân sự mới đến quá sớm, gây cảm giác hoang mang, thiếu chắc chắn cho những người ở lại. Hơn thế nữa, sẽ luôn luôn có mâu thuẫn giữa nhóm nhân sự cũ và mới, với những thành kiến về những vấn đề trước đó đã nảy sinh mà chưa được giải quyết. Khi cả 2 bên có xích mích thì việc làm việc cùng nhau sẽ rất khó để làm việc cùng nhau và đạt được mục tiêu chung.

4.4 Ảnh hưởng kết quả kinh doanh

Khách hàng giờ đây không chỉ chọn sản phẩm tốt, chất lượng tốt mà còn xem xét đến thương hiệu doanh nghiệp. Lượng tiêu thụ sản phẩm có thể sẽ bị suy giảm nếu như nhân viên nghỉ việc ồ ạt. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến khách hàng thân thiết rời đi và việc tìm kiếm khách hàng mới là không khả thi.

>>> Xem thêm: Mẫu báo cáo nhân sự cho bộ phận HR – Tải Miễn Phí

5. Các giải pháp giúp giảm biến động nhân sự

Có rất nhiều phương pháp giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, tuy nhiên tùy theo tình hình của mỗi doanh nghiệp mà bạn có thể lựa chọn giải pháp phù hợp nhất.

Các giải pháp giúp giảm tỷ lệ biến động nhân sự
Các giải pháp giúp giảm tỷ lệ biến động nhân sự

5.1 Tuyển dụng đúng người

Tuyển dụng là bước quan trọng nhất đề giảm tỷ lệ thôi việc. Bên cạnh việc sàng lọc kỹ càng hồ sơ của từng người ứng tuyển, bạn cũng nên tìm hiểu xem nhân sự đó có phù hợp với văn hóa doanh nghiệp không. Điều này thường sẽ được thể hiện rõ nhất trong buổi phỏng vấn, trao đổi giữa 2 bên.

Việc tuyển dụng đúng người sẽ giúp ứng viên nhanh chóng làm quen với công việc, giảm những chi phí tiềm ẩn, đồng thời nhân sự sẽ gắn bó lâu hơn với tổ chức.

5.2 Lịch làm việc linh hoạt

Hầu hết các công ty đều cố định về khung giờ làm việc. Tuy nhiên hiện nay xu hướng thời gian làm việc linh hoạt đang được rất nhiều công ty áp dụng để đáp ứng nhu cầu của nhân viên. Nhiều nhân sự cho biết, họ cảm thấy thoải mái về tinh thần, ít áp lực khi thời gian làm việc thoải mái hơn.

Bạn cần xem xét tình hình làm việc thực tế của công ty để sắp xếp thời gian làm việc và đồng thời có những chính sách phù hợp nhất các phòng ban trong doanh nghiệp. Việc này thể hiện công ty có sự quan tâm đến nhân sự và hỗ trợ họ trong cuộc sống và công việc.

5.3 Đánh giá đúng năng lực nhân sự

Nhìn nhận và đánh giá đúng năng lực nhân viên không phải đơn giản, đòi hỏi nhà lãnh đạo cần có kỹ năng thấu hiểu, đánh giá. Khi bạn nhìn ra được nhân viên của mình có những điểm mạnh điểm yếu nào thì sẽ giao việc đúng với năng lực của họ. Điều này giúp nhân viên không bị áp lực, chán nản và muốn rời bỏ tổ chức.

5.4 Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa, môi trường làm việc là một yếu tố quan trọng giúp nhân viên gắn bó lâu dài hơn với tổ chức. Khi công ty có những hoạt động nội bộ, gắn kết nhân viên, công ty thoải mái… nhân viên sẽ thấy hài lòng, làm việc có hiệu quả hơn và đồng thời ở lại với doanh nghiệp lâu hơn.

5.5 Phỏng vấn nghỉ việc

Rất ít công ty thực hiện phỏng vấn nhân viên nghỉ việc, đa phần mọi người sẽ chỉ hỏi lý do nhanh chóng mà không hỏi sâu. HR nên có một buổi trò chuyện ngắn với nhân viên và tìm hiểu kỹ lý do mà nhân sự ra đi để từ đó có những giải pháp phòng ngừa các trường hợp tương tự. Nếu nguyên nhân nghỉ việc của nhân viên đưa ra nằm trong khả năng giải quyết của công ty thì hãy đưa ra đề nghị để giữ chân họ.

>>> Xem thêm: Ebook hướng dẫn Stay Interview giữ chân nhân tài

5.6 Có lộ trình phát triển rõ ràng cho nhân sự

Nhân viên sẽ không muốn làm việc tại một công ty mà họ không biết tương lai họ sẽ đi đến đâu. Vậy nên việc có một lộ trình rõ ràng về thời gian làm việc, thứ tự thăng tiến sẽ giúp nhân viên có động lực hơn.

Nhân sự sẽ biết mình đang ở vị trí nào và cần những gì để đạt được mong muốn của bản thân. Từ đó họ sẽ cố gắng và tìm ra được niềm yêu thích trong công việc.

5.7 Có sự giao tiếp giữa cấp trên và cấp dưới

Giao tiếp với cấp dưới là điều rất quan trọng nhưng không phải nhà quản lý nào cũng làm tốt. Khi giao tiếp bạn sẽ hiểu được cấp dưới và tìm được tiếng nói chung trong công việc. Chỉ khi bạn hiểu nhân viên của mình thì mới truyền đạt được đúng định hướng công việc, giúp nhân viên tin tưởng và gắn bó với bạn lâu hơn.

5.8 Chế độ đãi ngộ cạnh tranh

Tiền lương, các chế độ đãi ngộ là điều mà ai cũng quan tâm khi đi làm. Những chính sách như tăng lương, ghi nhận những thành tích của nhân sự, có chính sách khen thưởng rõ ràng… là thứ giúp nhân sự gắn bó với công việc, tổ chức. Đãi ngộ tốt cũng giúp tăng tính cạnh tranh trong công việc, giúp thu hút nhiều nhân sự tài năng.

6. Theo dõi biến động nhân sự đơn giản với AMIS Thông tin nhân sự

Giờ đây thay vì theo dõi biến động nhân sự bằng Excel thủ công, dễ sai sót thì bạn hoàn toàn có thể áp dụng công nghệ thông minh trong nghiệp vụ này.

AMIS Thông tin nhân sự – giải pháp nằm trong bộ sản phẩm MISA AMIS HRM được rất nhiều doanh nghiệp quy mô hơn 100 nhân sự tại Việt Nam tin dùng.

  • Theo dõi được tình hình biến động nhân sự, tổng hợp lý do nghỉ việc của nhân viên theo từng khoảng thời gian tùy chọn.
  • Lưu trữ thông tin nhân viên, hồ sơ hợp đồng, các thông tin được scan không cần phải nhập tay.
  • Lãnh đạo theo dõi được quá trình làm việc của từng nhân viên, biết được ai đã được khen thưởng, kỷ luật.
  • Lưu trữ thông tin về luân chuyển lao động giữa các bộ phận, phòng ban.
  • Ban lãnh đạo theo dõi được báo cáo nhân sự tổng quan với các biểu đồ trực quan, bạn có thể tùy chỉnh những trường thông tin trong báo cáo.

Vì sao nên dùng AMIS Thông tin nhân sự?

Giảm tối đa sai sót thủ công nhờ quản lý hồ sơ qua AMIS Thông tin nhân sự
Giảm tối đa sai sót thủ công nhờ quản lý hồ sơ qua AMIS Thông tin nhân sự

Dùng thử miễn phí ngay

  • AMIS Thông tin nhân sự được phát triển bởi MISA – Công ty công nghệ hơn 30 năm kinh nghiệm và được hàng nghìn doanh nghiệp tại Việt Nam tin dùng.
  • Phần mềm có liên kết dữ liệu với các phần mềm Chấm công, Tính lương, Kế toán… của MISA giúp quản trị dễ dàng hơn.
  • Ngoài ra, Trống Đồng Palace, Xuân Cương, IVY moda… những doanh nghiệp quy mô 1000 nhân sự cũng đã tin dùng sản phẩm và nhận thấy những kết quả tích cực.

7. Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về tỷ lệ biến động nhân sự cùng các giải pháp giúp doanh nghiệp của bạn giảm thiểu tối đa tình trạng nhân viên nghỉ việc. Việc nhân sự biến động nhiều gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của tổ chức nên nhà quản trị nhân sự cũng như lãnh đạo doanh nghiệp cần sớm chú trọng và có những biện pháp kịp thời để đẩy lùi tình trạng này.

 

 

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 4 Trung bình: 5]
Ngọc Ánh
Tác giả
Chuyên gia phát triển nguồn nhân lực
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả