Nhân viên kinh doanh là gì? Bảng mô tả công việc của một nhân viên kinh doanh bao gồm những công việc nào? Đây là những câu hỏi của nhiều người khi bắt đầu quá trình tìm việc và muốn phát triển bản thân ở vị trí nhân viên kinh doanh. Trong bài viết dưới đây, MISA AMIS HRM sẽ bật mí cho bạn đọc những thông tin hữu ích về bảng mô tả công việc nhân viên kinh doanh mới nhất năm 2024.
1. Giới thiệu sơ về vị trí nhân viên kinh doanh
Nhân viên kinh doanh (hay còn gọi là nhân viên bán hàng, Sales Executive, Sale Staff) là người phụ trách việc giới thiệu, bán sản phẩm, dịch vụ của công ty, nhằm đạt được mục tiêu doanh thu và lợi nhuận mà công ty đề ra. Nhiệm vụ chính của nhân viên kinh doanh là tìm kiếmkhách hàng tiềm năng, liên hệ và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ.
Ngoài ra, họ còn có nhiệm vụ chăm sóc khách hàng đã và đang sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Vị trí nhân viên kinh doanh thường thuộc phòng kinh doanh – marketing. Trưởng phòng kinh doanh – tiếp thị là quản lý trực tiếp của họ. Để đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên kinh doanh, các chỉ số KPI phổ biến nhất là doanh số, tỉ lệ chuyển đổi từ cơ hội thành đơn hàng, số lượng khách hàng mới, tỉ lệ khách hàng hài lòng, tỉ lệ khách hàng quay lại mua hàng…
2. Bảng mô tả chi tiết công việc của nhân viên kinh doanh
2.1 Mô tả công việc
Tìm kiếm khách hàng
- Tìm kiếm và thu thập thông tin khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau để xây dựng hệ thống dữ liệu khách hàng tiềm năng.
- Sử dụng Email Marketing để gửi thông tin về sản phẩm và dịch vụ đến khách hàng, giúp họ dễ dàng tìm hiểu.
- Liên hệ trực tiếp với khách hàng tiềm năng từ dữ liệu của công ty hoặc danh sách tự tìm kiếm được, nhằm giới thiệu sản phẩm, dịch vụ và các chương trình ưu đãi.
Nếu bạn đang tìm kiếm phần mềm quản lý tuyển dụng, vui lòng để lại thông tin dưới đây, đội ngũ nhân viên MISA sẽ hỗ trợ và tư vấn ngay:
Chăm sóc khách hàng
- Chủ động liên hệ với khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ để theo dõi tình hình và xây dựng mối quan hệ bền vững.
- Giải quyết nhanh chóng các thắc mắc hoặc phàn nàn của khách hàng, đồng thời đưa ra giải pháp xử lý kịp thời.
- Theo dõi thời gian hợp đồng và đề xuất phương án phù hợp khi khách hàng tái ký hợp đồng.
- Cung cấp thông tin về các chương trình khuyến mãi và ưu đãi dành cho cả khách hàng mới và khách hàng lâu năm, khuyến khích họ tiếp tục sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty.
- Hoàn thiện thủ tục ký kết hợp đồng với khách hàng cũ có nhu cầu sử dụng tiếp dịch vụ hoặc sản phẩm.
Triển khai một số công việc liên quan đến dự án, hợp đồng:
- Nhân viên kinh doanh cần phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác như kỹ thuật và sản xuất để thực hiện các yêu cầu trong hợp đồng, đảm bảo đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khách hàng.
- Theo dõi sát sao quá trình triển khai hợp đồng và giám sát chất lượng sản phẩm, dịch vụ nhằm đảm bảo khách hàng nhận được sản phẩm với chất lượng tốt nhất.
Những công việc khác
- Phối hợp với bộ phận Marketing để thực hiện các chương trình giới thiệu sản phẩm, ra mắt sản phẩm, dịch vụ mới, ưu đãi dịp lễ, tri ân khách hàng…
- Tham gia các khóa đào tạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao kỹ năng khi có cơ hội từ công ty.
- Lưu trữ dữ liệu và lập báo cáo công việc định kỳ hoặc khi có yêu cầu phát sinh.
- Tham gia đầy đủ các cuộc họp nội bộ và các cuộc họp với cấp trên.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của quản lý kinh doanh và cấp trên.
2.2 Yêu cầu công việc
Để có cơ hội làm việc ở vị trí nhân viên kinh doanh, ứng viên cần đáp ứng một số yêu cầu sau:
- Tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng (yêu cầu chuyên ngành cụ thể có thể thay đổi theo từng nhà tuyển dụng).
- Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kinh doanh hoặc các vị trí liên quan.
- Sử dụng thành thạo phần mềm tin học văn phòng.
- Thành thạo kỹ năng bán hàng, giao tiếp tốt, và có khả năng đàm phán, thương lượng với khách hàng.
- Có khả năng quản lý thời gian và tổ chức công việc hiệu quả.
- Xác định rõ các mục tiêu cá nhân và hết mình vì mục tiêu.
- Luôn sẵn sàng học hỏi và lắng nghe những phản hồi để hoàn thiện bản thân.
>>> Xem thêm: Top 10+ phần mềm quản lý KPI hiệu quả nhất dành cho doanh nghiệp
2.3 Yêu cầu kỹ năng
Để trở thành một nhân viên kinh doanh, theo như bản mô tả công việc bạn cần đáp ứng được những kỹ năng sau đây để phục vụ tốt cho vị trí một nhân viên kinh doanh.
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng bán hàng
- Kỹ năng đàm phán, thuyết phục
- Kỹ năng nhận định tình huống và ra quyết định trong công việc
- Kỹ năng chăm sóc khách hàng
- Thành thạo tin học văn phòng
- Ngoại hình ưa nhìn là một lợi thế
- Có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm, chịu được áp lực cao trong công việc và thích ứng tốt với môi trường làm việc
- Ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm làm công việc bán hàng hoặc từng làm ở vị trí nhân viên kinh doanh.
- Ưu tiên ứng viên sử dụng tốt phần mềm CRM.
- Thành thạo tiếng Anh giao tiếp (nếu đối tượng khách hàng là người nước ngoài)
2.4 Quyền lợi
- Nhân viên kinh doanh được hưởng đầy đủ các chế độ theo quy định của pháp luật, bao gồm bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn, và các loại bảo hiểm khác theo chính sách của công ty.
- Nhân viên cũng sẽ nhận được chế độ thăm hỏi sức khỏe khi bản thân hoặc người thân gặp vấn đề về sức khỏe, dựa theo chính sách của công ty.
- Làm việc trong một môi trường năng động, chuyên nghiệp, với nhiều cơ hội thăng tiến và phát triển sự nghiệp.
- Thu nhập, mức lương thỏa thuận theo năng lực và vị trí công việc.
>>> Xem thêm: Top 10+ phần mềm chấm công hiệu quả dành cho doanh nghiệp
TẢI NGAY MIỄN PHÍ – MINDMAP BIỂU MẪU CHO NHÂN SỰ TỪ A-Z
3. Thu nhập của nhân viên kinh doanh ở mức bao nhiêu?
Theo báo cáo đến từ HotelCareers.vn, thu nhập trung bình của một nhân viên kinh doanh dao động từ 8-15 triệu đồng/tháng, tuỳ theo yêu cầu công việc và quy mô doanh nghiệp. lương cơ bản của một nhân viên kinh doanh không cao.
Thông thường các doanh nghiệp thường áp dụng KPI doanh số, nếu đạt được hưởng 100% lương cơ bản và nếu vượt được KPI đề ra sẽ được hưởng 100% lương cơ bản + % doanh thu vượt định mức. Ngoài ra, một nhân viên kinh doanh có thể có thêm những phụ cấp khác như tiền điện thoại, xăng xe, tiếp khách,…
4. Mẫu mô tả công việc
Dựa vào bản mô tả mẫu này, nhân sự có thể hoàn toàn điều chỉnh để tạo ra bản JD nhân viên kinh doanh phù hợp với nhu cầu của công ty. Sau khi hoàn thành, nhân sự có thể đăng tin trên Website tuyển dụng để dễ dàng tiếp cận với nhiều ứng viên tiềm năng.
Mẫu 1: Bản mô tả công việc dùng chung
Mời bạn tải miễn phí bản mô tả công việc TẠI ĐÂY |
Mẫu 2: Bản mô tả nhân viên kinh doanh khách sạn
Mời bạn tải miễn phí tài liệu TẠI ĐÂY |
Mẫu 3: Bản mô tả nhân viên kinh doanh
Mời bạn tải miễn phí tài liệu TẠI ĐÂY |
5. Kết luận
Khi ứng tuyển vào vị trí nhân viên kinh doanh, mỗi ứng viên cần xem rõ những yêu cầu công việc và chế độ phúc lợi khi họ trở thành nhân viên chính thức. Mỗi doanh nghiệp sẽ có yêu cầu riêng nhưng hầu hết bản mô tả công việc nhân viên kinh doanh đều có những hạng mục như các mẫu trên. Thông qua những chia sẻ này, MISA AMIS HRM mong rằng bạn đọc đã nắm được những thông tin hữu ích về nghề nhân viên kinh doanh, nhằm phục vụ cho việc ứng tuyển hoặc tuyển dụng.