Ngày 06/08/2020, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 33/VBHN-BTC hướng dẫn thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế. Sau đây, mời Doanh nghiệp cùng MISA AMIS tìm hiểu các quy định đáng chú ý trong Thông tư này.
I. Thông tư số 33/VBHN-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế
Số, ký hiệu | 33/VBHN-BCT |
Ngày ban hành | 06-08-2020 |
Loại văn bản | Văn bản hợp nhất |
Cơ quan ban hành | Bộ Tài chính |
Người ký | Trần Xuân Hà |
Trích yếu | Hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế |
Tải thông tư | TẢI VỀ |
Thông tư số 110/2015/TT-BTC ngày 28 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 9 năm 2015, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 66/2019/TT-BTC ngày 20 tháng 9 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 110/2015/TT-BTC ngày 28 tháng 7 năm 2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 11 năm 2019.
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 29/11/2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 20/11/2012; Luật số 71/2014/QH13 Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế ngày 26/11/2014 và các văn bản hướng dẫn;
Căn cứ Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 của Chính phủ quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính;
Căn cứ Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số; Nghị định số 106/2011/NĐ-CP ngày 23/11/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 26/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/02/2007; Nghị định số 170/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 của Chính phủ và Nghị định số 106/2011/NĐ-CP ngày 23/11/2011 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế như sau:
Phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 33/VBHN-BTC hướng dẫn về:
– Thực hiện các thủ tục hành chính thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế bằng phương thức giao dịch điện tử bao gồm: đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế và tiếp nhận các hồ sơ, văn bản khác của người nộp thuế gửi đến cơ quan thuế bằng phương thức điện tử.
– Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế bằng phương thức điện tử bao gồm: tra cứu thông tin của người nộp thuế, gửi các thông báo của cơ quan thuế đối với người nộp thuế.
– Tiêu chí lựa chọn, thủ tục, trình tự ký thỏa thuận với tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế; thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế qua tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
Thông tư này không điều chỉnh việc thực hiện giao dịch điện tử về thuế đối với hàng hóa ở khâu xuất khẩu, nhập khẩu tại cơ quan Hải quan.
Đối tượng áp dụng của Thông tư số 33/VBHN-BTC bao gồm:
– Người nộp thuế theo quy định tại Điều 2 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006.
– Tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
– Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế.
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc người nộp thuế thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương thức điện tử.
II. Các quy định đáng chú ý trong Thông tư số 33/VBHN-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế
Giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế là việc thực hiện các thủ tục hành chính thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế bằng phương thức điện tử theo phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.
Việc thực hiện các giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế phải tuân theo nguyên tắc rõ ràng, công bằng, trung thực, an toàn, hiệu quả và phù hợp với quy định của Luật Giao dịch điện tử.
1. Quy định về sử dụng chữ ký số và mã xác thực giao dịch điện tử
Đầu tiên, người nộp thuế thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế với cơ quan thuế phải sử dụng chữ ký số được ký bằng chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
Người nộp thuế ký hợp đồng dịch vụ làm thủ tục về thuế với đại lý thuế thì đại lý thuế sử dụng chứng thư số của đại lý thuế để ký trên các chứng từ điện tử của người nộp thuế khi giao dịch với cơ quan thuế bằng phương thức điện tử.
Người nộp thuế là cá nhân thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế với cơ quan thuế nhưng chưa được cấp chứng thư số thì được sử dụng mã xác thực giao dịch điện tử do hệ thống của cơ quan thuế hoặc hệ thống của các cơ quan có liên quan đến giao dịch điện tử cấp.
Tiếp theo, cơ quan thuế, tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN, ngân hàng khi thực hiện giao dịch điện tử theo quy định tại Thông tư này phải sử dụng chữ ký số được ký bằng chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
Đồng thời, việc sử dụng chữ ký số và mã xác thực giao dịch điện tử trên đây được gọi chung là ký điện tử
2. Quy định về thời gian nộp hồ sơ thuế điện tử, nộp thuế điện tử
Người nộp thuế được thực hiện các giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ và ngày Tết.
Thời điểm xác nhận nộp hồ sơ thuế điện tử là căn cứ để cơ quan thuế tính thời gian nộp hồ sơ thuế và xử lý hành vi chậm nộp hoặc hành vi không nộp hồ sơ thuế của người nộp thuế; hoặc tính thời gian để giải quyết hồ sơ thuế điện tử theo quy định của Luật Quản lý thuế, các văn bản hướng dẫn thi hành và các quy định tại Thông tư này. Thời điểm xác nhận nộp hồ sơ thuế điện tử được xác định như sau:
a) Đối với hồ sơ đăng ký thuế điện tử: là ngày ghi trên Thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế điện tử của cơ quan thuế gửi cho người nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc qua tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN (theo mẫu số 01-1/TB-TĐT ban hành kèm theo Thông tư này).
b) Đối với hồ sơ khai thuế điện tử: là ngày ghi trên Thông báo chấp nhận hồ sơ khai thuế điện tử của cơ quan thuế gửi cho người nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc qua tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN (theo mẫu số 01-2/TB-TĐT ban hành kèm theo Thông tư này).
c) Đối với chứng từ nộp thuế điện tử: là ngày ghi trên Thông báo tiếp nhận chứng từ nộp thuế điện tử của cơ quan thuế gửi cho người nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc qua tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN (theo mẫu số 01-1/TB-TĐT ban hành kèm theo Thông tư này).
d) Đối với hồ sơ hoàn thuế điện tử: là ngày ghi trên Thông báo chấp nhận hồ sơ hoàn thuế điện tử của cơ quan thuế gửi cho người nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc qua tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN (theo mẫu số 01-2/TB-TĐT ban hành kèm theo Thông tư này).
Bên cạnh đó, ngày nộp thuế điện tử được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 84/2016/TT-BTC ngày 17/6/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục thu nộp ngân sách nhà nước đối với các khoản thuế và thu nội địa (sau đây gọi là Thông tư số 84/2016/TT-BTC).
Cơ quan thuế hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN có trách nhiệm gửi Thông báo về việc xác nhận nộp thuế điện tử (theo mẫu số 05/TB-TĐT ban hành kèm theo Thông tư này) đến người nộp thuế chậm nhất 15 phút sau khi nhận được thông báo từ ngân hàng xác nhận nộp thuế điện tử thành công hoặc lý do nộp thuế điện tử không thành công, trừ trường hợp nộp thuế điện tử qua hình thức thanh toán điện tử của ngân hàng theo quy định tại Khoản 2 Điều 24 Thông tư này.
3. Quy định về quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế
Theo Điều 12 của Thông tư số 33/VBHN-BTC, người nộp thuế có các quyền và nghía vụ như sau:
– Thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Luật Quản lý thuế, Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn.
– Được hướng dẫn, hỗ trợ trong quá trình thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
– Được tra cứu để xem, in toàn bộ chứng từ điện tử người nộp thuế đã gửi đến Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế, Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn.
– Được công nhận hoàn thành các thủ tục về thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và sử dụng chứng từ điện tử trong các giao dịch với cơ quan thuế và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
– Được sử dụng tài khoản giao dịch thuế điện tử do cơ quan thuế cấp để thực hiện các thủ tục hành chính thuế bằng phương thức điện tử, trừ trường hợp nộp thuế qua các hình thức nộp thuế điện tử khác của ngân hàng.
– Có trách nhiệm chuẩn bị, xây dựng, quản lý vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật của mình phục vụ việc giao dịch điện tử với cơ quan thuế được thuận lợi và đúng quy định.
– Có trách nhiệm cung cấp, cập nhật thông tin đăng ký giao dịch điện tử một cách kịp thời, chính xác và quản lý, sử dụng tài khoản giao dịch thuế điện tử của mình với cơ quan thuế đảm bảo an toàn, bảo mật, đúng mục đích.
– Có trách nhiệm quản lý chứng thư số và đảm bảo tính chính xác của chữ ký số trên chứng từ điện tử của mình.
– Có trách nhiệm theo dõi, cập nhật, phản hồi các thông tin liên quan đến giao dịch điện tử với cơ quan thuế và thực hiện theo các hướng dẫn, thông báo của cơ quan thuế đã gửi đến địa chỉ thư điện tử của người nộp thuế và trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
4. Quy định về thời gian nộp hồ sơ thuế điện tử, nộp thuế điện tử
Người nộp thuế được thực hiện các giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ và ngày Tết.
Thời điểm xác nhận nộp hồ sơ thuế điện tử là căn cứ để cơ quan thuế tính thời gian nộp hồ sơ thuế và xử lý hành vi chậm nộp hoặc hành vi không nộp hồ sơ thuế của người nộp thuế; hoặc tính thời gian để giải quyết hồ sơ thuế điện tử theo quy định của Luật Quản lý thuế, các văn bản hướng dẫn thi hành và các quy định tại Thông tư này. Thời điểm xác nhận nộp hồ sơ thuế điện tử được xác định như sau:
a) Đối với hồ sơ đăng ký thuế điện tử: là ngày ghi trên Thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế điện tử của cơ quan thuế gửi cho người nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc qua tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN (theo mẫu số 01-1/TB-TĐT ban hành kèm theo Thông tư này).
b) Đối với hồ sơ khai thuế điện tử: là ngày ghi trên Thông báo chấp nhận hồ sơ khai thuế điện tử của cơ quan thuế gửi cho người nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc qua tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN (theo mẫu số 01-2/TB-TĐT ban hành kèm theo Thông tư này).
c) Đối với chứng từ nộp thuế điện tử: là ngày ghi trên Thông báo tiếp nhận chứng từ nộp thuế điện tử của cơ quan thuế gửi cho người nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc qua tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN (theo mẫu số 01-1/TB-TĐT ban hành kèm theo Thông tư này).
d) Đối với hồ sơ hoàn thuế điện tử: là ngày ghi trên Thông báo chấp nhận hồ sơ hoàn thuế điện tử của cơ quan thuế gửi cho người nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc qua tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN (theo mẫu số 01-2/TB-TĐT ban hành kèm theo Thông tư này).
Ngày nộp thuế điện tử được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 84/2016/TT-BTC ngày 17/6/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục thu nộp ngân sách nhà nước đối với các khoản thuế và thu nội địa (sau đây gọi là Thông tư số 84/2016/TT-BTC).
Cơ quan thuế hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN có trách nhiệm gửi Thông báo về việc xác nhận nộp thuế điện tử (theo mẫu số 05/TB-TĐT ban hành kèm theo Thông tư này) đến người nộp thuế chậm nhất 15 phút sau khi nhận được thông báo từ ngân hàng xác nhận nộp thuế điện tử thành công hoặc lý do nộp thuế điện tử không thành công, trừ trường hợp nộp thuế điện tử qua hình thức thanh toán điện tử của ngân hàng theo quy định tại Khoản 2 Điều 24 Thông tư này.
5. Quy định về việc đăng ký giao dịch với cơ quan thuế bằng phương thức điện tử
Căn cứ theo Điều 15 của Thông tư này, người nộp thuế truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế đăng ký giao dịch với cơ quan thuế bằng phương thức điện tử (theo mẫu số 01/ĐK-TĐT ban hành kèm theo Thông tư này), ký điện tử và gửi đến Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. Chỉ sau khi được cơ quan thuế thông báo chấp nhận cấp tài khoản giao dịch điện tử theo quy định tại Điều này hoặc Điều 32 Thông tư này, người nộp thuế mới có thể thực hiện các giao dịch điện tử với cơ quan thuế theo quy định (trừ trường hợp đăng ký thuế lần đầu theo quy định tại Điều 19 Thông tư này).
Người nộp thuế được cấp một tài khoản chính để thực hiện đầy đủ các giao dịch điện tử với cơ quan thuế theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này, trừ quy định tại Khoản 2 Điều này. Người nộp thuế được sử dụng tài khoản chính để đăng ký thêm một hoặc một số tài khoản phụ qua chức năng trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để thực hiện từng giao dịch thuế điện tử với cơ quan thuế.
Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gửi thông báo (theo mẫu số 03/TB-TĐT ban hành kèm theo Thông tư này) đến địa chỉ thư điện tử hoặc số điện thoại người nộp thuế đã đăng ký chậm nhất 15 phút sau khi nhận được hồ sơ đăng ký giao dịch bằng phương thức điện tử của người nộp thuế.
Trường hợp chấp nhận, Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gửi thông tin về tài khoản giao dịch thuế điện tử cho người nộp thuế.
Trường hợp không chấp nhận, người nộp thuế căn cứ vào lý do không chấp nhận của cơ quan thuế tại thông báo (theo mẫu số 03/TB-TĐT ban hành kèm theo Thông tư này) để hoàn chỉnh thông tin đăng ký, ký điện tử và gửi đến Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được hướng dẫn, hỗ trợ.
Đối với thủ tục đăng ký nộp thuế điện tử, người nộp thuế sau khi hoàn thành việc thực hiện đăng ký giao dịch điện tử với cơ quan thuế theo quy định tại khoản 1 Điều này phải thực hiện đăng ký với ngân hàng nơi mở tài khoản theo quy định của ngân hàng.
Ngân hàng nơi người nộp thuế mở tài khoản gửi thông báo (theo mẫu số 04/TB-TĐT ban hành kèm theo Thông tư này) về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận đăng ký nộp thuế điện tử cho người nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế trong thời hạn chậm nhất là 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản đăng ký của người nộp thuế.
Trường hợp không chấp nhận, người nộp thuế căn cứ thông báo không chấp nhận nộp thuế điện tử của ngân hàng để hoàn chỉnh thông tin đăng ký hoặc liên hệ với cơ quan thuế quản lý, ngân hàng nơi mở tài khoản để được hướng dẫn, hỗ trợ.
Đối với cá nhân có mã số thuế và sử dụng mã xác thực giao dịch điện tử, việc đăng ký giao dịch bằng phương thức điện tử với cơ quan thuế thực hiện như sau:
a) Trường hợp phát sinh nghĩa vụ khai thuế hoặc nộp thuế định kỳ, người nộp thuế truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế và đăng ký giao dịch theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
Người nộp thuế đến cơ quan thuế bất kỳ xuất trình chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân để nhận và kích hoạt tài khoản giao dịch thuế điện tử.
b) Trường hợp phát sinh nghĩa vụ khai thuế hoặc nộp thuế theo từng lần phát sinh, người nộp thuế thực hiện đăng ký giao dịch điện tử từng lần đồng thời với thời điểm nộp hồ sơ khai thuế.
Trên đây là những thông tin quan trọng mà Doanh nghiệp cần biết về Thông tư số 33/VBHN-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế. Người nộp thuế, cơ quan Thuế, Kho bạc Nhà nước, ngân hàng, tổ chức T-VAN và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, Doanh nghiệp cần phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết.
Các thông tin trong bài viết được tham khảo từ Luật sư Nguyễn Xuân Nhất. Tôi là luật sư Nguyễn Xuân Nhất. Tôi tốt nghiệp chuyên ngành luật tổng hợp và có hơn 5 năm kinh nghiệm tư vấn cho các doanh nghiệp về lĩnh vực luật dân sự, luật lao động, luật kinh tế. |
Lưu ý: Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế được ý kiến chuyên gia. Bạn đọc vẫn cần tham khảo chuyên gia để có được ý kiến tư vấn chính xác nhất khi đưa ra quyết định.