Kế toán là gì? Các vị trí công việc kế toán trong DN

18/10/2023
2239

Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về ngành nghề kế toán và những công việc của kế toán cần làm hiện nay.

1. Kế toán là gì?

Căn cứ theo Khoản 8, Điều 3 Luật kế toán 2015, quy định:

Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động. Tuỳ theo từng tiêu chí thì kế toán sẽ được phân thành nhiều hình thức khác nhau. Căn cứ vào chức năng, phần hành và cách thức ghi chép thì kế toán được phân chia thành các loại dưới đây:

Phân loại theo chức năng

  • Kế toán quản trị
  • Kế toán tài chính

Phân loại theo phần hành 

  • Kế toán tổng hợp
  • Kế toán thanh toán
  • Kế toán công nợ
  • Kế toán vật tư
  • Kế toán bán hàng 
  • Kế toán chi phí
  • Kế toán doanh thu
  • Kế toán thuế
  • Kế toán kho
  • Kế toán thuế
  • …………..

Phân loại theo cách thức ghi chép

  • Kế toán đơn
  • Kế toán kép

2. Các vị trí kế toán trong doanh nghiệp

Sau khi ra trường, sinh viên học ngành kế toán có cơ hội việc làm khá rộng mở, bao gồm các công việc như: Nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp, kiểm toán, thuế, thủ quỹ, tư vấn tài chính, nghiên cứu, giảng viên, thanh tra kinh tế…

Đối với vị trí kế toán tại các doanh nghiệp, tùy thuộc vào năng lực về trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm để các công ty giao phó các vị trí khác nhau. Một số vị trí kế toán phổ biến tại các doanh nghiệp hiện nay như:

2.1. Kế toán trưởng

Kế toán trưởng là người giữ vai trò chủ chốt, quyết định mọi việc trong phòng kế toán của mỗi một doanh nghiệp. Kế toán trưởng thường chịu trách nhiệm đối với các công việc cụ thể như:

+ Kiểm soát các hoạt động tài chính của công ty theo từng giai đoạn cụ thể như tháng, quý, năm.

+ Xác định được mục tiêu của doanh nghiệp và quá trình vận hành phòng kế toán phù hợp với mô hình kinh doanh

+ Thường xuyên thực hiện đánh giá, báo cáo tình hình tài chính của công ty 

+ Hoàn thiện các chế độ hạch toán, thống kê, tính toán số liệu chính xác, đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật

+ Chỉ đạo nhân viên cấp dưới việc kiểm kê hàng hóa, sản phẩm, công cụ, tiền mặt,… 

+ Tuyển dụng, đào tạo và giữ chân các nhân sự tốt nhất thực hiện công việc trong phòng kế toán.

+ Chịu trách nhiệm quản lý, hướng dẫn các kế toán viên của doanh nghiệp làm đúng yêu cầu, chỉ đạo của công ty

+ Thực hiện kiểm tra và rà soát các hợp đồng kinh tế để mang đến quyền lợi tốt nhất cho công ty. 

>> Đọc thêm: Mô tả công việc kế toán trưởng và chia sẻ kinh nghiệm thực tế

2.2. Kế toán tổng hợp

Vị trí kế toán tổng hợp sẽ cần thực hiện các công việc như:

+ Thực hiện tổng hợp các số liệu, lập báo cáo kế toán, thống kê theo quy định 

+ Tổng hợp báo cáo của các chi nhánh chính xác, kịp thời để phục vụ quá trình phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp

+ Kiểm tra quá trình ghi sổ sách và chứng từ liên quan tại các chi nhánh 

+ Kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các nhân viên kế toán khác bằng cách điều phối các hoạt động và giải đáp thắc mắc

+ Giám sát số liệu, định khoản phát sinh mỗi ngày để kịp thời khắc phục sai sót 

+ Tạo, in báo cáo tổng hợp, chi tiết để cân đối hoạt động tài chính 

+ Cung cấp số liệu kịp thời theo yêu cầu của kế toán trưởng

+ Thực hiện các công việc được giao khác từ kế toán trưởng hay chủ doanh nghiệp

2.3. Kế toán thanh toán

Kế toán thanh toán trong doanh nghiệp sẽ thực hiện các công việc chủ yếu dưới đây:

+ Theo dõi, quản lý các khoản thu và khoản chi của doanh nghiệp

+ Lập chứng từ trao đổi các khoản thanh toán với khách hàng và trong nội bộ công ty 

+ Theo dõi quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tạm ứng của công ty  

+ Lưu trữ sổ sách, chứng từ, công văn 

+ Đối chiếu, kiểm tra tồn quỹ cuối mỗi ngày với thủ quỹ và lập báo cáo tồn quỹ định kỳ cho ban giám đốc

2.4. Kế toán công nợ

Các công việc của kế toán công nợ, bao gồm:

+ Theo dõi các khoản nợ phải thu của khách hàng bằng danh sách để lên lịch thu đúng hạn 

+ Đánh giá tình hình công nợ, kiểm tra các công nợ phải thu và phải trả của công ty 

+ Làm những nhiệm vụ khác dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng 

+ Tiến hành lưu trữ các chứng từ, sổ sách liên quan đến nghiệp vụ

2.5. Kế toán vật tư

+ Giám sát quá trình nhập, xuất và tồn kho của các sản phẩm, hàng hóa về số lượng và chất lượng 

+ Thường xuyên kiểm tra số lượng vật tư bằng cách đối chiếu với báo cáo nhập, xuất kho theo định kỳ 

+ Theo dõi số lượng hàng hóa đã được tiêu thụ 

+ Doanh thu chi tiết từng sản phẩm phải được thống kê đầy đủ để thuận tiện cho việc đánh giá hoạt động kinh doanh và điều chỉnh tài chính

2.6. Kế toán bán hàng

+ Tập hợp tất cả các chứng từ liên quan: Bảng báo giá, đơn đặt hàng của khách hàng, hợp đồng bán hàng, phiếu xuất kho hàng hóa… để làm căn cứ ghi nhận vào phần mềm, sổ sách kế toán

+ Quản lý chính sách giá, chính sách bán hàng của doanh nghiệp nhằm đảm bảo bán hàng theo chính sách giá đã quy định cũng như ghi nhận doanh thu kịp thời, chính xác

+ Kiểm tra chứng từ, số lượng thực xuất và giá bán các sản phẩm và thông tin khác theo quy định đơn vị để lập và gửi hóa đơn cho khách hàng.

+ Xác định tổng doanh thu, thuế GTGT của từng nhóm hàng, từng đơn vị trực thuộc (cửa hàng, đại lý, chi nhánh).

+ Cung cấp các báo cáo doanh thu, bán hàng và các thông tin khác theo yêu cầu của lãnh đạo doanh nghiệp phục vụ cho việc đánh giá kết quả thực hiện và lên kế hoạch kinh doanh thời gian tới

+  ………………………

2.7. Các vị trí kế toán khác: 

+ Kế toán nội bộ

+ Kế toán thuế

+ Kế toán tiền lương

+ Kế toán giá thành

+ Kế toán doanh thu

+ Kế toán chi phí

+ …………

>> Đọc thêm: Kế toán thuế là gì? Những công việc của kế toán thuế trong doanh nghiệp

3. Những kỹ năng và bằng cấp cần thiết để theo đuổi nghề kế toán

Một số kỹ năng cần thiết đối với một nhân viên kế toán, bao gồm:

3.1. Năng lực chuyên môn tốt

Để trở thành nhân viên kế toán giỏi cần phải có đó năng lực chuyên môn và nghiệp vụ tốt. Điều này được thể hiện qua bằng cấp cùng những kinh nghiệm làm việc thực tế của từng cá nhân

3.2. Kỹ năng ngoại ngữ, tiếng anh chuyên ngành kế toán tốt

Đối với kế toán các doanh nghiệp nước ngoài hay công việc thường phải làm việc với các đối tác thì việc thành thạo tiếng anh chuyên ngành sẽ là lợi thế giúp bạn tự tin và chủ động hơn trong công việc. Chính vì vậy kĩ năng ngoại ngữ cũng là một trong các yếu tố bạn cần trau dồi mỗi ngày

3.3. Kỹ năng giao tiếp và ứng xử khéo léo

Đây là bộ phận làm việc nhiều với các phòng ban liên quan khác trong công ty, do đó nếu bạn có kỹ năng giao tiếp và ứng xử khéo léo sẽ giúp bạn giải quyết các công việc dễ dàng hơn.

3.4. Khả năng tổng hợp số liệu

Công việc chính là làm việc với các con số mỗi ngày, đồng thời là người cung cấp các báo cáo quản trị cho lãnh đạo doanh nghiệp nhằm kịp thời đưa ra các quyết định điều hành, quản lý. Do đó, khả năng tổng hợp số liệu được xem là một trong những kĩ năng cần thiết.

3.5. Trung thực, kiên nhẫn và nguyên tắc

Là công việc liên quan đến sổ sách và tiền bạc của doanh nghiệp nên kế toán cần có sự trung thực để tạo niềm tin với những người xung quanh cũng như ban lãnh đạo công ty.

Dù ở bất kỳ vị trí nào, người làm kế toán cũng luôn cần nâng cao năng suất, cải thiện hiệu quả công việc của mình. Để giúp giải phóng nhân lực, giảm thiểu khối lượng công việc cho người làm kế toán, MISA đã phát triển phần mềm kế toán MISA AMIS với lợi ích vượt trội:

  • Tự động hạch toán từ Hóa đơn, Bảng kê ngân hàng… tiết kiệm tối đa thời gian nhập liệu.
  • Đầy đủ các phần hành công nợ, tiền lương, nghiệp vụ kho…Tự động tổng hợp báo cáo thuế, báo cáo tài chính, tự động đối chiếu phát hiện sai sót.
  • Kết nối: Hệ thống quản trị nhân sự, bán hàng, Ngân hàng, Hóa đơn điện tử, Chữ ký số, Phần mềm bán hàng… tạo thành hệ sinh thái xử lý dữ liệu nhanh, tiện lợi.
  • Truy cập làm việc mọi lúc mọi nơi qua Internet, giải quyết bài toán làm việc tại nhà khi có dịch.

Tham khảo ngay phần mềm kế toán online MISA AMIS để quản lý công tác tài chính – kế toán hiệu quả hơn.CTA nhận tư vấn

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả