Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của mình, các doanh nghiệp luôn cần làm việc với ngân hàng. Vì vậy, vị trí kế toán đảm nhiệm nghiệp vụ tiền gửi ngân hàng là vị trí quan trọng tại mỗi doanh nghiệp. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ lưỡng về kế toán tiền gửi ngân hàng trong bài viết dưới đây.
1. Kế toán tiền gửi ngân hàng là gì?
Kế toán tiền gửi ngân hàng hay kế toán TGNH là nhân viên kế toán đảm nhận nhiệm vụ thực hiện công việc theo dõi, ghi chép và các hành động có liên quan đến ngân hàng như rút tiền gửi nhập quỹ tiền mặt cho doanh nghiệp, nộp tiền vào tài khoản ngân hàng, thanh toán,…
Kế toán tiền gửi ngân hàng sẽ thường làm việc với các giấy tờ như uỷ nhiệm chi, sao kê, báo nợ,…. Đồng thời nhân viên kế toán tiền gửi ngân hàng sẽ phải lập sổ quỹ riêng để sử dụng cho mục đích đối chiếu với sổ phụ của ngân hàng khi cần thống kê, kiểm soát.
>>> Tìm hiểu ngay: Kế toán vốn bằng tiền – tổng hợp các công việc và nghiệp vụ quan trọng
2. Nhiệm vụ của kế toán tiền gửi ngân hàng
Các nhiệm vụ của kế toán tiền gửi ngân hàng tại doanh nghiệp thường sẽ là:
- Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các loại hóa đơn, chứng từ như giấy đề nghị thanh toán, tạm ứng, hóa đơn, tiền lương, vay vốn,…
- Lập báo cáo và trình báo lên cho cấp trên, phê duyệt các giao dịch liên quan đến ngân hàng.
- Lập Ủy nhiệm chi, Ủy nhiệm thu, các loại Séc, giấy báo Nợ, giấy báo Có.
- Lập hồ sơ vay vốn ngân hàng, lập hồ sơ bảo lãnh, làm nhiệm vụ mở L/C.
- Theo dõi, giám sát tình hình vay vốn của doanh nghiệp, nắm bắt được mức lãi suất, thực hiện thanh toán L/C.
- Tiếp nhận chứng từ được ngân hàng gửi cho doanh nghiệp, đối soát, kiểm tra và sắp xếp chứng từ hợp lý, khoa học.
- Giám sát, kiểm tra các loại chứng từ khác có liên quan đến các hoạt động như báo nợ, báo vay, báo có, trả của ngân hàng.
- Định khoản các chứng từ ký quỹ, tiền gửi, các khoản vay ngân hàng.
- Thực hiện các báo cáo khác theo yêu cầu của cấp trên.
>>> Có thể bạn quan tâm: Kế toán bán hàng là gì? Mô tả công việc của KTBH từ A-Z
3. Quy trình kế toán tiền gửi ngân hàng
Bước 1: Ghi nhận các giao dịch tiền gửi ngân hàng phát sinh trong sổ tại đơn vị
Căn cứ để kế toán thực hiện các bút toán hạch toán tiền gửi ngân hàng bao gồm các giấy tờ sau:
- Giấy báo Có,
- Giấy báo Nợ hoặc bản sao kinh doanh của Ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc chuyển khoản,.)
Bước 2: Nhận chứng từ của ngân hàng và kiểm tra, đối chiếu chứng từ
Khi ngân hàng gửi các chứng từ có liên quan đến, kế toán tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp phải kiểm tra đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Trường hợp xuất hiện chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán của đơn vị, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của Ngân hàng thì kế toán ngay lập tức phải thông báo cho Ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời.
Bước 3: Ghi nhận số chênh lệch khi thực hiện bút toán đóng sổ cuối tháng (nếu có)
Cuối tháng, nếu hai bên chưa xác định được nguyên nhân dẫn đến chênh lệch thì kế toán doanh nghiệp thực hiện bút toán ghi sổ theo số liệu của Ngân hàng trên giấy báo Nợ, báo Có hoặc bảo sao kê. Số chênh lệch sẽ được phản ánh vào TK 138 / TK 338 tuỳ từng trường hợp.
Sau đó, kế toán tiếp kiểm tra, đối chiếu, xác định nguyên nhân để điều chỉnh số liệu ghi sổ.
>>> Có thể bạn quan tâm: Các bước trong quy trình kế toán tại một doanh nghiệp
4. Tài khoản kế toán tiền gửi ngân hàng
Kế toán tiền gửi ngân hàng sử dụng tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng để phản ánh các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tiền gửi ngân hàng. Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 200/2014/TT-BTC, Tài khoản 112 dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng của doanh nghiệp.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng
Bên Nợ:
- Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng tiền tệ gửi vào Ngân hàng;
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tại thời điểm báo cáo (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam).
- Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ tăng tại thời điểm báo cáo
Bên Có:
- Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng tiền tệ rút ra từ Ngân hàng;
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam).
- Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ giảm tại thời điểm báo cáo
Số dư bên Nợ:
Số tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng tiền tệ hiện còn gửi tại Ngân hàng tại thời điểm báo cáo.
5. Hạch toán các nghiệp vụ kế toán tiền gửi ngân hàng phát sinh tại doanh nghiệp
5.1 Khi doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng và được thanh toán bằng TGNH:
Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng (tổng giá thanh toán)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá chưa có thuế)
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
Nếu không tách ngay được các khoản thuế phải nộp:
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
5.2 Khi doanh nghiệp phát sinh các khoản doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác bằng TGNH:
Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng (tổng giá thanh toán)
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 711 – Thu nhập khác (giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).
>>> Tìm hiểu ngay: Doanh thu hoạt động tài chính là gì? Hướng dẫn hạch toán tài khoản 515
5.3. Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản tại Ngân hàng:
Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng
Có TK 111 – Tiền mặt.
5.4. Khách hàng trả nợ bằng TGNH, căn cứ giấy báo Có của Ngân hàng:
Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng
Có TK 113 – Tiền đang chuyển.
5.5. Khi doanh nghiệp nhận được vốn góp của chủ sở hữu bằng tiền TGNH:
Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng
Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu.
5.6. Rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt, chuyển tiền gửi Ngân hàng đi ký quỹ, ký cược:
Nợ TK 111 – Tiền mặt
Nợ TK 244 – Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược.
Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng.
5.7. Khi doanh nghiệp mua chứng khoán, cho vay hoặc đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết… bằng TGNH:
Nợ các TK 121, 128, 221, 222, 228
Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng.
Các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi ngân hàng thường xuyên phát sinh tại các doanh nghiệp nên kế toán doanh nghiệp cần nắm vững và xử lý tốt nghiệp vụ tiền gửi ngân hàng. Có thêm sự hỗ trợ của các phần mềm nhất là những phần mềm nhiều tính năng tiện ích như phần mềm kế toán online MISA AMIS, đội ngũ kế toán sẽ dễ dàng hơn trong thực hiện nghiệp vụ, đẩy nhanh tốc độ xử lý công việc và nâng cao năng suất làm việc. Đối với nghiệp vụ kế toán tiền gửi ngân hàng, MISA AMIS kế toán có thể hỗ trợ như sau:
- Tự động hạch toán kế toán chứng từ thu chi tiền gửi: Khi lập Chứng từ thu tiền gửi/Chi tiền gửi, chỉ cần chọn lý do thu/Chi tiền chương trình sẽ tự động định khoản chính xác nghiệp vụ phát sinh.
- Tích hợp trực tiếp ngân hàng điện tử: Không cần ra ngân hàng mà vẫn thực hiện được đầy đủ các nghiệp vụ; phần mềm tự động đối chiếu Sổ tiền gửi với Sao kê ngân hàng giúp tiết kiệm 80% thời gian, công sức.
- Dự báo chính xác dòng tiền thu/chi/tồn trong tương lai: Dự báo các khoản Dự kiến thu, Dự kiến chi và còn Tồn trong tương lai, giúp Lãnh đạo doanh nghiệp ra quyết định kinh doanh kịp thời, hiệu quả.
- …
Kính mời Quý Doanh nghiệp, Anh/Chị Kế toán doanh nghiệp đăng ký trải nghiệm miễn phí bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS:
>> DÙNG THỬ MIỄN PHÍ – PHẦN MỀM KẾ TOÁN MISA AMIS |