Chiến lược marketing cho doanh nghiệp nội thất: Cách tăng doanh số bán hàng

03/04/2023
493

Để xây dựng một doanh nghiệp kinh doanh nội thất thành công, bạn cần phải thực hiện nhiều công việc hơn ngoài việc tạo ra những món đồ nội thất đẹp. Phần lớn người mua xem đồ nội thất là những đồ vật có giá trị lâu dài và gắn bó. 

Vì vậy các sản phẩm của bạn cần phải được mang đến đúng người, vào đúng thời điểm và phải tạo ra ấn tượng tích cực dài lâu. Điều này không xảy ra một cách vô tình. Một chiến lược marketing nội thất chính là kế hoạch khiến khách hàng tiềm năng nghĩ ngay đến thương hiệu của bạn khi họ muốn mua hàng. 

Chúng ta hãy cùng xem qua các yếu tố quan trọng của một chiến lược marketing sản phẩm nội thất và các bước bạn có thể thực hiện để thương hiệu của bạn có chỗ đứng trong lòng của các khách hàng tiềm năng.

Chiến lược marketing cho doanh nghiệp nội thất
Chiến lược marketing cho doanh nghiệp nội thất

Tại sao bạn cần một chiến lược marketing đồ nội thất?

Thị trường đồ nội thất đang phát triển khi có những sự dịch chuyển về nhân khẩu học và sự thay đổi trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Sở hữu các sản phẩm tuyệt vời và dịch vụ xuất sắc là chưa đủ để bạn cạnh tranh. Bạn cần phải trở nên nổi bật vào đúng lúc khách hàng cần bạn và cung cấp trải nghiệm mua hàng có khả năng chiếm trọn con tim khách hàng, để có thể bán được hàng. 

Một chiến lược marketing toàn diện sẽ giúp bạn xác định được ai là khách hàng lý tưởng của mình, tìm được cách để mang đến cho họ những trải nghiệm hài lòng với các sản phẩm mà họ muốn mua và tại nơi mà họ cần dùng chúng. Đồng thời chiến lược marketing cũng giúp bạn hoạch định được cách để khai thác và tạo ra những mối quan hệ tương tác lâu dài, gắn bó cùng khách hàng.  

Và sau đây chính là cách để bạn bắt đầu. 

Xây dựng chiến lược marketing nội thất 

Phát triển một chiến lược marketing nội thất hiệu quả yêu cầu cả thời gian lẫn công sức. Hướng dẫn dưới đây sẽ chỉ ra từng bước cụ thể về cách xây dựng một chiến lược marketing nhằm gia tăng doanh số bán hàng. 

Bước 1: Hiểu người đang mua sản phẩm của mình là ai và tiếp cận họ tại nơi họ xuất hiện

Cách tiếp thị với khách hàng của bạn phụ thuộc vào yếu tố khách hàng của bạn là ai. Dù cho bạn vẫn có thể bán hàng cho mọi đối tượng, nhưng sự thật là có một số người sẽ thích sản phẩm của bạn hơn những người khác. Bạn sẽ bán được nhiều nội thất hơn nữa nếu bạn có thể xác định được chân dung những người thích sản phẩm của bạn là ai. 

Nếu bạn chưa biết chắc chắn rằng khách hàng lý tưởng của mình là ai, hãy hỏi họ! Bạn có thể tạo các bài khảo sát tại cửa hàng hoặc trên các kênh online, bao gồm tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập trung bình, sở thích, và những thứ khách hàng của bạn ưu tiên. 

Những thông tin này sẽ giúp bạn xác định được rằng những kênh tivi hay đài radio nào khách hàng mục tiêu của bạn thường xuyên xem, họ hay đọc những tạp chí và trang tin nào, hay sử dụng nền tảng mạng xã hội nào; và những thứ đó sẽ trả lời cho bạn câu hỏi rằng bạn nên dồn nguồn lực marketing vào đâu. 

Một khi bạn biết được khách hàng của mình là ai, bạn sẽ có rất nhiều cách để tiếp cận họ trong thế giới bán hàng đa kênh ngày nay. 

Yếu tố truyền thống: Lựa chọn các kênh quảng cáo nội thất truyền thống 

Mặc dù tìm kiếm trực tuyến hiện đang phổ biến, nhưng các hình thức quảng cáo trả phí truyền thống như quảng cáo trên tivi, đài, và quảng cáo dạng in ấn vẫn là những cách hữu hiệu để quảng bá đồ nội thất. Hãy tận dụng các kênh kể trên để tạo nhận biết thương hiệu đối với những người mua hàng tiềm năng cũng như tiếp cận những người mua hàng vẫn còn chưa hoàn toàn thích nghi với thương mại điện tử. 

Hãy nghĩ về khách hàng lý tưởng của bạn. Tận dụng các đặc điểm của họ để xác định các kênh thuộc khu vực hoặc quốc gia hoặc các công cụ  giúp bạn quảng cáo sản phẩm của mình. Hãy cố gắng tạo ra những quảng cáo có thể truyền đạt tốt đến đến khách hàng và xây dựng sự gắn kết giữa những gì họ muốn và những gì bạn cung cấp. 

Yếu tố mới mẻ: Lựa chọn các nền tảng mạng xã hội để kết nối với người mua hàng trong tương lai 

Bạn hãy nghiên cứu để xác định đâu là những nền tảng mạng xã hội mà khách hàng mục tiêu của bạn sử dụng. Bạn cần phải tiếp cận họ ở những nơi mà họ sẵn sàng dành thời gian, không phải nơi mà bạn muốn dành thời gian.

Ví dụ, nếu thị trường mục tiêu của bạn là Gen Y, Gen Z thì Instagram chính là nơi mà bạn có thể tìm thấy họ. Nếu khách hàng của bạn lớn tuổi hơn, bạn có khả năng tìm họ trên Facebook. Hay những người đam mê trang trí sẽ dành thời gian trên Pinterest. 

Hãy đăng các hình ảnh đẹp và những video có khả năng chia sẻ cao và liên quan đến thương hiệu nội thất của bạn. Marketing trên mạng xã hội chính là tạo dựng mối quan hệ giữa công ty và những người chia sẻ những giá trị của bạn. Mục tiêu của bạn là tương tác, không phải bán hàng. 

Hãy tập trung vào mục tiêu khai thác mạng xã hội với những người theo dõi là những người yêu nội thất. Khi khách hàng đã nhận diện được thương hiệu của bạn, các sản phẩm nội thất của bạn có khả năng xuất hiện trong đầu họ hơn khi họ có nhu cầu mua sắm nội thất . Hãy biến những người theo dõi thành khách hàng. 

Nguồn: sproutsocial.com
Nguồn: sproutsocial.com

Yếu tố tham khảo : Xây dựng một danh sách email 

Từ các trang mạng xã hội và chiến lược giữ chân khách hàng hiện có của bạn, hãy tạo một danh sách email để chia sẻ thông tin với những người quan tâm đến thương hiệu nội thất của bạn. 

Mời họ đăng ký nhận thư quảng cáo hằng tháng và chia sẻ các thông tin sản phẩm, các mẹo trang trí, lựa chọn đồ nội thất với họ thường xuyên. Hãy tận dụng sức mạnh email marketing để nhắc khách hàng về những thứ mà bạn đang bán. 

Gửi Email Marketing hàng loạt dễ dàng, hạn chế spamDùng thử MISA AMIS aiMarketing miễn phí ngay

Bước 2: Biến website của bạn trở nên nổi bật như chính các sản phẩm nội thất của bạn

Có đến 87% khách hàng tìm kiếm online trước khi thực sự bước đến một cửa hàng nào đó, điều này có nghĩa rằng website của bạn cần phải là trụ cột chính trong chiến lược marketing nội thất của bạn. 

Là một người kinh doanh độ thất, bạn đang làm trong lĩnh vực tạo ra những món đồ xinh đẹp. Hãy sử dụng website của bạn để “phô diễn” kỹ năng thiết kế của bạn. Sau đây là những điểm bạn cần lưu ý: 

Duy trì diện mạo của website 

Hãy giữ cho các sản phẩm của bạn trong tình trạng tốt nhất. Hãy đối đãi với chúng như thể chúng chính là ngôi sao của doanh nghiệp, bằng cách tạo cho chúng những hình ảnh chất lượng cao có khả năng truyền đạt cảm hứng cho người ghé vào cửa hàng. 

Hãy trưng bày những món đồ, căn phòng, hoặc những chủ đề trang trí và biến website của bạn thành nơi mà mọi người muốn vào xem để tìm kiếm ý tưởng, dẫu cho họ vẫn chưa có ý định muốn mua hàng. 

Đừng tạo trải nghiệm khó khăn cho khách hàng

Một khi bạn có được sự quan tâm của khách hàng, bạn phải nắm bắt chúng. Hãy đảm bảo rằng khách hàng có thể tìm đến website của bạn dễ dàng, dẫu họ chỉ muốn tìm kiếm ý tưởng thiết kế, ngắm qua một số sản phẩm cụ thể nào đó, đặt hàng online, hoặc lấy địa chỉ của một cửa hàng bán lẻ tại địa phương. 

Trước hết bạn hãy bảo đảm rằng thời gian tải trang nhanh chóng, thông tin được trình bày rõ ràng, dễ dàng tìm kiếm. 

Tạo trải nghiệm thuận tiện

Trong thế giới luôn kết nối của chúng ta, khách hàng lướt web ở khắp mọi nơi, ngay cả khi họ đang đi trên đường. Hãy bảo đảm rằng thiết kế website của bạn tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng ở mọi hình thức, bao gồm trình duyệt web truyền thống, máy tính bảng, và điện thoại thông minh. 

Cập nhật xu hướng 

Khi mọi người trang trí nhà cửa, họ sẽ phải tìm kiếm những ý tưởng mới và bạn không nên để cho website của mình tạo cảm giác nhạt nhẽo, lỗi thời. Nội dung của bạn cũng không nên là nội dung tĩnh. Và khi xu hướng thiết kế nội thất thay đổi, bạn cũng nên làm điều tương tự cho website của mình. Hãy trình bày những sản phẩm mới hoặc sản phẩm hiện có theo nhiều cách khác nhau. 

Tạo trải nghiệm, không nên chỉ tạo sản phẩm 

Xây dựng đặc tính thương hiệu mạnh mẽ sẽ khiến cho đồ nội thất của bạn và những không gian mà chúng tạo ra để lại ấn tượng nhanh hơn và sâu sắc hơn. Để thực sự tạo nên một ấn tượng nổi bật, hãy sử dụng các công cụ 3D, thực tế tăng cường, thực tế ảo để giúp khách hàng tiềm năng tiếp cận sản phẩm của bạn một cách gần gũi và cá nhân hơn. 

Không gì có thể sự liên kết mạnh mẽ hơn khi nhìn thấy được một chiếc bàn mới có kiểu dáng đẹp trông như thế nào trong phòng ăn của chính bạn. 

Nguồn: techcrunch.com
Nguồn: techcrunch.com

Bước 3: Chốt đơn nhiều hơn 

Bạn đã biết được khách hàng của mình là ai và bạn đã lựa chọn được cách tốt nhất để trưng bày sản phẩm của mình. Làm sao bạn có thể phối hợp chúng để bán được nhiều sản phẩm hơn? 

Dưới đây là những cách để bạn chốt đơn nhiều hơn?

Khiến cho khách hàng đồng ý một cách dễ dàng hơn

Hãy tận dụng các nền tảng mạng xã hội để quảng bá sản phẩm và các đợt giảm giá, cũng như cho khách hàng biết về những lựa chọn thanh toán đặc biệt mà bạn đang có. Những phần thưởng khuyến khích mua hàng như những chương trình đặt cọc, chính sách đổi trả thoải mái, hoặc những chương trình ưu đãi đặc biệt (ví dụ như phối hợp bộ ghế sofa với những chiếc bàn nhỏ) có thể giúp bạn chốt đơn dễ hơn. 

Hãy bảo đảm rằng nhân viên bán hàng và nhân viên tại cửa hàng của bạn cảm thấy thoải mái khi nói về những phần thưởng khuyến mua, hãy tạo động lực giúp họ chia sẻ thông tin với khách hàng. 

>> Có thể bạn quan tâm: 4 bí quyết kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp bán buôn nội thất

Đầu tư vào giữ chân khách hàng: Phát triển một chiến lược phù hợp 

Nghiên cứu cho thấy rằng giữ chân khách hàng sẽ ít tốt kém hơn, và tạo nhiều lợi nhuận hơn là tìm kiếm khách hàng mới. Một khi một khách hàng nào đó đã mua hàng, hãy cho họ lý do để tiếp tục gắn bó với bạn. 

Hãy tận dụng các nền tảng mạng xã hội để mời khách hàng tham gia các cuộc khảo sát hoặc chia sẻ bức ảnh yêu thích của họ về những sản phẩm của bạn trong chính căn nhà của họ. Hãy cân nhắc việc mang đến cho họ những chương trình giảm giá dành riêng hoặc những quà tặng đặc biệt tri ân khách hàng vì đã gắn kết với thương hiệu của bạn. 

Một lời khuyên nữa giúp bạn gia tăng doanh thu trực tuyến chính là thử áp dụng đồ họa thông tin, với các chiến thuật mà bất kì một doanh nghiệp hay marketer nào cũng có thể áp dụng ngay lập tức để cải thiện chiến lược marketing đồ nội thất cũng như doanh số bán hàng. 

Nguồn: plytix.com
Nguồn: plytix.com

Bước 4: Quản lý doanh nghiệp kinh doanh nội thất, đừng chỉ quản lý dữ liệu sản phẩm nội thất 

Website, mạng xã hội, và danh sách email – tất cả đều quảng bá hàng chục đến hàng trăm sản phẩm, cũng như rất nhiều các chủng loại khác nhau của từng dòng sản phẩm. Quả thật có quá nhiều thông tin để thu thập, lưu trữ, và phân phối.

Cách tốt nhất để quản lý dữ liệu trong khi vẫn có thời gian để quản lý doanh nghiệp chính là ứng dụng CRM.

Phần mềm CRM giúp các doanh nghiệp quản lý dữ liệu khách hàng, hàng hóa, sản phẩm tổng thể và toàn diện. Các dữ liệu trên CRM giúp chủ doanh nghiệp, quản lý kinh doanh nắm rõ tình hình thực hiện mục tiêu doanh số, doanh số theo sản phẩm, doanh số theo nhân viên kinh doanh, từ đó ra quyết định kinh doanh phù hợp. 

CRM hỗ trợ tạo ra một kho dữ liệu thống nhất, các phòng ban, bộ phận (kinh doanh, marketing,…) cũng có thể truy cập và khai thác. Nhờ CRM, những dữ liệu được thu thập theo thời gian thật và quy mô lớn, doanh nghiệp có thể dùng các dữ liêu này để thấu hiểu khách hàng sâu sắc hơn hay xây dựng những chương trình bán và chăm sóc cá nhân hóa cho từng nhóm khách hàng.

Tham khảo MISA AMIS CRM, giải pháp đáp ứng tốt 30+ nghiệp vụ marketing – bán hàng của doanh nghiệp nội thất như:

  • Quản lý dữ liệu khách hàng 360
  • Quản lý hàng hóa nhiều mẫu mã và đơn vị tính
  • Quản lý nhân viên kinh doanh đi tuyến, đi thị trường
  • Quản lý quy trình xúc tiến Hợp đồng nhiều giai đoạn
  • Quản lý thông tin đối tác, nhà thầu
  • Liên thông & kế thừa dữ liệu kế toán – kinh doanh
  • Hệ thống 40+ mẫu báo cáo kinh doanh đa chiều, linh hoạt

Để hình dung rõ hơn về MISA AMIS CRM, mời anh/chị click để xem ảnh minh họa.

>> TÌM HIỂU THÊM MISA AMIS CRM <<

 

Nguồn: plytix.com
Tác giả: Tina Eaton
Dịch giả: Lyn

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Hà Nguyễn
Tác giả
Trưởng phòng Inbound Marketing viện MIBI MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả