Hợp đồng bảo hiểm điện tử – 5 điều NHẤT ĐỊNH bạn phải biết

05/10/2023
182

Hợp đồng bảo hiểm điện tử thì người sử dụng cần biết những điều gì? Nên lưu ý và tìm hiểu trước khi sử dụng ra sao?… Bài viết này sẽ tập trung phân tích cho anh chị 5 điều nhất định phải biết trước khi sử dụng hợp đồng bảo hiểm điện tử.

1. Hợp đồng bảo hiểm điện tử là gì?

Hợp đồng bảo hiểm điện tử là loại hợp đồng được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu về các thỏa thuận giữa đơn vị bảo hiểm với khách hàng giúp việc lưu trữ, truy cập và quản lý trở nên dễ dàng hơn.

Sử dụng hợp đồng bảo hiểm điện tử đang ngày càng phổ biến
Sử dụng hợp đồng bảo hiểm điện tử đang ngày càng phổ biến

Hợp đồng bảo hiểm điện tử vẫn có đầy đủ các thông tin và nội dung như hợp đồng bảo hiểm thông thường, các thoả thuận giữa khách hàng và bên bán bảo hiểm cần được minh bạch, rõ ràng.

  • Thỏa thuận giữa hai bên: Giống như hợp đồng bảo hiểm truyền thống, bên mua bảo hiểm đồng ý đóng phí bảo hiểm, trong khi bên bán bảo hiểm đồng ý bồi thường cho bên mua khi xảy ra rủi ro nằm trong phạm vi của hợp đồng.
  • Quyền và nghĩa vụ: Bên mua bảo hiểm phải tuân theo việc đóng phí theo thỏa thuận, trong khi bên bán bảo hiểm có nghĩa vụ chi trả hoặc bồi thường khi xảy ra sự kiện được định rõ trong hợp đồng.
  • Giá trị pháp lý: Hợp đồng bảo hiểm điện tử có giá trị pháp lý tương đương với hợp đồng bảo hiểm thông thường, đúng quy định của pháp luật trong giao dịch điện tử và có giá trị như giao dịch bằng văn bản truyền thống.

>> Xem thêm:

hợp đồng điện tử

2. Lợi ích và rủi ro khi sử dụng hợp đồng bảo hiểm điện tử

2.1. Lợi ích khi sử dụng hợp đồng bảo hiểm điện tử

Sử dụng hợp đồng bảo hiểm điện tử sẽ mang lại nhiều lợi ích cho từng nhóm đối tượng sử dụng, cụ thể như sau:

Lợi ích của việc sử dụng hợp đồng bảo hiểm điện tử đối với doanh nghiệp:

  • Tiết kiệm chi phí: Sử dụng hợp đồng điện tử giảm bớt chi phí cho việc in ấn, lưu trữ và vận chuyển giấy tờ.
  • Tiết kiệm thời gian: Giảm thiểu thời gian cho việc xử lý giấy tờ và các quy trình liên quan.
  • Dễ dàng ký kết hợp đồng ở bất cứ đâu: Khách hàng có thể ký hợp đồng trực tuyến mà không cần đến trực tiếp văn phòng bảo hiểm.
  • Dễ dàng lưu trữ, quản lý, tra cứu: Được lưu trữ trên hệ thống điện tử, hợp đồng có thể được tra cứu và quản lý một cách hiệu quả.
  • Nâng cao hình ảnh thương hiệu: Sự chuyên nghiệp và hiện đại trong việc áp dụng công nghệ sẽ nâng cao uy tín của doanh nghiệp.
  • An toàn và bảo mật: Các hệ thống điện tử thường có các biện pháp bảo mật cao để bảo vệ thông tin của khách hàng.
Sử dụng hợp đồng bảo hiểm điện tử giúp doanh nghiệp tối ưu hiệu quả làm việc cực tốt
Sử dụng hợp đồng bảo hiểm điện tử giúp doanh nghiệp tối ưu hiệu quả làm việc cực tốt

Lợi ích của việc sử dụng hợp đồng bảo hiểm điện tử đối với cá nhân:

  • Nhận hợp đồng chủ động và nhanh chóng: Không cần chờ đợi giấy tờ được gửi qua đường bưu điện.
  • Tra cứu thông tin, theo dõi hợp đồng trên thiết bị: Dễ dàng kiểm tra và theo dõi hợp đồng trên điện thoại di động hoặc máy tính.
  • Bảo mật: Thông tin cá nhân được mã hóa và bảo vệ trên các hệ thống điện tử.
  • Ký hợp đồng trực tuyến: Tiện lợi và linh hoạt, không cần đến văn phòng.
  • Giảm bớt quy trình, thủ tục: Không cần phải điền một đống giấy tờ hoặc chờ đợi xác nhận từ bên bảo hiểm.
  • Dễ sử dụng, tiện lợi: Cá nhân có thể ký kết và quản lý hợp đồng mọi lúc, mọi nơi thông qua các ứng dụng hoặc trang web.

Như vậy, việc sử dụng hợp đồng bảo hiểm điện tử mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và cá nhân, giúp quy trình bảo hiểm trở nên hiện đại, nhanh chóng và thuận tiện hơn.

MISA tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ hợp đồng điện tử uy tín hỗ trợ đắc lực cho các tổ chức, doanh nghiệp hiện nay. Để nhận ưu đãi dùng thử miễn phí doanh nghiệp hãy click ngay vào nút đăng ký dưới đây.

2.2. Rủi ro khi sử dụng hợp đồng bảo hiểm điện tử

Mặc dù việc sử dụng hợp đồng bảo hiểm điện tử mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng đi kèm với một số rủi ro mà cả doanh nghiệp và khách hàng cần lưu ý và tìm hiểu trước khi sử dụng như sau:

  • Có khả năng bị lộ thông tin: Tài liệu điện tử nói chung có thể trở thành mục tiêu cho các cuộc tấn công mạng của hacker. Nếu hệ thống bị xâm nhập, thông tin cá nhân của khách hàng có thể bị lộ, dẫn đến việc làm mất mát thông tin cá nhân và gây thiệt hại tài chính cho khách hàng.
  • Rủi ro pháp lý: Các quy định pháp lý về hợp đồng điện tử và bảo hiểm điện tử có thể chưa rõ ràng hoặc chưa được cập nhật ở một số nước, làm cho việc giải quyết tranh chấp trở nên phức tạp. Có khả năng xảy ra các tranh chấp về tính hợp lệ của hợp đồng và cách thức thực hiện.
  • Khó xác định được địa điểm giao kết hợp đồng: Khi giao kết hợp đồng trực tuyến, việc xác định địa điểm thực sự mà hợp đồng được ký kết có thể trở nên mơ hồ, gây khó khăn trong việc áp dụng pháp luật cụ thể cho hợp đồng đó.
  • Khó chứng minh bản gốc và chữ ký gốc: Do hợp đồng điện tử không có vật lý, việc chứng minh bản gốc của hợp đồng hoặc xác minh chữ ký điện tử có thể gặp khó khăn. Điều này có thể dẫn đến rủi ro khi cần phải chứng minh hoặc xác thực các thông tin trong quá trình giải quyết tranh chấp.
  • Vấn đề lừa đảo: Môi trường trực tuyến mở ra cơ hội cho các hoạt động lừa đảo như việc giả mạo trang web bảo hiểm, gửi email giả mạo yêu cầu thông tin cá nhân hoặc thanh toán. Khách hàng có thể bị đánh lừa ký kết hợp đồng bảo hiểm giả mạo, hoặc chuyển tiền cho những kẻ lừa đảo.
Hợp đồng bảo hiểm điện tử vẫn tồn tại một số rủi ro nhất định
Hợp đồng bảo hiểm điện tử vẫn tồn tại một số rủi ro nhất định

3. Vậy có nên sử dụng hợp đồng bảo hiểm điện tử không?

Với những lợi ích và rủi ro nhất định như trên, sẽ có nhiều cá nhân và tổ chức đặt câu hỏi: Có nên sử dụng hợp đồng bảo hiểm điện tử không?

Hợp đồng bảo hiểm điện tử NÊN được sử dụng bởi các lý do sau đây:

  • Hợp đồng bảo hiểm điện tử phù hợp với xu hướng phát triển của công nghệ hiện đại ngày nay, mang lại nhiều lợi ích đáng kể và vượt trội.
  • Hiện nay, Nhà nước đã và đang ban hành, bổ sung những văn bản pháp luật quy định về việc sử dụng hợp đồng điện tử nói chung nhằm đảm bảo hạn chế tối đa rủi ro cho người sử dụng. Có thể kể đến một số văn bản pháp luật tiêu biểu:
    • Luật Giao dịch điện tử 2023 (có hiệu lực từ 01-07-2024): Khoản 16, Điều 3 quy định về khái niệm Hợp đồng điện tử; Chương IV (Điều 14 – 38) quy định về Giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử.
    • Bộ luật Dân sự 2015: có các điều khoản quy định về hợp đồng áp dụng cho cả hợp đồng truyền thống và hợp đồng điện tử, liên quan đến tính pháp lý trong việc xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền dân sự.
    • Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015: quy định các điều khoản liên quan đến quyền và trách nhiệm của các bên ký hợp đồng khi xảy ra tranh chấp cần giải quyết bằng pháp luật.

4. Giải đáp một số thắc mắc về hợp đồng bảo hiểm điện tử

Một số câu hỏi thường gặp của người sử dụng hợp đồng bảo hiểm điện tử như sau:

Câu 1: Hợp đồng bảo hiểm điện tử có giá trị pháp lý không?

Hợp đồng bảo hiểm điện tử có đầy đủ thông tin và được ký hợp lệ sẽ mang đầy đủ giá trị pháp lý như hợp đồng truyền thống. Tính pháp lý của hợp đồng điện tử sẽ không bị mất đi chỉ vì nó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu

Câu 2: Thời điểm tính 21 ngày cân nhắc khi khách hàng nhận được hợp đồng bảo hiểm điện tử?

Đối với hơp đồng bảo hiểm điện tử thời điểm tính 21 ngày cân nhắc thường là từ ngày bên mua ký xác nhận trên hợp đồng điện tử hoặc ngày thỏa thuận giữa 2 bên và được ghi trên hợp đồng.

Câu 3: Có được nhận hợp đồng giấy khi ký hợp đồng bảo hiểm điện tử không?

Khách hàng có thể yêu cầu bên cung cấp bảo hiểm bổ sung thêm bản sao của hợp đồng điện tử dưới dạng hợp đồng giấy. Tuỳ vào dịch vụ và quy định của các bên mà việc in và gửi hợp đồng giấy có thể phát sinh thêm chi phí. Việc có một bản sao giấy không làm thay đổi giá trị pháp lý của hợp đồng, nhưng có thể giúp một số khách hàng cảm thấy an tâm hơn.

5. Misa Wesign – Giải pháp hợp đồng điện tử

Để thuận tiện cho việc ký kết, lưu trữ và sử dụng hợp đồng bảo hiểm điện tử, khách hàng và các bên cung cấp bảo hiểm nên tìm kiếm các đơn vị cung cấp giải pháp ký tài liệu số. MISA AMIS Wesign là một trong những phần mềm tiên phong và uy tín nhất tại Việt Nam mà các anh chị có thể tham khảo.

MISA AMIS Wesign là giải pháp chuyển đổi số, tự động hóa toàn bộ quy trình ký kết giữa cá nhân và tổ chức, tiết kiệm 85% thời gian và chi phí so với phương thức ký kết truyền thống. Được Bộ Công Thương cấp phép hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử từ 19/1/2023 nên người dùng có thể yên tâm về tính pháp lý và độ đảm bảo khi sử dụng MISA AMIS Wesign.

AMIS Wesign - Giải pháp hợp đồng điện tử uy tín hiện nay
AMIS Wesign – Giải pháp hợp đồng điện tử uy tín hiện nay

Một số tính năng, lợi ích mà anh chị có thể tham khảo, tìm hiểu thêm của phần mềm MISA AMIS Wesign:

  • Tạo không gian làm việc số: Đơn giản hoá quy trình công việc, ký kết từ xa, quản lý dữ liệu tập trung, phân quyền linh hoạt,…
  • Giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho người dùng lên đến 85-90%, góp phần tiết kiệm giấy, bảo vệ môi trường.
  • Dễ dàng tích hợp với các phần mềm khác như CRM, HRM, Kế toán,… phù hợp với quy trình làm việc và luồng thông tin, dữ liệu của các doanh nghiệp.
  • Tối ưu an toàn, an ninh thông tin, giải pháp chống tấn công từ bên ngoài 24/7, dễ dàng bảo mật và lưu trữ dữ liệu.
  • Giá thành phù hợp, có các gói dùng thử ngắn hạn theo tháng và chiết khấu phù hợp với các gói theo năm, giúp người dùng có nhiều cơ hội trải nghiệm và sử dụng phù hợp với mục đích công việc.

Với các tính năng, lợi ích và độ uy tín như trên, MISA AMIS Wesign sẽ giúp các cá nhân và doanh nghiệp cắt bỏ quy trình ký kết phức tạp, tối ưu hiệu quả công việc ký kết và nâng cao khả năng số hóa công việc. Đăng ký dùng thử miễn phí tại đây.

Nhìn chung, việc sử dụng hợp đồng bảo hiểm điện tử tuy không mới nhưng chưa được nhân rộng và đa dạng tại Việt Nam. Tuy nhiên, không thể phủ nhận đây là một trong những hình thức mang lại nhiều lợi ích và sự thuận tiện cho cả người mua và người bán bảo hiểm. Bài viết này đã tập trung phân tích cả lợi ích, rủi ro và các trường hợp nên sử dụng hợp đồng bảo hiểm điện tử để anh chị dễ dàng tham khảo cho trường hợp của cá nhân, doanh nghiệp mình. Ngoài ra, nếu muốn đảm bảo về tính pháp lý của hợp đồng, anh chị có thể sử dụng để tư vấn pháp lý tùy theo từng trường hợp.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Mr. Trịnh Văn Biển
Tác giả
GĐ Chuyển Đổi Số MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả