Nghiệp vụ Hóa đơn Ghi hóa đơn điện tử xuất khẩu theo Thông tư 78 mới...

Hóa đơn điện tử theo Thông tư 78/2021/TT-BTC ra đời mang đến nhiều lợi ích nhưng cũng gây ra những khó khăn ban đầu khi doanh nghiệp chưa kịp thời cập nhật, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài. Hóa đơn điện tử theo Thông tư 78 mới ra đời kèm theo những quy định mới về việc lập hóa đơn khi xuất khẩu khiến cho nhiều kế toán lúng túng, chưa quen. MISA AMIS tổng hợp đầy đủ các quy định pháp lý liên quan mới nhất về thời điểm lập, cách thức lập, ghi hóa đơn điện tử xuất khẩu. Mời các bạn cùng MISA AMIS tìm hiểu chi tiết nội dung dưới đây.

1. Những căn cứ pháp lý liên quan 

1.1 Căn cứ pháp lý

Một số căn cứ pháp lý quan trọng liên quan đến hóa đơn điện tử xuất khẩu như sau:

Căn cứ theo Điều 24 Luật Hải Quan quy định về thủ tục hải quan trong xuất khẩu của cơ quan hải quan.

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính quy định về các thủ tục liên quan đến hải quan trong xuất nhập khẩu hàng hóa của Bộ Tài Chính.

Bộ quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ UCP 600 theo Thông lệ quốc tế áp dụng chung cho các nước khi có hoạt động xuất khẩu quốc tế.

Theo khoản 1, khoản 2 Điều 8 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn áp dụng khi xuất khẩu.

Thông tư 78/2021/TT-BTC ngày 17/9/2021 của Bộ Tài chính quy định về thống nhất bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử thay cho hóa đơn giấy.

1.2 Những quy định mới về hóa đơn điện tử xuất khẩu dựa trên căn cứ pháp lý trên

Quy định mới trong việc bắt buộc lập hóa đơn xuất khẩu được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 8 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP như sau:

“1. Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:

a) Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;

b) Hoạt động vận tải quốc tế;

c) Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

d) Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.

Hóa đơn bán hàng là hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân như sau:

a) Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp sử dụng cho các hoạt động:

  • Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
  • Hoạt động vận tải quốc tế;
  • Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
  • Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.

b) Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan.”

=> Như vậy, căn cứ Nghị định 123/2020/NĐ-CP doanh nghiệp khi có hoạt động xuất khẩu bắt buộc phải xuất hóa đơn (hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng) sau khi hoàn tất thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất khẩu. 

Ngoài ra, căn cứ khoản 1, Điều 11, Thông tư số 78/2021/TT-BTC kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2022 các doanh nghiệp, tổ chức bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử thay cho hóa đơn giấy thì doanh nghiệp khi có hoạt động xuất khẩu bắt buộc phải xuất hóa đơn điện tử.

Trước đây, doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài chỉ cần sử dụng Hóa đơn thương mại “Invoice” thì hiện nay với quy định mới doanh nghiệp cần phải xuất cả hóa đơn điện tử cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.

Xem ngay: Hóa đơn xuất khẩu là gì? Cách viết hóa đơn xuất khẩu chi tiết nhất

Việc lập hóa đơn điện tử là thực hiện theo pháp luật Việt Nam còn hóa đơn trong thương mại quốc tế thực hiện theo thông lệ quốc tế. 

Hình 1: Quy định mới về xuất hóa đơn điện tử khi xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài

2. Thời điểm phát hành hóa đơn giá trị gia tăng  đối với hàng xuất khẩu là ghi nào?

2.1 Thời điểm phát hành hóa đơn giá trị gia tăng  đối với hàng xuất khẩu

Theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ thì cơ sở lập hóa đơn giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu là sau khi hàng hóa đã thực xuất khẩu có xác nhận của cơ quan hải quan đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu và sau khi làm xong thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu đối với người khai hải quan kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.

=> Như vậy, theo quy định trên thời điểm phát hành hóa đơn giá trị gia tăng đối với hàng xuất khẩu là sau khi người khai hải quan hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu. 

Do đó, tại thời điểm làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu người khai hải quan chưa thể phát hành hóa đơn giá trị gia tăng để nộp trong bộ hồ sơ hải quan. 

Hình 2: Thời gian xuất các loại hóa đơn cho hàng xuất khẩu

Thời điểm phát hành 02 loại hóa đơn này khác nhau: hóa đơn thương mại phát hành trước khi làm thủ tục hải quan còn hóa đơn điện tử cho hoạt động xuất khẩu phát hành sau.

Một số thông tin bắt buộc trên hóa đơn thương mại (Invoice) doanh nghiệp cần lưu ý như sau:

Căn cứ theo UCP 600 – The Uniform Custom and Practice for Documentary Credits (Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ), hóa đơn thương mại không có mẫu cụ thể mà chỉ cần đảm bảo đầy đủ nội dung yêu cầu. Các nội dung chính trên hóa đơn thương mại bao gồm: 

  • Người xuất khẩu: Ghi rõ thông tin (bao gồm tên và địa chỉ) của người gửi hàng, tên quốc gia xuất khẩu.
  • Người nhập khẩu: Ghi rõ thông tin (bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ) của người nhận hàng.
  • Số hóa đơn và ngày phát hành: Trên hóa đơn thương mại bắt buộc phải có số và ngày của hóa đơn do người bán lập và ghi nhận. Bên cạnh đó, người xuất khẩu và người nhập khẩu có thể lưu hồ sơ theo số hóa đơn thương mại.
  • Phương thức vận chuyển: Ghi rõ phương thức vận chuyển, không cần ghi chi tiết về phương tiện hay số hiệu của chuyến.
  • Điều khoản giao hàng, điều khoản thanh toán: Ghi rõ điều khoản giao hàng theo thỏa thuận giữa hai bên (Ví dụ điều khoản theo Incoterms 2010). Ghi rõ điều khoản thanh toán (ví dụ TT, TTR, LC,…). Ghi rõ đồng tiền thanh toán (Ví dụ USD, EUR, JPY,…).
  • Số lượng hàng hóa: Ghi tổng số lượng hàng của lô hàng. Thông thường sẽ ghi kèm tổng trọng lượng cả bì hoặc không ghi chi tiết.
  • Dấu và chữ ký của hai bên.
Hình 3: Mẫu hóa đơn thương mại dùng cho xuất khẩu

2.2 Phân biệt so sánh hóa đơn điện tử giá trị gia tăng và hóa đơn thương mại (Invoice)

  • Những điểm giống nhau
    • Cả hai loại hóa đơn trên đều do người bán lập, xuất và giao cho người mua;
    • Nội dung trên hóa đơn đều ghi nhận đầy đủ thông tin của hai bên người mua và người bán và thông tin hàng hóa giao dịch mua bán;
    • Đều thực hiện chức năng thanh toán, xác định số tiền mà bên mua phải trả cho bên bán.
  • Những điểm khác nhau 
Nội dung Hoá đơn thương mại (Invoice) Hoá đơn điện tử xuất khẩu 

(GTGT và HĐ bán hàng)

Sử dụng Hoá đơn thương mại (Invoice) chỉ sử dụng cho các giao dịch mua bán quốc tế, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài Hoá đơn điện tử sử dụng trong cả mua bán nội địa và quốc tế, khu phi thuế quan; xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
Mục đích Làm căn cứ để yêu cầu khách hàng thanh toán, chứng từ thanh toán với nước ngoài. Làm căn cứ để doanh nghiệp tính và nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT).
Nội dung đặc thù – Không bắt buộc tách riêng thuế giá trị gia tăng 

– Có thêm một số nội dung như điều khoản thanh toán, phương thức vận chuyển

– Bắt buộc ghi rõ mức thuế giá trị gia tăng 

– Không cần ghi thông tin về thanh toán, cách vận chuyển

Kê khai thuế Không phải thực hiện kê khai Phải thực hiện kê khai

Có thể bạn quan tâm: Thông tư 78 về hóa đơn điện tử và những quy định cần chú ý

3. Hướng dẫn cụ thể cách ghi hóa đơn điện tử cho hàng xuất khẩu

Hình 4: Mẫu hóa đơn giá trị gia tăng khi xuất khẩu

Hướng dẫn cách ghi hóa đơn điện tử xuất khẩu mới nhất (căn cứ theo Điều 10, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP)

Hóa đơn điện tử được viết bằng Tiếng Việt. Nếu có thêm chữ nước ngoài phải được đặt trong ngoặc đơn () hoặc ngay dưới dòng tiếng Việt có chữ nhỏ hơn chữ Tiếng Việt. Nếu người bán được thu bằng ngoại tệ theo quy định pháp luật thì mới được viết đồng tiền ngoại tệ trên hóa đơn.

Khi lập hóa đơn xuất khẩu doanh nghiệp phải ghi đầy đủ các tiêu thức trên hóa đơn như thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng và tổng tiền thanh toán yêu cầu phải ghi rõ bằng cả số và chữ. 

Trong đó: dòng thuế suất ghi rõ 0% và dòng tiền thuế giá trị gia tăng  ghi bằng 0. 

Tên khách hàng là người mua hàng, đơn vị nhập khẩu ghi rõ đầy đủ họ tên, địa chỉ, quốc gia xuất khẩu. 

Tên hàng hóa: Ghi tên thông thường của sản phẩm, cấp hạng hoặc chất lượng, mã hiệu, số hiệu và ký hiệu hàng hóa khi lưu thông trên thị trường nội địa nước xuất khẩu. 

Cách kê khai hóa đơn GTGT xuất khẩu điện tử

Các bạn kê khai doanh thu xuất khẩu căn cứ dựa theo hồ sơ xuất khẩu, tờ khai hải quan thông quan và hóa đơn GTGT xuất khẩu đã lập. Thông thường thuế suất GTGT hàng xuất khẩu là 0%, do vậy các bạn sẽ kê khai vào Chỉ tiêu 29 trên tờ khai 01/GTGT.

Các bạn kê khai vào Chỉ tiêu 29 – Hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 0% trên Tờ khai 01/GTGT, xem hình minh họa bên dưới: 

Trên đây toàn bộ bài viết về “Ghi hóa đơn xuất khẩu điện tử theo Thông tư 78 mới nhất”. MISA AMIS hy vọng bài viết đã giúp ích phần nào trong việc doanh nghiệp thực hiện nghiệp vụ bán hàng xuất khẩu của mình đảm bảo tuân thủ theo những quy định mới nhất của pháp luật, tránh bị phạt do chưa kịp thời cập nhật quy định.

Sử dụng hoá đơn chuyển đổi theo Thông tư 78 là nhiệm vụ của các doanh nghiệp để đáp ứng lộ trình sử dụng hoá đơn điện tử như đã ban hành của Tổng cục Thuế. Việc lựa chọn phần mềm kế toán có tính năng kết nối với phần mềm hoá đơn điện tử như phần mềm kế toán online MISA AMIS sẽ giúp ích nhiều cho kế toán trong quá trình xử lý công việc hàng ngày. Phần mềm kế toán thông minh thế hệ mới MISA AMIS có khả năng: 

  • Kết nối trực tiếp phần mềm hoá đơn điện tử, cho phép phát hành hoá đơn điện tử theo Thông tư 78 ngay trên phần mềm và tự động hạch toán doanh thu ngay khi lập hóa đơn điện tử;
  • Khởi tạo mẫu hoá đơn điện tử từ bộ có sẵn: Chương trình có sẵn kho mẫu hóa đơn từ cơ bản đến đặc thù từng doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng, cho phép đơn vị lấy về sử dụng mà không mất công thiết kế lại;
  • Kiểm tra tình trạng nhà cung cấp có đang được phép hoạt động hay không, giúp giảm thiểu việc kê khai các hóa đơn không hợp lệ;
  • Đầy đủ báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn: Cho phép in được báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng, quý, tuân thủ quy định mới nhất về quản lý và sử dụng hóa đơn của Bộ Tài chính.

Ngoài ra, phần mềm kế toán online MISA AMIS còn có nhiều tính năng, tiện ích thông minh nổi bật khác như: Tự động tổng hợp số liệu để lập tờ khai thuế, báo cáo tài chính; tự động đối chiếu phát hiện sai lệch để đưa ra cảnh báo;…

Kính mời Quý Doanh nghiệp, Anh/Chị Kế toán doanh nghiệp đăng ký trải nghiệm miễn phí bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS!

Dùng ngay miễn phí

Người tổng hợp: Người yêu kế toán

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 3]