Trong quá trình thử việc tại các doanh nghiệp, các ứng viên đều phải trải qua những thử thách và đón nhận đánh giá quản lý. Tự đánh giá bản thân trong quá trình thử việc giúp nhân viên hiểu rõ năng lực của mình và có căn cứ so sánh với kết quả mà công ty đưa ra. Đây là một quá trình cần thiết để phát triển bản thân hơn nữa trong tương lai. Hãy cùng MISA AMIS HRM tìm hiểu cách tự đánh giá và tải miễn phí các mẫu tự đánh giá hữu ích.
Tải miễn phí – 11 Biểu mẫu OKR – Đánh giá nhân viên theo chức vụ và phòng ban
1. Tự đánh giá bản thân là gì?
Tự đánh giá bản thân là quá trình tự xem xét, đánh giá và đối chiếu kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm, hiệu suất của bản thân với mục tiêu trong nhiều khía cạnh. Quá trình này có thể áp dụng vào nhiều khía cạnh trong cuộc sống, đặc biệt là trong công việc. Dưới đây là một số trường hợp nên tự đánh giá bản thân:
- Tự đánh giá sự phát triển cá nhân: Điều này có thể bao gồm việc xem xét mục tiêu ngắn hạn, dài hạn, xác định kỹ năng và kiến thức cần phát triển và thiết lập kế hoạch để đạt được mục tiêu đó. Cụ thể như xem xét bản thân đã làm được gì để đạt được kỹ năng, địa vị hoặc mức tài chính như mong muốn…
- Tự đánh giá hiệu suất công việc: Trong công việc, người lao động thường tự đánh giá hiệu suất của họ để biết công việc có hiệu quả không, hàng tháng có đạt chỉ tiêu không.
2. Vì sao cần tự đánh giá bản thân trong công việc
Tự đánh giá bản thân trong công việc là một phần quan trọng của quá trình phát triển sự nghiệp, bởi những lý do sau:
- Để hoàn thiện bản thân và hoàn thành công việc: Tự đánh giá giúp bạn nhận biết được điểm mạnh và điểm yếu của mình trong công việc. Điều này giúp bạn tập trung vào việc cải thiện và phát triển kỹ năng, kiến thức và hiệu suất làm việc. Khi bạn cải thiện bản thân, bạn có khả năng hoàn thành công việc một cách tốt hơn.
- Nhằm đề ra cách thức đạt được mục tiêu: Tự đánh giá giúp bạn xác định mục tiêu cá nhân và nghề nghiệp của mình. Bằng việc hiểu rõ mục tiêu, bạn có thể tạo ra kế hoạch và chiến lược cụ thể để đạt được chúng. Việc này giúp bạn tập trung vào những hoạt động thiết thực nhất, thay vì thực hiện một cách mơ hồ và tự phát.
- Để có định hướng phát triển sự nghiệp rõ ràng: Tự đánh giá bản thân giúp bạn hiểu rõ về năng lực hiện tại và tiềm năng trong tương lai của mình. Bạn có thể xác định được những cơ hội mới, những hướng đi triển vọng hơn và đưa ra quyết định sáng suốt hơn trên lộ trình thành công.
3. Vai trò của tự đánh giá bản thân trong quá trình thử việc
Tự đánh giá bản thân trong quá trình thử việc không phải là một hoạt động bắt buộc. Một số công ty yêu cầu nhân viên tự đánh giá, một số doanh nghiệp chỉ đưa ra đánh giá từ phía quản lý. Tuy nhiên để hiểu rõ chính mình, ứng viên nên tự đánh giá và chuẩn bị bản tự đánh giá chi tiết.
- Tự đánh giá cho phép ứng viên cảm nhận rõ ràng về năng lực của mình, liệu có đáp ứng được yêu cầu từ phía doanh nghiệp hay không. Nếu cảm thấy không phù hợp, ứng viên có thể thôi thử việc và tìm kiếm cơ hội mới để tránh mất thời gian cho hai bên.
- Tự đánh giá thường xuyên sẽ giúp người thử việc biết mình đang thực hiện công việc ở mức độ nào để chủ động cải thiện hiệu suất, vượt qua kỳ thử việc. Giả sử ứng viên đang đạt 65% KPI, chỉ còn 1 tuần nữa để thực hiện 35% còn lại. Nếu ứng viên có ý thức tự đánh giá sẽ nắm được con số và có biện pháp kịp thời để đẩy nhanh công việc.
- Tự đánh giá cũng là căn cứ để nhân viên thử việc so sánh với kết quả từ quản lý và nhà tuyển dụng. Điều này giúp ứng viên hiểu rõ hơn về cách họ được nhìn nhận bởi công ty và có cơ hội điều chỉnh, phát triển để đáp ứng mong đợi của công ty. Hoặc trong trường hợp kết quả sai lệch dẫn đến không được tuyển dụng, thỏa thuận hợp đồng chưa được như ý, ứng viên có thể đưa ra dẫn chứng hợp lý để thỏa thuận lại.
Tóm lại, tự đánh giá bản thân trong quá trình thử việc là một phần quan trọng của quá trình phát triển sự nghiệp và đảm bảo sự phù hợp giữa người lao động và công ty. Nó giúp người lao động hiểu rõ hơn về khả năng và năng lực của mình, tập trung vào việc hoàn thành thử thách, và định hình sự phát triển trong tương lai dựa trên đánh giá cả bên trong và từ bên ngoài.
4. Cách làm bản tự đánh giá bản thân trong quá trình thử việc
Trong trường hợp doanh nghiệp yêu cầu ứng viên làm bản tự đánh giá bản thân trong quá trình thử việc, bạn có thể tham khảo cấu trúc sau. Lưu ý rằng mỗi doanh nghiệp có thể sử dụng các mẫu văn bản khác nhau cho nhân viên thử việc, không bắt buộc phải có đầy đủ và chính xác các mục dưới đây.
Phần thông tin chung
Tên công ty | ………………………….. |
Tiêu đề: | Tự Đánh Giá Bản Thân Trong Quá Trình Thử Việc |
Thời gian thử việc | ………………………….. |
Mục tiêu đánh giá: | Để xác định hiệu suất của mình trong giai đoạn thử việc, nhận biết điểm mạnh và điểm yếu, và xác định cách để cải thiện và phát triển trong công việc (điều chỉnh nội dung tùy vào mục tiêu của ứng viên) |
Phần thông tin cá nhân của người tự đánh giá
Họ và tên | ………………………….. |
Ngày sinh | ………………………….. |
Địa chỉ email | ………………………….. |
Số điện thoại | ………………………….. |
Vị trí | ………………………….. |
Bộ phận/Phòng ban | ………………………….. |
Phần kết quả công việc và ưu điểm – hạn chế
Liệt kê kết quả công việc theo con số cụ thể hoặc % hoàn thành.
Liệt kê những điểm mạnh của bạn trong quá trình thử việc. Điều này có thể bao gồm kỹ năng, thành tựu đáng chú ý, hoặc đóng góp đặc biệt cho công việc.
Liệt kê những điểm yếu của bạn hoặc những khía cạnh cần cải thiện trong quá trình thử việc. Hãy cố gắng mô tả chính xác và cụ thể nhất.
Phần tổng kết và kế hoạch cải thiện
Tóm tắt ngắn gọn những điểm mạnh, điểm yếu và hiệu suất tổng thể của bạn trong giai đoạn thử việc.
Liệt kê các công việc cụ thể mà bạn sẽ thực hiện để cải thiện các khía cạnh yếu và phát triển trong công việc.
Thêm phần đánh giá, phê duyệt từ quản lý nếu cần thiết
5. [TẢI MIỄN PHÍ] Mẫu tự đánh giá bản thân trong quá trình thử việc
- Mẫu Tự Đánh Giá Công Việc Theo Tuần: Sử dụng mẫu này để theo dõi tiến độ công việc hàng tuần, giúp ứng viên, nhân viên duy trì một lịch trình hiệu quả và thúc đẩy tinh thần tự giác
- Mẫu Tự Đánh Giá Cho Nhân Viên: Nếu bạn là người quản lý hoặc giám sát, mẫu này sẽ giúp bạn đánh giá hiệu suất của nhân viên trong công việc định kỳ, hỗ trợ quá trình đào tạo và phát triển nhân viên.
- Mẫu Tự Đánh Giá Công Việc Cá Nhân: Tự đánh giá cá nhân theo các tiêu chí có sẵn, theo thang điểm chi tiết, có tính minh bạch và dễ định lượng.
- Tự Nhận Xét Của Cán Bộ: Bảng biểu giúp tự nhận xét theo các tiêu chí cơ bản như khối lượng công việc, nghiệp vụ chuyên môn tinh thần trách nhiệm, sự phối hợp…
Quản lý và HR có thể theo số hóa quá trình đánh giá với AMIS Đánh Giá. Phần mềm hỗ trợ đánh giá theo phòng ban, bộ phận, cá nhân, đặc biệt có thể phân quyền quản lý đánh giá hoặc cá nhân tự đánh giá. Đây là một công cụ đắc lực, phù hợp theo dõi kết quả trong quá trình thử việc và cả quá trình làm việc sau đó.
6. Tổng kết
Thời gian thử việc là một giai đoạn quan trọng để tìm hiểu về môi trường làm việc và xác định liệu công việc và vị trí này phù hợp với bản thân hay không. Bằng cách tự đánh giá bản thân trong quá trình thử việc, ứng viên có thể nâng cao khả năng trúng tuyển và đưa ra quyết định sáng suốt cho sự nghiệp của mình.