Kế toán cho giám đốc Chỉ số tài chính doanh nghiệp ROE là gì? Công thức tính và ý nghĩa của chỉ số...

Nhằm đánh giá mức độ sinh lời của một doanh nghiệp người ta hay nhắc đến chỉ số ROE, một chỉ tiêu cơ bản trong phân tích tài chính doanh nghiệp, cũng là chỉ tiêu mà chủ sở hữu, các nhà tài trợ và cả các nhà đầu tư tiềm năng rất quan tâm. Vậy chỉ số ROE là gì, cách tính như thế nào và làm sao để có thể cải thiện chỉ tiêu này? Mời các bạn cùng MISA AMIS tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

ROE là gì

1. Chỉ số ROE là gì?

“ Chỉ số ROE (Return On Equity) hay lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là chỉ số đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ”   

Nếu như các bạn đi sâu vào tìm hiểu và phân tích kỹ về chỉ số này thì sẽ thu được nhiều thông tin thú vị về kết quả kinh doanh cũng như cho phép hình dung được bức tranh toàn cảnh của DN tiềm ẩn sau chỉ số này, chúng ta cùng tìm hiểu cách tính!

2. Công thức tính chỉ số ROE?

Ngoài ROE là gì thì chúng ta cũng cần quan tâm thêm các vấn đề khác về ROE mà tiêu biểu chính là công thức tính ROE. ROE của một thời kỳ (thường là 1 quý hay 1 năm tài chính) được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế (LNST) đạt được của kỳ đó chia cho Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ (bao gồm vốn góp, các quỹ và lợi nhuận chưa phân phối), những số liệu này được lấy trên BCTC mà doanh nghiệp công bố định kỳ. 

Công thức xác định chỉ số ROE:

ROE = Lợi nhuận sau thuế x 100%
Vốn chủ sở hữu bình quân

Một số lưu ý khi tính toán chỉ số ROE: Áp dụng khi LNST của DN là số dương.

Lưu ý, đây là chỉ tiêu dùng LNST của một kỳ nhất định để tính toán nên ở công thức trên vốn chủ sở hữu cần tính bình quân của kỳ tương ứng, không sử dụng chỉ tiêu vốn chủ sở hữu (VCSH) tại một thời điểm nhằm phản ánh tốt hơn sự thay đổi vốn của công ty trong kỳ tính toán. Vì chỉ tiêu LNST phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh trong một kỳ, khi đó, cần dùng chỉ tiêu vốn chủ sở hữu bình quân nhằm phản ánh đúng bản chất thay đổi vốn của công ty trong kỳ tính toán.

Để hiểu đúng, tính đúng chỉ số ROE cũng như các chỉ số tài chính khác,  trước hết bạn nên nắm vững cách đọc các báo cáo tài chính. Dưới đây, bài viết sẽ giới thiệu cách xác định chỉ số ROE thông qua BCTC từ ví dụ cụ thể. 

Ví dụ: Tính chỉ số ROE của Công Ty Cổ phần Phát triển Công nghệ Việt An năm 2019

  • Bước 1: Xác định chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế

Trích dẫn nguồn số liệu trên Báo cáo KQKD  Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ Việt An tại ngày 31/12/ 2019 như sau:

chỉ số ROE

Trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy LNST của Việt An năm 2019 là 1.992.562.246 đồng

  • Bước 2: Xác định chỉ tiêu vốn chủ sở hữu bình quân

Trích dẫn nguồn số liệu trên Bảng cân đối kế toán  Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ Việt An tại ngày 31/12/ 2019 như sau:

báo cáo tài chính

Vốn chủ sở hữu bình quân = Vốn chủ sở hữu đầu kỳ + Vốn chủ sở hữu cuối kỳ
2
= 11,812,585,396+ 12,584,079,023 = 12,198,332,210
2
  • Bước 3: Tính chỉ số ROE

Thay số liệu đã tính toán ở bước 1 và bước 2 vào công thức xác định ROE đã nêu ở trên ta được chỉ tiêu ROE của Công ty Cổ phần Phát triển  Công nghệ Việt An năm 2019 là: 

ROE = Lợi nhuận sau thuế x 100%
Vốn chủ sở hữu bình quân
= 1,992,562,246 x 100% = 16.33%
12,198,332,210

>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn từng bước lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

báo cáo tài chính3. Ý nghĩa của chỉ số ROE

* Chỉ số ROE cho phép bạn đánh giá bình quân một đồng vốn chủ sở hữu doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ thì sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Khi so sánh chỉ số ROE giữa kỳ này với các kỳ trước đó, nếu DN có chỉ số ROE tương đối ổn định và ở mức cao cho thấy việc sử dụng vốn của DN rất hiệu quả. 

Tuy nhiên, cũng cần xem xét thêm tổng giá trị tài sản và nợ phải trả, nếu ROE cao, ổn định nhưng nợ phải trả lớn và tăng liên tục thì cần phải xem xét thêm các chỉ tiêu khác để có cái nhìn tốt hơn về tình hình của doanh nghiệp. 

Trên thực tế căn cứ vào ý nghĩa của chỉ tiêu này mang lại người ta có thể ứng dụng để xem xét tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như sau:

* Các nhà đầu tư cũng có thể xem xét ROE để coi là một trong những yếu tố để lựa chọn đầu tư thông qua việc dự tính tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp

Tốc độ tăng trưởng của công ty (G): được xác định thông qua chỉ tiêu ROE như sau:

G = ROE x Tỷ lệ tái đầu tư

Trong đó: G: Tốc độ tăng trưởng 

ROE: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH

Tỷ lệ tái đầu tư: Là tỷ lệ % lợi nhuận công ty để lại tái đầu tư sau   khi trả cổ tức cho cổ đông:

Tỷ lệ tái đầu tư = 1- Tỷ lệ chi trả cổ tức

4. Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?

Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng vốn cổ đông hiệu quả, do đó hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư chứng khoán.. Chỉ số này đặc biệt quan trọng trong đầu tư, đặc biệt là đầu tư chứng khoán.

* Khi tính toán ROE, các nhà đầu tư cần so sánh chỉ số này với lãi ngân hàng.

Nếu ROE < lãi vay ngân hàng, điều này cho thấy vốn đầu tư đang được sử dụng không hiệu quả. Nếu công ty có khoản vay lớn hơn vốn chủ sở hữu thì lợi nhuận tạo ra không đủ để bù đắp chi phí lãi vay.

Đồng thời, các doanh nghiệp có ROE thấp hơn lãi ngân hàng cũng cho thấy đây không phải cơ hội đầu tư hấp dẫn, vì nhà đầu tư có thể gửi tiền vào ngân hàng với khoản thu (lãi) tốt hơn và ít rủi ro hơn.

DO đó, ROE ít nhất nên cao hơn lãi suất ngân hàng.

*  Sử dụng chỉ số ROE để đánh giá khả năng tạo ra giá trị cho cổ đông

Trong các Công ty cổ phần, các nhà đầu tư  thường so sánh chỉ tiêu ROE với chi phí sử dụng vốn cổ phần thường thể nhìn nhận mức độ vượt trội của mức sinh lời so với chi phí sử dụng vốn mà cổ đông kỳ vọng khi đầu tư vào công ty. 

Khi ta thấy ROE < chi phí sử dụng vốn cổ phần thường chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh kém hơn kỳ vọng mà cổ đông. 

Ngược lại ROE > chi phí sử dụng vốn cổ phần thường cho thấy doanh nghiệp kinh doanh tốt hơn kỳ vọng của cổ đông.

sử dụng chỉ số ROE

* Để đánh giá ROE của doanh nghiệp bao nhiêu là tốt thì cần so sánh với ROE trung bình ngành. 

Chỉ số ROE được dùng để so sánh những doanh nghiệp trong cùng một ngành nghề hoặc lĩnh vực kinh doanh giống nhau để cho thấy mức độ sử dụng vốn hiệu quả của doanh nghiệp so với doanh nghiệp khác cùng ngành hoặc mức trung bình của ngành. 

Do đó, chỉ số ROE của doanh nghiệp cao hơn trung bình ngành là một mức ROE tốt. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang có ưu thế cạnh tranh hơn, lợi nhuận vượt trội hơn và sử dụng vốn hiệu quả hơn.

Thường các DN có chỉ số ROE cao hơn so với chỉ số ROE trung bình ngành hoặc lĩnh vực kinh doanh thì thường nguyên nhân là do doanh nghiệp chiếm ưu thế cạnh tranh hơn nên thu được lợi nhuận vượt trội.

>> Đọc thêm môt số chỉ số tài chính quan trọng khác giúp phân tích tình hình hoạt động của DN:

5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số ROE và Doanh nghiệp cần quản trị kinh doanh như thế nào để tối ưu ROE?

Từ công thức xác định chỉ số ROE, phương trình Dupont đã được đưa ra nhằm giúp các nhà phân tích TC có thể phân tích để thấy rõ hơn các nhân tố ảnh hưởng đến mức sinh lời vốn chủ sở hữu như sau:

ROE = Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu x Tổng tài sản
Doanh thu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu bình quân

Hay ROE = Tỷ suất lợi nhuận doanh thu x Vòng quanh tổng tài sản x Đòn bẩy tài chính

Thông qua phương trình trên, mối quan hệ giữa 3 chỉ tiêu/3 nhân tố tác động tới ROE được các nhà quản lý nhận biết dễ dàng hơn, từ đó, có thể thấy để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nói cách khác là để tăng chỉ số ROE thì cần chú ý tới những biện pháp sau:

  • Thúc đẩy tăng lợi nhuận sau thuế trên một đơn vị doanh thu bán hàng thu về. Bản chất của biện pháp này là cần sử dụng đồng bộ các nhóm biện pháp để quản trị tốt chi phí trong khi gia tăng doanh thu cho DN.
  • Thúc đẩy tăng số vòng quay tổng tài sản, chính là việc làm sao sử dụng vốn tiết kiệm để doanh thu vẫn có thể tăng mà vẫn chỉ cần dùng một lượng vốn nhất định.  
  • Cần tính toán để cấu trúc các nguồn tài trợ phù hợp, an toàn hay nói cách khác vốn CSH phải chiếm một tỷ trọng hợp lý trong tổng nguồn vốn của DN, đồng thời tận dụng đòn bẩy tài chính để sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay.

6. Các lưu ý khi sử dụng chỉ số ROE để đánh giá hiệu quả kinh doanh

Để sử dụng tốt chỉ tiêu này trong việc phân tích, cần lưu ý một số vấn đề như sau:

Thứ nhất, không nên đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp chỉ bằng chỉ số ROE, cần có sự phân tích, so sánh đồng thời với các chỉ số khác cũng như các DN cùng ngành để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.

Ví dụ: Một doanh nghiệp có ROE=30% và ROA= 5%. Họ không được đánh giá cao bằng doanh nghiệp có ROE= 20% và ROA = 15%.

(ROA – Return on total assets là tỉ suất lợi nhuận ròng trên tài sản => Tham khảo bài viết:ROA là gì? Hướng dẫn cách tính và phân tích chỉ số ROA )

Theo ví dụ trên một doanh nghiệp phát triển tốt, thường dùng đòn bẩy tài chính ở mức hợp lý.

Như vậy khi xem xét tình hình kinh doanh của doanh nghiệp người ta không chỉ xem xét mình chỉ số ROE mà thường kết hợp với chỉ số ROA và có thể các chỉ số khác nữa.

Thứ hai, chỉ số ROE có thể bị bóp méo tại thời điểm doanh nghiệp giảm vốn CSH bằng cách mua lại cổ phiếu quỹ; khi đó, lợi nhuận thực tế không đổi trong khi vốn CSH giảm đi, dẫn đến chỉ số ROE tăng khi tính toán lại.

ROE là một chỉ số quan trọng đối với các nhà đầu tư, việc phân tích và đánh giá chỉ số ROE một cách đúng đắn sẽ đem lại hiệu quả đầu tư cao. Thay vì phải đợi kế toán tổng hợp số liệu để tính toán tỷ số ROE hay các chỉ số khác một cách thủ công, CEO/chủ doanh nghiệp có thể theo dõi nhanh chóng các chỉ số tài chính của công ty nhờ Phần mềm kế toán online MISA AMIS – công cụ đang được đánh giá rất cao hiện nay không chỉ trong công tác kế toán mà còn trong hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp:

Phần mềm kế toán online MISA AMIS còn là trợ thủ đắc lực, đem đến cho nhà quản trị góc nhìn tổng quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp qua các tính năng ưu việt:

  • Xem báo cáo điều hành mọi lúc mọi nơi: Giám đốc, kế toán trưởng có thể theo dõi tình hình tài chính ngay trên di động, kịp thời ra quyết định điều hành doanh nghiệp.
  • Đầy đủ báo cáo quản trị: Hàng trăm báo cáo quản trị theo mẫu hoặc tự thiết kế chỉnh sửa, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề.
  • Tự động hóa việc lập báo cáo: Tự động tổng hợp số liệu lên báo cáo thuế, BCTC và các sổ sách giúp doanh nghiệp nộp báo cáo kịp thời, chính xác.

Đặc biệt, AMIS Kế toán còn cung cấp hệ thống các chỉ số phân tích tài chính – công cụ đắc lực cho doanh nghiệp trong công cuộc tính toán và hoạch định tài chính tại đơn vị. Phần mềm AMIS Kế toán được thiết lập sẵn công thức tính cho các hệ số phân tích tài chính. Căn cứ vào số liệu kế toán được nhập vào, phần mềm sẽ tự động tổng hợp và tính toán ra các hệ số này. Dựa vào đó nhà quản lý có thể nhanh chóng đưa ra những đánh giá tổng quát về tình hình của doanh nghiệp tại bất cứ thời điểm nào, từ đó đưa ra những quyết định điều hành hợp lý.

Mời anh/chị đăng ký đăng ký dùng thử miễn phí 15 ngày bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS để trải nghiệm công cụ tài chính tối ưu nhất!

CTA nhận tư vấn

Tác giả: Lê Thu Thủy

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]