Thông tư số 133/2017/TT-BTC quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước

08/06/2022
756

Ngày 15/12/2017, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 133/2017/TT-BTC quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/02/2018 và thay thế Thông tư số 209/2010/TT-BTC ngày 20 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước. Sau đây, hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu những quy định đánh chú ý của Thông tư số 133/2017/TT-BTC.

I. Thông tư số 133/2017/TT-BTC quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước

Số, ký hiệu 133/2017/TT-BCT
Ngày ban hành 15-12-2017
Ngày có hiệu lực 01-02-2018
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Huỳnh Quang Hải
Trích yếu Thông tư quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước
Tải thông tư TẢI VỀ

Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005,

Căn cứ Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số; Nghị định số 106/2011/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ; Nghị định số 170/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP và Nghị định số 106/2011/NĐ-CP ;

Căn cứ Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính; Nghị định số 156/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ;

Căn cứ Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 07 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước.

Phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 133/2017/TT-BTC quy định về giao dịch điện tử (GDĐT) trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước (KBNN), bao gồm:

– GDĐT giữa KBNN với các đơn vị giao dịch về quản lý thu, chi quỹ ngân sách nhà nước (NSNN) và các quỹ tài chính nhà nước tại KBNN.

– GDĐT giữa KBNN với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại nơi KBNN mở tài khoản về thanh toán điện tử tập trung và trao đổi thông tin, dữ liệu thu NSNN.

– GDĐT giữa KBNN với các đơn vị cung cấp thông tin để lập Báo cáo tài chính nhà nước.

– GDĐT giữa KBNN với các cơ quan trong ngành tài chính về quản lý thu, chi quỹ NSNN và các quỹ tài chính nhà nước tại KBNN.

– Các GDĐT trong nội bộ hệ thống KBNN.

– GDĐT giữa KBNN với các tổ chức có liên quan về việc thực hiện các giao dịch quản lý ngân quỹ nhà nước và các GDĐT khác trong hoạt động nghiệp vụ KBNN (nếu có).

Đối tượng áp dụng của Thông tư số 133/2017/TT-BTC bao gồm các cơ quan, đơn vị:

– Các đơn vị thuộc hệ thống KBNN.

– Các đơn vị giao dịch có GDĐT với KBNN.

– Các cơ quan trong ngành tài chính có GDĐT với KBNN.

– Các ngân hàng thương mại nơi KBNN mở tài khoản.

– Các đơn vị cung cấp thông tin để lập Báo cáo tài chính nhà nước.

– Các tổ chức có GDĐT với KBNN trong hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước và các GDĐT khác trong hoạt động nghiệp vụ KBNN (nếu có).

II. Một số quy định đáng chú ý trong Thông tư số 133/2017/TT-BTC quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước

thông tư 133 2017 TT-BTC

Giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước là các giao dịch được thực hiện bằng phương thức điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước; Chứng từ điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước là thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu trữ bằng phương tiện điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước.

Chứng từ điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước là một hình thức của thông điệp dữ liệu có nội dung trao đổi, giao dịch về tài chính, tiền tệ liên quan đến hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước được quy định.

Thồng tư này bãi bỏ Thông tư số 209/2010/TT-BTC ngày 20/12/2010 của Bộ Tài chính quy định GDĐT trong hoạt động nghiệp vụ KBNN; đồng thời, chấm dứt việc thực hiện thí điểm thủ tục GDĐT đối với dịch vụ công trên Cổng thông tin KBNN theo Quyết định số 2704/QĐ-BTC ngày 17/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc thí điểm thủ tục giao dịch điện tử đối với dịch vụ công trên Cổng thông tin KBNN.

1. Nguyên tắc thực hiện giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước

Theo quy định tại Thông tư 133/2017/TT-BTC, giao dịch điện tử trong nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước phải tuân theo 6 nguyên tắc sau:

Thứ nhất, các đơn vị giao dịch, đơn vị cung cấp thông tin và tổ chức khác khi thực hiện các GDĐT với KBNN phải tuân thủ nguyên tc rõ ràng, công bng, trung thực, an toàn, hiệu quả, đảm bảo quyn và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, phù hợp) với Luật Giao dịch điện t, đảm bảo các yêu cầu về quy trình nghiệp vụ, tiêu chun kỹ thuật trong GDĐT do Bộ Tài chính và KBNN quy định (theo phân cấp).

Thứ hai, khi thực hiện các GDĐT với KBNN, các đơn vị giao dịch, đơn vị cung cấp thông tin và tổ chức khác được lựa chọn công nghệ thông tin và phương tiện điện tử phù hợp để thực hiện. Trường hợp KBNN đồng thời chấp nhận giao dịch theo phương thức nộp hồ sơ, chứng từ, văn bản bằng giấy tại KBNN và giao dịch bằng phương thức điện tử, các đơn vị giao dịch, đơn vị cung cấp thông tin và tổ chức khác được quyn lựa chọn phương thức giao dịch với KBNN.

Thứ ba, các đơn vị giao dịch, đơn vị cung cấp thông tin và tổ chức khác đã hoàn thành việc thực hiện GDĐT trong hoạt động nghiệp vụ KBNN theo quy định tại Thông tư này, thì không phải thực hiện các phương thức giao dịch khác và được công nhận đã hoàn thành thủ tục theo quy định.

Thứ tư, GDĐT giữa KBNN với các cơ quan trong ngành tài chính (cơ quan tài chính, Thuế, Hải quan) được thực hiện theo các quy định hiện hành của Bộ Tài chính; giữa KBNN với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, phù hợp với quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn; giữa KBNN với các ngân hàng thương mại được thực hiện theo thỏa thuận giữa KBNN và ngân hàng thương mại về thanh toán song phương điện tử tập trung và tổ chức phối hợp thu NSNN, phù hợp với Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn Luật.

Thứ năm, toàn bộ các danh mục mã liên quan GDĐT trong hoạt động nghiệp vụ KBNN được sử dụng thống nhất từ hệ thống danh mục điện tử dùng chung trong lĩnh vực tài chính quy định tại Thông tư số 18/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 2 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định về việc xây dựng và khai thác, sử dụng hệ thống danh mục điện tử dùng chung trong lĩnh vực tài chính.

Thứ sáu, KBNN chủ động thực hiện từng phần hoặc toàn bộ giao dịch bằng phương tiện điện tử trong nội bộ KBNN, giữa KBNN với các đơn vị giao dịch, đơn vị cung cấp thông tin và tổ chức khác; được phép ứng dụng công nghệ sinh trắc học và các phương thức xác thực khác đối với các GDĐT trong hoạt động nghiệp vụ KBNN, phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Quy đinh về sử dụng chữ ký số trong nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước

Chữ ký số sử dụng trong các GDĐT với KBNN (trừ chữ ký số trong trong thanh toán điện tử liên ngân hàng quy định tại Khoản 3 Điều này) là chữ ký số tương ứng với chứng thư số được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp hoặc được cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ các cơ quan thuộc hệ thống chính trị.

Việc sử dụng chữ ký số giữa các đơn vị giao dịch với KBNN được thực hiện theo quy định sau:

a) Trước khi sử dụng chữ ký số để thực hiện các GDĐT với KBNN, các đơn vị giao dịch phải thông báo chữ ký số của các cá nhân liên quan thuộc đơn vị giao dịch tham gia GDĐT với KBNN. Chữ ký số của các cá nhân tham gia GDĐT với KBNN phải gắn với từng chức danh tham gia và theo từng loại giao dịch cụ thể.

Chữ ký số được thông báo để ký chức danh chủ tài khoản hoặc người được ủy quyền (chữ ký thứ nhất): kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán hoặc người được ủy quyền (chữ ký thứ hai) trên các chứng từ chuyển tiền qua Trang thông tin dịch vụ công của KBNN phải là chữ ký số tương ứng của người đã được KBNN chấp thuận ký chữ ký thứ nhất và ký chữ ký thứ hai trong hồ sơ mở và sử dụng tài khoản của đơn vị giao dịch theo quy định tại Thông tư số 61/2014/TT-BTC ngày 12 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài khoản tại KBNN trong điều kiện áp dụng hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (sau đây gọi tắt là Thông tư số 61/2014/TT-BTC).

Số lượng chữ ký số thông báo cho chữ ký thứ nhất và chữ ký thứ hai không được vượt quá số lượng người ký chữ ký tương ứng quy định tại Thông tư số 61/2014/TT-BTC .

b) Trường hợp thay đổi các thông tin đã thông báo, gia hạn, tạm dừng hoặc thay đổi chứng thư số; thay đổi cặp khóa, các đơn vị tham gia GDĐT phải có thông báo sửa đổi, bổ sung thông tin chữ ký số với KBNN.

Việc sử dụng chữ ký số trong thanh toán điện tử liên ngân hàng giữa KBNN (Trung ương) và KBNN cấp tỉnh với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại được thực hiện theo các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Bên cạnh đó, việc sử dụng chữ ký số trong thanh toán song phương điện tử tập trung và trao đổi dữ liệu về thu NSNN giữa các đơn vị KBNN với ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản được thực hiện theo thỏa thuận giữa KBNN (Trung ương) với từng hệ thống ngân hàng thương mại. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh thay đổi các thông tin liên quan đến công thức chữ ký số, chứng thư số nhân danh hệ thống mình, thì bên có thay đổi phải thông báo cho bên kia chậm nhất trước một (01) tháng kể từ thời điểm áp dụng thay đổi.

Việc sử dụng chữ ký số trong giao dịch cung cấp thông tin để lập Báo cáo tài chính nhà nước giữa KBNN với các đơn vị cung cấp thông tin được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.

Việc sử dụng chữ ký số trong GDĐT giữa KBNN với các tổ chức khác được thực hiện theo thỏa thuận giữa KBNN (Trung ương) với từng tổ chức đó.

Việc sử dụng chữ ký số giữa KBNN với các cơ quan trong ngành tài chính về trao đổi thông tin, dữ liệu liên quan đến tình hình thu, chi NSNN được thực hiện theo các quy định hiện hành của Bộ Tài chính.

Ngoài ra, việc sử dụng chữ ký số trong giao dịch thanh toán điện tử liên kho bạc và các GDĐT khác (nếu có) trong nội bộ hệ thống KBNN do Tổng Giám đốc KBNN quy định. Trường hợp KBNN đã triển khai công nghệ sinh trắc học, thì KBNN được phép sử dụng công nghệ sinh trắc học thay thế chữ ký số trong các GDĐT trong nội bộ KBNN.

3. Quy định về sử dụng chứng từ điện tử trong nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước

Có các loại chứng từ điện tử trong hoạt động nghiệp vụ KBNN sau đây:

a) Chứng từ điện tử trong dịch vụ công trực tuyến KBNN, bao gồm: chứng từ chuyển tiền của đơn vị giao dịch gửi KBNN; các chứng từ báo Nợ, báo Có tài khoản do KBNN gửi đơn vị giao dịch qua Trang thông tin dịch vụ công của KBNN và các chứng từ khác theo quy định tại Thông tư số 77/2017/TT-BTC và Thông tư số 08/2016/TT-BTC .

b) Chứng từ điện tử trong GDĐT giữa KBNN với ngân hàng, bao gồm: chứng từ thanh toán điện tử liên ngân hàng giữa KBNN với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại; chứng từ thanh toán song phương điện tử tập trung giữa KBNN với ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản; các chứng từ liên quan đến việc trao đổi thông tin dữ liệu thu NSNN giữa KBNN với ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản.

c) Các chứng từ điện tử giữa KBNN với các tổ chức khác.

d) Các chứng từ điện tử trong GDĐT giữa KBNN với các cơ quan trong ngành tài chính và trong nội bộ hệ thống KBNN.

Chứng từ điện tử quy định tại Khoản 1 Điều này (trừ chứng từ thanh toán điện tử liên ngân hàng giữa KBNN với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại; chứng từ thanh toán song phương điện tử tập trung giữa KBNN với ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản) phải đảm bảo các yêu cầu theo quy định tại Điều 17 Luật Kế toán và được lập theo đúng định dạng, mẫu, cấu trúc dữ liệu theo các văn bản quy định cụ thể của Bộ Tài chính và KBNN; trong đó, bao gồm một số nội dung chủ yếu sau:

a) Tên và số hiệu của chứng từ.

b) Ngày, tháng, năm lập chứng từ, nhận chứng từ.

c) Tên, địa chỉ của tổ chức hoặc cá nhân lập chứng từ.

d) Tên, địa chỉ của tổ chức hoặc cá nhân nhận chứng từ.

đ) Nội dung của nghiệp vụ phát sinh.

e) Số tiền của nghiệp vụ phát sinh; tổng số tiền của chứng từ ghi bằng số và bằng chữ.

g) Chữ ký, họ và tên của người lập, người kiểm soát, ký duyệt chứng từ và những người có liên quan đến chứng từ theo quy định của pháp luật.

h) Các nội dung khác theo từng loại chứng từ.

Đối với các chứng từ thanh toán điện tử liên ngân hàng giữa KBNN với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Đối với các chứng từ thanh toán song phương điện tử tập trung giữa KBNN với ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản được thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chứng từ kế toán ngân hàng và đáp ứng quy định tại Khoản 2 Điều này.

Ngoài các thông tin quy định tại Khoản 2 Điều này, cơ quan, tổ chức phát hành chứng từ điện tử có thể thêm lô gô, hình ảnh trang trí hoặc các thông tin khác phù hợp với quy định pháp luật hiện hành, đảm bảo không che khuất, làm mờ các nội dung bắt buộc thể hiện trên chứng từ. Cỡ chữ của các thông tin tạo thêm không được lớn hơn cỡ chữ của các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này.

Chứng từ điện tử quy định tại Khoản 1 Điều này phải được ký chữ ký số theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.

Chứng từ điện tử theo quy định tại Điều này có giá trị như chứng từ giấy. Việc chuyển đổi chứng từ điện tử sang chứng từ giấy hoặc ngược lại được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.

Việc lưu trữ chứng từ điện tử được thực hiện theo thời hạn do pháp luật quy định như đối với chứng từ giấy. Trong đó:

a) Trường hợp chứng từ điện tử hết thời hạn lưu trữ theo quy định, nhưng có liên quan đến tính toàn vẹn về thông tin của hệ thống thông tin và các chứng từ điện tử đang lưu hành, thì chứng từ điện tử tiếp tục được lưu trữ, cho đến khi việc hủy chứng từ điện tử hoàn toàn không ảnh hưởng đến các GDĐT khác mới được tiêu hủy.

b) Trường hợp chứng từ điện tử không được in ra giấy, mà chỉ lưu trữ trên các phương tiện điện tử, thì phải đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu và phải bảo đảm tra cứu được trong thời hạn lưu trữ.

4. Quy định về sử dụng văn bản điện tử trong nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước

thông tư 133 2017 TT-BTC

Có các loại văn bản điện tử trong hoạt động nghiệp vụ KBNN sau đây:

a) Các hồ sơ kiểm soát chi, kiểm soát cam kết chi NSNN do đơn vị giao dịch lập trực tiếp trên Trang thông tin dịch vụ công của KBNN (theo các mẫu hồ sơ tương ứng của chế độ kiểm soát chi NSNN hiện hành) hoặc được lập trên các chương trình ứng dụng tại đơn vị giao dịch hoặc được chuyển đổi từ hồ sơ bằng giấy sang dạng điện tử gửi kèm chứng từ chuyển tiền (nếu có) qua Trang thông tin dịch vụ công của KBNN; các hồ sơ đơn vị giao dịch gửi KBNN về việc đăng ký sử dụng bổ sung tài khoản hoặc thay đổi mẫu dấu, mẫu chữ ký qua Trang thông tin dịch vụ công của KBNN; đăng ký rút tiền mặt của đơn vị giao dịch qua Trang thông tin dịch vụ công của KBNN.

b) Các thông báo của KBNN gửi đơn vị giao dịch (thông báo về kết quả kiểm soát chi; thông báo kết quả xử lý việc mở và sử dụng tài khoản; thông báo về kết quả đăng ký rút tiền mặt) qua Trang thông tin dịch vụ công của KBNN.

c) Các văn bản điện tử giữa các đơn vị cung cấp thông tin với KBNN theo quy định tại Điều 16, 17 và 18 Nghị định số 25/2017/NĐ-CP.

d) Các văn bản điện tử giữa KBNN với các tổ chức khác.

đ) Các văn bản điện tử trong GDĐT giữa KBNN với các cơ quan trong ngành tài chính và trong nội bộ hệ thống KBNN.

Các văn bản điện tử quy định tại Khoản 1 Điều này có giá trị pháp lý tương đương văn bản giấy nêu phù hợp với quy định tại Điều 35 Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước (sau đây gọi tắt là Nghị định số 64/2007/NĐ-CP). Đối với các văn bản điện tử không đáp ứng điều kiện nêu trên, thì thông tin trên văn bản chỉ có giá trị tham khảo.

Đối với các văn bản điện tử quy định tại Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này phải được ký chữ ký số theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.

Trường hợp đơn vị giao dịch có đề nghị chuyển đổi văn bản điện tử sang văn bản giấy để dùng làm căn cứ pháp lý cho các hoạt động giao dịch, thì KBNN cấp văn bản chuyển đổi có chữ ký và đóng dấu xác nhận của KBNN cho đơn vị giao dịch.

Việc quản lý văn bản điện tử được thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương III Nghị định số 64/2007/NĐ-CP.

Việc lưu trữ văn bản điện tử được thực hiện theo thời hạn do pháp luật quy định như đối với văn bản giấy. Việc thực hiện lưu trữ văn bản điện tử trong một số trường hợp đặc thù được thực hiện tương tự như quy định tại Khoản 6 Điều 7 Thông tư này.

5. Quy định về trách nhiệm thực hiện Thông tư số 133/2017/TT-BTC của các đơn vị

Trách nhiệm của KBNN trong việc thực hiện Thông tư gồm:

a) Xây dựng, quản lý, vận hành Cổng thông tin điện tử của KBNN và Trang thông tin dịch vụ công của KBNN; triển khai các biện pháp kỹ thuật và dự phòng cần thiết để đảm bảo an toàn, an ninh, bảo mật GDĐT trong hoạt động nghiệp vụ KBNN theo đúng các quy định pháp luật của Nhà nước.

b) Tiếp nhận hồ sơ, chứng từ của đơn vị giao dịch và thực hiện trả kết quả điện tử trên Trang thông tin dịch vụ công của KBNN; hướng dẫn, hỗ trợ đơn vị giao dịch trong việc sử dụng các dịch vụ công trực tuyến của KBNN.

c) Ngừng cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với đơn vị giao dịch vi phạm quy định về bảo mật thông tin quy định tại Điều 10 Thông tư này.

d) Phối hợp với các ngân hàng thương mại, các cơ quan trong ngành tài chính và các tổ chức khác xây dựng và triển khai các GDĐT quy định tại Điều 19, Điều 20 và Điều 21 Thông tư này.

e) Xây dựng và triển khai quy trình hướng dẫn nội bộ về GDĐT trong hoạt động nghiệp vụ KBNN.

g) Tổ chức khảo sát, đánh giá tình hình ứng dụng công nghệ thông tin tại các đơn vị giao dịch ở từng địa bàn, báo cáo Bộ Tài chính xem xét, quyết định phạm vi địa bàn và các đơn vị giao dịch bắt buộc tham gia GDĐT với KBNN trên Trang thông tin dịch vụ công của KBNN phù hợp với tình hình thực tế.

Trách nhiệm thực hiện Thông tư của các đơn vị giao dịch, các đơn vị cung cấp thông tin và các tổ chức khác:

a) Quản lý tài khoản đăng nhập vào Trang thông tin dịch vụ công của KBNN; triển khai các giải pháp để bảo mật thông tin trong GDĐT với KBNN theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.

b) Quản lý chữ ký số và đảm bảo tính an toàn, bảo mật, chính xác của chữ ký số trên hồ sơ kiểm soát chi và hồ sơ đăng ký mở tài khoản gửi qua Trang thông tin dịch vụ công của KBNN theo đúng quy định tại Điều 6 Thông tư này.

c) Đảm bảo tính hợp pháp, đầy đủ, chính xác và trung thực đối với hồ sơ, chứng từ điện tử gửi KBNN theo đúng quy định của Luật Giao dịch điện tử và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

d) Theo dõi, cập nhật, phản hồi các thông tin liên quan đến các GDĐT với KBNN.

Trên đây là các quy định quan trọng mà doanh nghiệp cần biết về Thông tư số 133/2017/TT-BTC quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước. Trường hợp các văn bản có liên quan đề cập tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.

Luật sư Nguyễn Xuân Nhất

Các thông tin trong bài viết được tham khảo từ Luật sư Nguyễn Xuân Nhất.

Tôi là luật sư Nguyễn Xuân Nhất. Tôi tốt nghiệp chuyên ngành luật tổng hợp và có hơn 5 năm kinh nghiệm tư vấn cho các doanh nghiệp về lĩnh vực luật dân sự, luật lao động, luật kinh tế.

Lưu ý: Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế được ý kiến chuyên gia. Bạn đọc vẫn cần tham khảo chuyên gia để có được ý kiến tư vấn chính xác nhất khi đưa ra quyết định.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Mr. Trịnh Văn Biển
Tác giả
GĐ Chuyển Đổi Số MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả