Nếu bạn đang là một nhà quản trị, việc xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên vô cùng quan trọng. Vì vậy, hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu cách áp dụng lộ trình này vào quản lý doanh nghiệp ngày sau đây!
MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY EBOOK MIỄN PHÍ: QUẢN LÝ VÀ TĂNG NĂNG SUẤT CỦA NHÂN VIÊN DƯỚI QUYỀN |
I. Lộ trình thăng tiến là gì?
1. Định nghĩa
Lộ trình thăng tiến là một kế hoạch định hướng phát triển giúp nhân viên hình dung mọi con đường dẫn đến các vị trí cao nhất. Khi được áp dụng đúng cách, lộ trình 5 cấp độ sẽ giúp nhân viên hiểu rõ hơn về tiềm năng trong sự nghiệp tương lai.
Nó tạo ra mục đích cũng như động lực để đội ngũ nhân viên phát triển bản thân. Lộ trình thăng tiến cần dựa trên nguyện vọng nghề nghiệp, kỹ năng, kiến thức cần thiết, kinh nghiệm và năng lực cá nhân.
Các thông tin này sẽ được sử dụng để tạo một kế hoạch tùy chỉnh với các tiêu chí rõ ràng. Nhân viên phải hoàn thành chúng để đạt được mỗi cột mốc sự nghiệp nhất định.
2. Mục tiêu
Trước khi thực hiện bất kỳ chương trình phát triển nhân viên nào, bạn nên đặt mục tiêu để tất cả mọi người cùng theo đuổi. Đối với việc xây dựng và thực hiện lộ trình nghề nghiệp cũng vậy.
Mục tiêu của chương trình định hướng nghề nghiệp theo lộ trình thăng tiến 5 cấp độ cụ thể như sau:
- Xây dựng hệ thống nhân tài
- Giảm tỷ lệ luân chuyển nhân viên
- Cải thiện sự hợp tác của nhân viên
- Tăng tính đa dạng của đội ngũ quản lý
>> Xem thêm: Khung năng lực là gì? Cách triển khai khung năng lực trong doanh nghiệp
II. Lợi ích của việc xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên
Thực tế, nhân viên nào cũng mong muốn được công ty hỗ trợ và định hướng nghề nghiệp ngày càng tốt hơn. Ngược lại, đối với bất kỳ doanh nghiệp nào việc thiết lập một con đường sự nghiệp mang lại nhiều lợi ích cho bản thân công ty. Nó góp phần tạo nên lực lượng lao động chuyên nghiệp và tài năng.
1. Thu hút nhân tài
Có thể thiết lập một lộ trình phát triển sự nghiệp hiệu quả cho nhân viên sẽ giúp công ty nâng cao hình ảnh và vị thế của mình. Nhờ đó, đội ngũ lao động xuất sắc, có trình độ kỹ thuật, chất lượng cao sẽ mong muốn hợp tác và làm việc lâu dài tại doanh nghiệp.
2. Cải thiện sự gắn kết và hiệu quả công việc
Khi nhìn vào lộ trình thăng tiến, mỗi nhân viên sẽ biết mình cần phải làm gì để đạt được những mục tiêu đã đề ra. Bằng cách này, đội ngũ của bạn sẽ làm việc năng suất, hiệu quả hơn. Từ đó, họ mang lại nhiều kết quả kinh doanh tiến bộ.
>> Xem thêm: Phần mềm dành cho lãnh đạo điều hành doanh nghiệp
3. Giảm tỷ lệ xin nghỉ việc
Một công ty không có con đường sự nghiệp rõ ràng rất dễ dẫn đến tình trạng trì trệ và hao tổn sức lực làm việc của nhân viên. Sự thiếu sót này cũng có thể làm tăng các chi phí phát sinh khi nhân viên nghỉ việc liên tục.
Trong thời gian dài, một đội ngũ nhân sự thiếu ổn định sẽ gây ra các thiệt hại đến sự bền vững của doanh nghiệp. Vì vậy, một doanh nghiệp có tầm nhìn dài hạn, rõ ràng sẽ phải giữ chân nhân viên.
4. Tăng tính đa dạng cho đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp
Doanh nghiệp nên chú trọng ươm mầm những nhân viên cũ dã gắn bó với doanh nghiệp. Họ là nền tảng để xây dựng đội ngũ lãnh đạo đa dạng, năng động. Ngoài ra, cách này cũng giúp các công ty giảm chi phí tuyển dụng nhân viên mới từ bên ngoài cho vị trí lãnh đạo.
Hãy tham gia bài test miễn phí về Kỹ năng lãnh đạo (Leadership Skills) để đánh giá chính xác mức độ hiểu biết và nâng cao các kỹ năng lãnh đạo của bạn ngay hôm nay! |
III. Các bước xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên
1. Tạo khung lộ trình thăng tiến
Khung năng lực cho lộ trình thăng tiến cho phép nhân viên hiểu được con đường đi lên các cấp quản lý trong lĩnh vực chức năng của họ.
Tất cả những gì bạn cần là một biểu đồ hoặc đồ thị cơ bản để minh họa những thay đổi vị trí tiềm năng cho bất kỳ chức năng kinh doanh cụ thể nào. Ví dụ như hoạt động tiếp thị, bán hàng, nhân sự hay dịch vụ khách hàng…
Khung cơ bản trên là cơ sở của kế hoạch định hướng nghề nghiệp. Bởi lẽ, nó làm nổi bật các cơ hội phát triển nghề nghiệp cho nhân viên của bạn trong suốt chặng đường gắn bó. Ví dụ, một người có thể bắt đầu từ vị trí thực tập sinh nhân sự đến chuyên viên và giám đốc nhân sự tương lai.
>> Xem Thêm: Văn phòng điện tử – Giải pháp văn phòng số thông minh cho doanh nghiệp
2. Mô tả công việc cho từng vị trí trong lộ trình
Tiếp theo, bạn cần tạo một hồ sơ công việc bao gồm những mô tả chi tiết về các công việc cụ thể. Đối với mỗi vai trò, bạn nên phác thảo và lập thành văn bản quy định đầy đủ trách nhiệm, kỹ năng và yêu cầu chung của doanh nghiệp.
Để làm cho các lộ trình thăng tiến trở nên rõ ràng, bạn có thể đi sâu vào các thông số kỹ thuật chi tiết hơn như KPI, yêu cầu ngoại ngữ, giấy phé hành nghề, chứng chỉ,…
3. Xác định hiệu suất
Ở bước này, bạn cần xác định các tiêu chuẩn về hiệu suất. Đó là các mức độ hiệu suất mà bạn mong đợi ở từng vị trí công việc. Bạn có thể ghi lại hành vi và kết quả năng suất của những nhân viên hàng đầu trong công ty. Sau đó bạn kết hợp với tính khả thi chung và sử dụng nó như thước đo đánh giá.
4. Phát triển kết hợp với đào tạo nhân viên
Để thúc đẩy nhân viên trên con đường thăng tiến, các công ty nên trang bị thêm những chương trình đào tạo nội bộ. Chẳng hạn như đào tạo lãnh đạo, đào tạo chức năng chéo, học hỏi cùng các chuyên gia đầu ngành…
Bạn có thể sử dụng một mô hình đào tạo chung cho tất cả các chức năng công việc, song sự linh hoạt và sáng tạo với từng vị trí vẫn là phương án tối ưu hơn. Đặc biệt, hãy tham khảo trực tiếp ý kiến của nhân viên về mong muốn đào tạo vì họ mới là đối tượng trung tâm mà toàn bộ lộ trình thăng tiến đang hướng tới.
Việc đưa ra các lộ trình thăng tiến trong công ty không chỉ giúp bạn nhận được sự hưởng ứng và tin tưởng gắn bó của đội ngũ mà còn góp phần tạo động lực cho nhân viên nỗ lực hoàn thiện công việc tốt hơn. Để đạt được những kết quả tích cực, MISA AMIS trân trọng gửi đến bạn Ebook về chủ để này:
MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY EBOOK MIỄN PHÍ: QUẢN LÝ VÀ TĂNG NĂNG SUẤT LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN DƯỚI QUYỀN |
IV. Cách kết nối lộ trình thăng tiến cho nhân viên
1. Khảo sát thông tin chi tiết về nhân viên
Kết nối con đường sự nghiệp bắt đầu bằng việc điều tra khảo sát nhân viên. Bạn sẽ có được những hiểu biết chính xác về nguyện vọng, khó khăn, động lực và khả năng hiện tại. Nó đem đến những thông tin ban đầu để phân tích và đánh giá các kỹ năng cần được phát triển theo các vị trí chuyên môn khác nhau.
2. Tổ chức các cuộc họp trực tiếp để hiểu định hướng nghề nghiệp
Để hiểu rõ định hướng nghề nghiệp tương lai của từng nhân viên, cuộc họp 1-1 cần được tổ chức sau khi khảo sát xong. Bạn nên thể hiện kỹ năng lắng nghe, đưa ra các phản hồi có tính xây dựng. Những định hướng cá nhân mà nhân viên cung cấp trong các cuộc họp này sẽ là chìa khóa rất quan trọng để thiết lập lộ trình thăng tiến cho doanh nghiệp.
3. Xem xét các “điểm chạm” giữa nguyện vọng của nhân viên và định hướng kinh doanh
Mặt khác, bạn cần hiểu rằng mọi công ty đều có nguồn lực hạn chế và không thể đáp ứng mọi nhu cầu của đội ngũ. Vì thế, thay vì đưa ra quá nhiều cam kết với nhân viên, hãy dành thời gian để tìm ra điểm chung giữa cá nhân và doanh nghiệp trên con đường sự nghiệp.
4. Chia sẻ ý tưởng phát triển nghề nghiệp
Bạn nên chia sẻ với nhân viên của mình lý do tại sao doanh nghiệp của bạn thực hiện chương trình lộ trình thăng tiến. Ngoài ra, bạn cần nhấn mạnh rằng tổ chức cam kết đầu tư vào sự phát triển chung của đội ngũ. Khi đó, mỗi nhân viên đều sẽ cảm thấy được quan tâm, có niềm tin và động lực phát triển lâu dài.
V. Ví dụ về lộ trình thăng tiến của nhân viên kinh doanh
1. Kinh nghiệm làm việc
Hãy xem xét ví dụ về vị trí nhân viên kinh doanh. Trên thực tế, các doanh nghiệp thường yêu cầu số lượng nhân sự kinh doanh lớn vì tỷ lệ đào thải cao do áp lực doanh số. Do đó, các nhà tuyển dụng chấp nhận các ứng viên sau:
- Không có kinh nghiệm
- Đã có kinh nghiệm trong các lĩnh vực khác
- Ưu tiên ứng viên có 1 hoặc nhiều năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương
- Điều khoản tuyển dụng càng đơn giản, mức lương cơ bản càng thấp. Tuy nhiên, doanh nghiệp chắc chắn sẽ thúc đẩy tinh thần công việc bằng cách đưa ra KPI bán hàng.
2. Những việc ứng viên cần làm ở giai đoạn này
- Dành tối đa 1 tuần để ghi nhớ các dòng sản phẩm và dịch vụ của công ty
- Tập trung khai thác khách hàng tiềm năng do công ty cung cấp
- Kết nối các mối quan hệ hiện có và hiện có để phát triển lượng khách hàng của chính mình
- Tăng cường học ngoại ngữ
- Quảng cáo, tiếp thị sản phẩm
- Nâng cao kỹ năng giao tiếp, nói chuyện một cách tự tin, lôi cuốn và thuần thục
QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS
VI. Lưu ý khi xây dựng lộ trình thăng tiến
1. Thông báo cụ thể và lắng nghe ý kiến nhân viên
Trước khi xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên, bạn nên gửi thông báo, chia sẻ về mong muốn và mục tiêu của doanh nghiệp. Từ đó, bạn hãy lắng nghe những suy nghĩ, lựa chọn và nguyện vọng của họ cho tương lai.
Bạn nên linh hoạt trong việc yêu cầu tổ chức thảo luận vì mỗi nhân viên sẽ có những lựa chọn khác nhau. Bạn cần hiểu các lựa chọn của nhân viên để xác định hướng phát triển, kèm cặp, đào tạo. Lộ trình này chỉ thực sự hiệu quả nếu nó có sự đầu tư, hợp tác từ cả hai phía lãnh đạo và nhân viên.
2. Không nên hứa hẹn tuyệt đối
Nhà quản lý hay chủ doanh nghiệp không nên hứa hẹn quá mức hoặc đảm bảo điều gì đó tuyệt đối. Thay vào đó, hãy nói với nhân viên rằng doanh nghiệp sẽ hỗ trợ hết sức có thể.
Nhân viên sẽ chịu trách nhiệm hoàn thành công việc theo lộ trình thăng tiến và nhà quản trị sẽ chỉ đóng vai trò hỗ trợ, đánh giá. Đồng thời, nhân viên cần cam kết họ vẫn đảm bảo các nhiệm vị hàng ngày một cách chất lượng thay vì bị sao nhãng vào các khóa học đào tạo hoặc các dự án riêng để được thăng tiến nhanh hơn.
PHẦN MỀM AMIS CÔNG VIỆC – ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN CHÍNH XÁC, KHÁCH QUAN, ĐA CHIỀU
Phần mềm AMIS Công việc là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý trong việc phân công giao việc, theo dõi tiến độ và đo lường năng suất nhân viên trên một nền tảng hợp nhất. Doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo, cắt giảm chi phí mà còn tối ưu quy trình làm việc để tăng hiệu quả kinh doanh.
VII. Tạm kết
Trên đây là một số chia sẻ về lộ trình thăng tiến là gì, lợi ích nó mang lại cho doanh nghiệp và các bước xây dựng mộ lộ trình cơ bản. Hy vọng từ những thông tin này bạn đã tìm được cho mình một kế hoạch phát triển đội ngũ quản lý hoặc dẫn dắt nhân viên của mình hiệu quả hơn.
Ngoài ra, đừng quên theo dõi các bài viết mới nhất của MISA AMIS để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích từ cơ bản đến chuyên sâu về lĩnh vực quản lý điều hành.