Revenue là gì? Cách phân biệt Revenue, Income và Sale chi tiết

12/03/2023
5440

Revenue là gì? Revenue khác với Income và Sale ở những điểm nào? Hãy cùng MISA AMIS đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn bản chất của các khái niệm kể trên.

1. Revenue là gì?

1.1. Khái niệm revenue

Revenue là tổng doanh thu của doanh nghiệp trong suốt một khoảng thời gian xác định như kỳ kế toán hay tháng/quý/năm. Hiểu đơn giản, revenue là tổng doanh thu của doanh nghiệp mà chưa trừ đi các khoản chi phí đầu vào như chi phí quản lý nhân sự, chi phí nguyên vật liệu, vận hành doanh nghiệp và các khoản thuế phí khác,..

Revenue là chỉ số quan trọng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh và cũng là căn cứ chính để lãnh đạo doanh nghiệp ra quyết định điều chỉnh kế hoạch marketing, kinh doanh, bán hàng.

Revemue là gì

Ngoài ra, trong báo cáo tài chính, revenue là số tiền ghi nhận từ việc bán hàng hóa, dịch vụ, từ đó phản ánh rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đây cũng được xem là cơ sở để doanh nghiệp chi trả cho những chi phí phát sinh như chi phí thuê nhân sự, mặt bằng, trang thiết bị, nguyên vật liệu….phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

> Đọc thêm: Doanh thu là gì? Cách tính doanh thu đầy đủ, chính xác nhất

1.2. Các bộ phận của Revenue

Doanh thu được phân chia thành các bộ phận tạo ra nó, thông thường sẽ gồm 3 loại chính:

  • Doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp

Doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính là tổng số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng (bao gồm cả khoản phụ thu và phí ngoài giá bán) thỏa mãn các điều kiện:

+ Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch

+ Xác định chi tiết các khoản chi phí liên quan

+ Doanh thu doanh nghiệp được xác định tương đối chính xác

+ Doanh nghiệp không còn nằm giữa quyền quản lý cũng như sở hữu sản phẩm

+ Chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn với quyền sở hữu sản phẩm cho người mua

  • Doanh thu từ hoạt động tài chính

Doanh thu từ hoạt động tài chính bao gồm các khoản tiền lãi (lãi bán hàng trả chậm, chiết khấu thanh toán, lãi tiền gửi ngân hàng…), thu nhập về hoạt động đầu tư mua bán chứng khoán, thu nhập về thu hồi hoặc thanh lý các khoản vốn góp liên doanh, lãi chuyển nhượng vốn, thu nhập từ các hoạt động đầu tư khác…

>> Đọc thêm: Thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng theo quy định mới nhất 

1.3. Công thức tính revenue

Revenue được xác định theo công thức đầy đủ như sau:

Doanh thu tổng = Giá bán * (Số lượng hàng hóa bán được hoặc số lượng dịch vụ đã cung cấp + Các khoản phụ thu khác)

2. Cách xây dựng Revenue hiệu quả cho doanh nghiệp

Với mục đích thay đổi nhận thức của khách hàng về các sản phẩm và dịch vụ, các doanh nghiệp thực hiện xây dựng Revenue thông qua nhiều cách khác nhau, cụ thể:

Cách xây dựng Revenue hiệu quả cho doanh nghiệp
  • Dùng tiếp thị để nâng cao năng suất bán hàng

Để có thể gia tăng doanh số bán hàng, các doanh nghiệp cần tăng cường các hoạt động tiếp thị, giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ tại các điểm bán khác nhau. Các hoạt động này cần được lập kế hoạch cẩn thận và có thể thực hiện tiếp thị thử nghiệm, tìm hiểu thông điệp tiếp thị và theo dõi kết quả để nhằm tối đa hóa doanh số bán hàng.

  • Xây dựng hệ thống kênh phân phối 

Để tăng doanh thu bán hàng, việc nghiên cứu để xây dựng và mở rộng hệ thống phân phối như trực tuyến, đại lý, bán lẻ, bán buôn… được xem là chiến lược của từng doanh nghiệp. Thông qua quá trình triển khai thử nghiệm và kết quả đo lường, doanh nghiệp sẽ nắm bắt được kênh phân phối hiệu quả để từ đó triển khai áp dụng.

  • Đánh giá lại các chiến lược định giá

Nếu sản phẩm có sự nhạy cảm về giá cả thì doanh nghiệp cần xem xét lại các chiến lược giá để có sự điều chỉnh phù hợp với thị trường. Ngoài ra, việc phân tích các đối thủ đang thực hiện chương trình tăng hay giảm giá gì để thực hiện các chương trình phù hợp nhằm tăng doanh thu bù đắp cho tỷ suất lợi nhuận thấp.

  • Sử dụng các hình thức quảng cáo trực tiếp

Các hình thức quảng cáo trực tiếp (outbound marketing) như quảng cáo truyền hình, quảng cáo báo in, tờ rơi, triển lãm…sẽ giúp doanh nghiệp

3. Phân biệt Revenue, Income và Sales

Revenue, Income, Sale đều được hiểu là các khoản thu, doanh thu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiểu kĩ thì đây là các khái niệm khác nhau hoàn toàn.

Income là gì? Sale là gì? Các khái niệm trên sẽ được hiểu theo khái niệm như sau:

  • Income (thu nhập): Là khoản gia tăng lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới dạng dòng tiền chảy vào doanh nghiệp hoặc gia tăng giá trị tài sản hoặc làm giảm giá trị các khoản nợ dẫn đến kết quả làm tăng vốn chủ sở hữu (mà không phải do góp vốn).
  • Revenue (Doanh thu): Là tổng lợi ích kinh tế chảy vào doanh nghiệp trong suốt kỳ kế toán, xuất phát từ các hoạt động của doanh nghiệp như sản xuất kinh doanh, đầu tư tài chính,… kết quả làm tăng vốn chủ sở hữu.
  • Sales (Doanh số) là phần doanh thu từ các hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp, ví dụ đối với doanh nghiệp thương mại sẽ là doanh thu thu về từ hoạt động bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ và được tính bằng số lượng sản phẩm, gói dịch vụ doanh nghiệp bán trong kỳ kế toán

Income được hiểu theo phạm vi rộng hơn Revenue, nghĩa là trong Income bao gồm Revenue và các khoản thu ngoài Revenue còn Sale lại là một phần nằm trong Revenue: Income -> Revenue -> Sale.

Hiện nay, để hỗ trợ kế toán hay CEO/Chủ doanh nghiệp theo dõi nhanh chóng các chỉ số liên quan đến doanh thu thì việc sử dụng các công cụ quản lý tự động được xem là giải pháp tối ưu. Các công cụ quản lý thông minh như phần mềm kế toán online MISA AMIS với nhiều tính năng nổi bật, nhất là các tính năng về theo dõi doanh thu của doanh nghiệp, cụ thể như:

  • Doanh thu: Cho phép theo dõi doanh số bán hàng theo chi nhánh/văn phòng, theo thời gian, theo mặt hàng/ nhóm hàng, theo thị trường
  • Chỉ tiêu tài chính: Xem tổng quan tình hình sức khỏe của doanh nghiệp như khả năng hoạt động, khả năng sinh lời…
  • Đầy đủ báo cáo quản trị: Hàng trăm báo cáo quản trị theo mẫu hoặc tự thiết kế chỉnh sửa, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề.
  • Tự động hóa việc lập báo cáo: Tự động tổng hợp số liệu lên báo cáo thuế, báo cáo tài chính và các sổ sách giúp doanh nghiệp nộp báo cáo kịp thời, chính xác.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả