Kế toán cho người mới bắt đầu Nhập môn kế toán Vốn chủ sở hữu là gì, phân biệt vốn chủ sở hữu...

Doanh nghiệp từ khi bắt đầu đi vào hoạt động cho đến  muốn mở rộng sản xuất kinh doanh… đều cần vốn chủ sở hữu. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định lớn để sự phát triển cũng như tồn tại của mỗi doanh nghiệp. Vậy vốn chủ sở hữu là gì, cách tính vốn chủ sở hữu ra sao và đặc trưng của nó sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây.

1. Vốn chủ sở hữu là gì?

Vốn chủ sở hữu là các khoản vốn kinh doanh thuộc sở hữu của cổ đông hay các thành viên góp vốn. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp sẽ sử dụng vốn chủ sở hữu và các nguồn phải trả để tạo thành tổng nguồn vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh. Như vậy, nguồn vốn chủ sở hữu là một trong những nguồn tài trợ thường xuyên cho các hoạt động trong doanh nghiệp. 

Trong trường hợp doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc phá sản, doanh nghiệp phải sử dụng tài sản để thanh toán cho chủ nợ, tiếp đó mới chia cho chủ sở hữu theo tỷ lệ góp vốn. 

Vốn chủ sở hữu cũng là nguồn đảm bảo để doanh nghiệp có thể chống đỡ tránh rơi vào rủi ro phá sản. Có vốn chủ sở hữu lớn thì doanh nghiệp cũng nhận được sự tin tưởng cao hơn từ đối tác, khách hàng hoặc các bên thứ 3 khác. Ngoài ra, đây cũng là căn cứ để doanh nghiệp ra quyết định mở rộng sản xuất kinh doanh.

Vốn chủ sở hữu là nguồn tài trợ thường xuyên cho hoạt động trong doanh nghiệp.

2. Phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ

2.1. Vốn điều lệ là gì?

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần. (Luật Doanh nghiệp 2020) 

Vốn góp ở đây không nhất thiết phải là tiền, có thể ngoại tệ, quyền sở hữu trí tuệ, giá trị quyền sử dụng đất, công nghệ, bí quyết kinh doanh hay một số tài sản khác. Đây cũng là một trong những cơ sở để doanh nghiệp phân chia rủi ro hay lợi luận với thành viên góp vốn.

2.2. Phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ

Đặc điểm Vốn điều lệ Vốn chủ sở hữu
Bản chất Là tài sản mà thành viên đưa vào công ty để trở thành chủ sở hữu của công ty đó; là cơ sở để xác định tỷ lệ phần vốn góp hay sở hữu cổ phần của thành viên, cổ đông

Doanh nghiệp phải đăng ký vốn điều lệ với cơ quan nhà nước.

Là tài sản mà thành viên sau khi đã trở thành chủ sở hữu của công ty có thể thu lại được trong quá trình doanh nghiệp vận hành, hoạt động. 


VCSH không cần phải đăng ký với cơ quan nhà nước. 

Cơ chế hình thành Vốn điều lệ được hình thành dựa vào nguồn chính là do cá nhân, tổ chức góp hoặc cam kết góp vốn trong thời gian nhất định. Từ vốn nhà nước, cá nhân, doanh nghiệp bỏ ra góp cổ phần và bổ sung tăng giảm hàng năm từ lợi nhuận của doanh nghiệp.
Nơi thể hiện Điều lệ công ty Bảng cân đối kế toán

2. Công thức tính vốn chủ sở hữu

Hiểu theo một cách đơn giản thì công thức tính vốn chủ sở hữu như sau

Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản – Nợ phải trả

Trong đó:

  • Tài sản là các nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai, chẳng hạn tiền, nhà cửa, máy móc, hàng tồn kho, các khoản phải thu khách hàng, và các khoản thu nhập khác…
  • Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình, chẳng hạn như các khoản nợ nhà cung cấp, vay nợ tài chính,…

Các chỉ tiêu này có thể được hiểu sâu và đầy đủ qua Bảng cân đối kế toán. Mời bạn đọc thêm bài viết: Hướng dẫn Lập bảng cân đối kế toán theo thông tư 200

4. Vốn chủ sở hữu bao gồm những gì? 

VCSH được phản ảnh trong Bảng cân đối kế toán, gồm: vốn của các nhà đầu tư, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận giữ lại, các quỹ, lợi nhuận chưa phân phối, chênh lệch tỷ giá và chênh lệch đánh giá lại tài sản. (Theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam VAS 01)

4.1. Vốn đầu tư (vốn góp) của chủ sở hữu

Vốn của các nhà đầu tư hay vốn góp của chủ sở hữu có thể là vốn của chủ doanh nghiệp, vốn góp, vốn cổ phần, vốn Nhà nước; là vốn bổ sung hay góp ban đầu của chủ sở hữu doanh nghiệp. 

Góp vốn là hình thức đưa tài sản vào doanh nghiệp để trở thành chủ sở hữu doanh nghiệp. Có nhiều hình thức góp vốn chủ sở hữu khác nhau, chủ sở hữu có thể góp bằng tri thức, hoạt động, công việc hay tài sản như hiện vật, tiền…

4.2. Thặng dư vốn cổ phần (chỉ áp dụng với công ty cổ phần)

Thặng dư vốn cổ phần còn có cách gọi khác là thặng dư vốn trong công ty cổ phần. Đây là phần chênh lệch giữa mệnh giá cổ phiếu với giá thực tế phát hành cổ phiếu. Thặng dư vốn cổ phần có thể chiếm một tỷ trong lớn trên tổng VCSH. Thặng dư vốn cổ phần là gì, và các thông tin khác có liên quan như cách tính cổ phần góp vốn, vốn cổ phần và vốn chủ sở hữu có thể tham khảo thêm tại bài viết: Thặng dư vốn cổ phần là gì? Cách tính và quy định về surplus equity

4.3. Lợi nhuận chưa phân phối

Lợi nhuận chưa phân phối là chỉ tiêu phản ánh kết quả lãi lỗ sau thuế thu nhập của doanh nghiệp. Đây là khoản lợi nhuận chưa được phân phối vào quỹ của doanh nghiệp hay chưa chia cho cổ đông.

>> Xem thêm: Biên lợi nhuận là gì? Cách tính và phân tích chỉ tiêu biên lợi nhuận 

4.4. Các nguồn vốn và các quỹ khác

Nguồn vốn và quỹ khác bao gồm: Quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, chênh lệch đánh giá lại tỷ giá hối đoái, chênh lệch đánh giá lại tài sản, các nguồn kinh phí và quỹ khác.

5. Vốn chủ sở hữu tăng và giảm khi nào?

5.1. Vốn chủ sở hữu tăng khi nào? 

Vốn chủ sở hữu tăng khi nào? Một trong những trường hợp có thể khiến cho VCSH tăng đó là bổ sung nguồn lợi từ các hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng có thể được sử dụng tái thiết phát triển, đầu tư, mở rộng doanh nghiệp. Ngoài ra, một phần lợi nhuận từ kinh doanh cũng được cổ đông yêu cầu doanh nghiệp dùng để trả cổ tức.

Các trường hợp có thể khiến VCSH tăng:

  • Chủ sở hữu góp thêm vốn;
  • Bổ sung thêm vốn từ lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Cổ phiếu phát hành cao hơn mệnh giá;
  • Các khoản tài trợ, giá trị quà biếu, tặng trừ thuế phải nộp là dương và được các cấp thẩm quyền cho phép ghi tăng vốn chủ sở hữu.

5.2. Vốn chủ sở hữu âm (giảm) khi nào?

Tình hình hoạt động của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nhiều nếu VCSH giảm. VCSH giảm sẽ dẫn đến khả năng quay vòng vốn và đầu tư cho các hoạt động mở rộng kinh doanh, sản xuất giảm. Doanh nghiệp có thể bị thu hẹp quy mô nếu không khắc phục tình trạng này sớm. Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ phải đi vay nợ nếu muốn mở rộng thị trường, đầu tư sản xuất kinh doanh. 

Trường hợp, VCSH liên tục giảm dẫn đến mất cân đối tài chính, doanh nghiệp không có cách khắc phục có thể dẫn đến nguy cơ phá sản. VCSH giảm phần nào phản ánh doanh nghiệp đang khó khăn trong kinh doanh. Vậy vốn chủ sở hữu âm khi nào? Các trường hợp khiến VCSH giảm bao gồm:

  • Cổ phiếu bán ra thấp hơn mệnh giá thật
  • Doanh nghiệp cần hoàn trả vốn cho chủ sở hữu.
  • Chi trả thất thoát cho hoạt động kinh doanh.
  • Hủy bỏ cổ phiếu quỹ với công ty cổ phần
Vốn chủ sở hữu tăng và giảm trong nhiều trường hợp khác nhau.

6. Quản trị hiệu quả sử dụng VCSH

Để đánh giá hiệu quả sử dụng VCSH, xem xét 1 đồng vốn có đang tạo ra lợi nhuận tốt hay không, chủ doanh nghiệp cần cần dựa vào chỉ số ROE (Return On Equity) –  lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Chỉ số này cho biết bình quân một đồng vốn chủ sở hữu doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ thì sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu

Khi so sánh chỉ số ROE giữa các kỳ với nhau, nếu chỉ số ROE của doanh nghiệp ổn định và ở mức cao thì có thể thấy doanh nghiệp đang sử dụng vốn hiệu quả.

Những doanh nghiệp có chỉ số ROE cao hơn chỉ số ROE trung bình ngành cũng cho thấy hiệu quả sử dụng vốn tốt hơn.

>> Xem chi tiết tại bài viết: ROE là gì? Công thức tính và ý nghĩa của chỉ số ROE

Vậy làm thế nào để tăng tỷ suất lợi nhuận trên VCSH? 

Một công cụ đắc lực thường được doanh nghiệp sử dụng là đòn bẩy tài chính. Đòn bẩy tài chính cho biết mức độ sử dụng vốn vay trong tổng vốn của doanh nghiệp nhằm tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu ROE. 

Tuy nhiên, sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức cao có thể giúp ROE tăng nhưng lại tạo ra gánh nặng về thanh khoản, nguy cơ mất khả năng thanh toán khi các khoản nợ đến hạn cùng lúc. Để giảm bớt rủi ro tài chính, doanh nghiệp cần theo dõi thêm các chỉ số như hệ số nợ, dự báo dòng tiền, các chỉ số thanh toán… 

>>> Có thể bạn quan tâm: Tỷ suất lợi nhuận là gì? Cách tính và ý nghĩa của chỉ số này

Hiện nay, một số phần mềm như phần mềm kế toán MISA AMIS, MISA SME… đã có khả năng tính toán tự động các chỉ tiêu tài chính này, giúp CEO/chủ doanh nghiệp có thể theo dõi nhanh chóng, tức thời ngay trên điện thoại mà không cần chờ đợi số liệu từ kế toán.

Quý anh/chị quan tâm có thể đăng ký dùng thử miễn phí phần mềm kế toán online MISA AMIS tại đây!

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]