[Nhận Video & Tài liệu] TỔ CHỨC BÁN HÀNG CHO DOANH NGHIỆP PHÂN PHỐI THỰC PHẨM – CHÌA KHÓA CHIẾM LĨNH THI TRƯỜNG

18/01/2022
480

Doanh nghiệp phân phối thực phẩm thường có đặc thù phải quản lý danh mục hàng hóa, danh sách thông tin các đối tác như siêu thị, trường học, cửa hàng thực phẩm; quản lý nhân viên đi thị trường. 

Các doanh nghiệp này thường gặp phải những khó khăn như:

  • Khó quản lý thông tin của đối tác/đại lý
  • Khó tra cứu hàng hóa tồn kho, chính sách khuyến mại
  • Khó quản lý đội ngũ kinh doanh đi thị trường
  • Khó theo dõi hiệu quả bán hàng…

Để giải đáp những khó khăn này, Công ty Cổ phần MISA đã tổ chức Hội thảo trực tuyến (Webinar) TỔ CHỨC BÁN HÀNG CHO DOANH NGHIỆP PHÂN PHỐI THỰC PHẨM. 

Hội thảo có sự tham gia của diễn giả chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Sales – Anh Trần Hoài Bảo Lộc – Sales Manager – Công ty Cổ phần MISA. Anh Bảo Lộc có gần 10 năm kinh nghiệm bán hàng và quản lý đội ngũ Kinh doanh. Anh đã tham gia tư vấn chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho gần 1000 doanh nghiệp.

Nội dung chính của chương trình: 

Buổi hội thảo đi sâu bàn luận, giải quyết 3 vấn đề chính bao gồm: Đầu tiên là những phân tích số liệu đưa ra triển vọng ngành thực phẩm 2023. Tiếp theo, diễn giả đưa ra mô hình kinh doanh phân phối thực phẩm tiêu chuẩn. Cuối cùng, những vấn đề khó khăn trong khâu quản lý và cách giải quyết được giải quyết. Đây là 3 vấn đề nhức nhối được nhiều Doanh nghiệp quan tâm, mong muốn giải đáp, chính vì vậy, buổi kết nối cùng chuyên gia của MISA sẽ mang lại nhiều giá trị cho các anh chị quản lý.

1. Triển vọng ngành thực phẩm năm 2023

Năm 2022, thị trường ngành thực phẩm Việt Nam ước đạt 88,50 tỷ USD. Doanh số trung bình/người của thị trường thực phẩm đạt 894,4 USD, tương đương khoảng 21,000,000 VNĐ ~ 1,750,000 VNĐ/tháng.

Theo niên giám thống kê năm 2021 của Tổng cục thống kê, thu nhập bình quân người dân Việt Nam ước tính đạt 4,200,000 VNĐ/người/tháng.

Như vậy, chi phí cho thực phẩm chiếm đến 41,67% tổng thu nhập của một người.

Đây được xem là mức chi tiêu chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu tiêu dùng của người Việt Nam hiện nay. Con số 41,67% này đồng nghĩa với tiềm năng kinh doanh trong ngành thực phẩm đang rất lớn, đồng nghĩa với mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Mức tăng trưởng hàng năm 2022-2027 của thị trường thực phẩm Việt Nam dự kiến đạt 8,37%. Như vậy, đến cuối 2027, doanh thu ngành thực phẩm của Việt Nam có thể đạt đến 132 tỷ USD.

Công ty nước ngoài đang đầu tư khá lớn, thông qua các thương vụ M&A, đây là điều đáng lưu tâm, vì các ông lớn vốn mạnh, kết hợp công nghệ cao. Vì vậy các DN SME cần lựa chọn điểm mạnh phù hợp để đưa sản phẩm đến người tiêu dùng (Local), ứng dụng công nghệ tăng tính chuyên nghiệp, hiệu quả trong vận hành, quản lý.

Báo cáo triển vọng ngành thực phẩm 2023 theo nguồn: VietNam Report

Theo như báo cáo diễn giả Bảo Lộc đưa ra, doanh thu của doanh nghiệp thực phẩm ở tất cả các kênh đều tăng trưởng so với năm 2021. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy triển vọng cho các doanh nghiệp đẩy mạnh năm 2023. 

Để có thể tối ưu được hiệu quả trong khâu tổ chức bán hàng, các doanh nghiệp có thể tham khảo top 10 chiến lược mà Report Việt Nam đã thống kê:

Những chiến lược kinh doanh của Doanh Nghiệp giúp tăng trưởng doanh thu ngành thực phẩm năm 2023

2. Mô hình kinh doanh phân phối thực phẩm

Đặc thù ngành phân phối thực phẩm có 2 kênh phân phối chính là kênh tiêu dùng tại chỗ và kênh mua về nhà. Theo đó, mô hình kinh doanh phổ biến của các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm thường được tổ chức như sau: 

Mô hình kinh doanh phân phối thực phẩm

Từ mô hình trên, doanh nghiệp phát sinh rất nhiều hạng mục công việc phải quản lý. Từ khâu thông tin khách hàng, nhân viên sale, chính sách bán hàng, tồn kho, đơn hàng, đại lý, điểm bán đến báo cáo bán hàng.

Mỗi đầu mục quản lý đều có những thông tin chi tiết cần kiểm soát để nắm rõ quản hiệu quả của từng kênh. Từ rất nhiều đầu mục cần quản lý, Doanh nghiệp gặp phải nhiều vấn đề bất cập như sau: 

  • Mất nhiều thời gian cho Sales gửi thông tin Đơn hàng, truyền thông tin xử lý Đơn hàng
  • Kiểm tra tồn kho mất nhiều thời gian
  • Khó kiểm soát hoạt động Chăm sóc Điểm bán 
  • Khó kiểm soát việc áp dụng chương trình khuyến mại, tốn nhân lực đối chiếu kiểm tra
  • Chăm sóc Điểm bán tự động
  • Cần báo cáo nhanh, tức thời

Ứng dụng vào thời kỳ chuyển đổi số, để cùng lúc giải quyết được nhiều vấn đề, tối ưu hiệu quả, các doanh nghiệp cần ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả bán hàng:

3. Công nghệ – giải pháp nâng cao hiệu quả bán hàng

Từ thực tiễn tư vấn giải pháp cho các doanh nghiệp, diễn giả đưa ra các lợi ích quan trọng mà hầu hết doanh nghiệp mong muốn đáp ứng, bao gồm: 

  • Quản lý hoạt động ngoài thị trường của Sale: lập kế hoạch đi thị trường, ghi nhận lịch sử ghi chép, báo cáo tức thời
  • Tra cứu tồn theo vị trí địa lý: Không cần gọi điện cho thủ kho hay check file excel nhiều khi chưa cập nhật số, kinh doanh có thể nhanh chóng kiểm tra tồn kho trên phần mềm.
  • Tra cứu công nợ
  •  In nhanh form mẫu Báo giá, Đơn đặt hàng
  •  Theo dõi tình hình thực hiện đơn hàng
  •  Quản lý chương trình khuyến mại
  •  Xử lý nhanh đơn hàng
  • Chăm sóc Điểm bán/Đại lý

Ví dụ về tra cứu tồn kho ngay trên hệ thống nhờ áp dụng công nghệ

Toàn bộ các công việc trên đều có thể đáp ứng trên phần mềm MISA AMIS CRM. Anh/chị có thể đăng ký trải nghiệm miễn phí tại đây

Lợi ích của doanh nghiệp khi sử dụng MISA AMIS CRM

Hội thảo “TỔ CHỨC BÁN HÀNG CHO DOANH NGHIỆP PHÂN PHỐI THỰC PHẨM” diễn ra gần 2 giờ đồng hồ, liên tục cung cấp những thông tin mới và giải đáp tường tận thắc mắc của nhiều khách mời tham gia. Đây là sự kiện tức thời, đồng hành cùng Doanh nghiệp phân phối thực phẩm tháo gỡ nhiều vấn đề trong năm 2023 để đạt được những chỉ số kinh doanh mong muốn.  

Để nhận lại toàn bộ video buổi hội thảo và các tài liệu liên quan, mời anh/chị đăng ký tại đây:

Toàn bộ nội dung thông tin khách hàng đến lịch sử mua hàng, quá trình làm việc với khách đều được lưu trữ trên hệ thống. Giải pháp này giải quyết bài toán nhân viên nghỉ việc, khó bàn giao. Ở đây, người tiếp nhận có thể chủ động đọc chi tiết để nắm được tiến độ chăm sóc khách. Đồng thời, đây cũng là cách giúp Sale quản lý cơ hội bán hàng hiệu quả.

Mời anh, chị xem toàn bộ chương trình và tài liệu chi tiết để hiểu và ứng dụng trong doanh nghiệp mình. Vui lòng đăng ký tại đây:


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả