Nghiệp vụ Chi phí Một số hiểu biết cơ bản về giá thành trong doanh nghiệp

Kế toán giá thành trong doanh nghiệp (DN) không chỉ đơn thuần là việc tính giá thành sản phẩm, dịch vụ mà còn có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát, tính toán các chi phí như chi phí vật tư, nhân công… góp phần làm giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho DN, qua đó cung cấp cơ sở cũng như tư vấn cho Ban lãnh đạo DN các biện pháp để cải thiện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Qua bài viết MISA AMIS cung cấp cho bạn đọc một số hiểu biết, kiến thức cơ bản nhất về giá thành cũng như công việc của kế toán giá thành trong DN.

Hình 1: Một số hiểu biết cơ bản về giá thành trong doanh nghiệp

1. Giá thành là gì?

Giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm (công việc, lao vụ) đã hoàn thành trong điều kiện DN hoạt động ở mức công suất bình thường.

Nói cách khác, giá thành sản phẩm, dịch vụ là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí, chi phí mà DN bỏ ra bất kể ở kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ. 

Tính giá thành được coi là một trong những nghiệp vụ khó đối với kế toán doanh nghiệp. Tuy nhiên hiện nay, một số phần mềm công nghệ như phần mềm kế toán MISA AMIS, MISA SME…  được trang bị tính năng tự động tập hợp, phân bổ chi phí và tính giá thành tự động. Nhờ đó, kế toán tiết kiệm được nhiều công sức và thời gian.

>>> Tìm hiểu chi tiết tại: MISA AMIS – Đáp ứng tốt nghiệp vụ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ như thế nào?

2. Phân biệt giá thành và chi phí sản xuất, mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành

  • Giống nhau: chi phí và giá thành đều là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động vật sống và lao động vật hóa mà DN đã bỏ ra.
  • Khác nhau:

+ Chi phí sản xuất: được giới hạn trong một kỳ kế toán nhất định, không phân biệt cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa.

+ Giá thành: xác định một lượng chi phí nhất định, tính cho một lượng kết quả hoàn thành nhất định. 

  • Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: Chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành. Giá thành là thước đo chi phí sản xuất mà DN bỏ ra để có được một khối lượng/đơn vị sản phẩm, dịch vụ hoàn thành. 
Hình 2: Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

3. Các khoản chi phí không được tính vào chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm

  • Về mặt lý thuyết, các khoản chi phí liên quan đến các sản phẩm hỏng thì không tính vào giá thành sản phẩm. Tuy nhiên trên thực tế, hiện nay một số DN chỉ phân bổ toàn bộ chi phí sản xuất chung cho các thành phẩm hoàn thành đạt chất lượng và không phân bổ cho sản phẩm hỏng. Như vậy, giá thành sản phẩm hỏng sẽ không bao gồm các chi phí sản xuất chung, chính vì vậy, các thành phẩm đạt chất lượng sẽ phải gánh toàn bộ chi phí sản xuất chung cho các sản phẩm hỏng. Do đó, khi tỷ lệ sản phẩm bị lỗi, bị hỏng càng cao thì giá thành sản phẩm hoàn thành cũng càng cao.
  • Chi phí nguyên vật liệu hao hụt ngoài định mức;
  • Chi phí nhân công trực tiếp và sản xuất chung phát sinh khi công suất sản xuất dưới mức bình thường.

>>> Tìm hiểu thêm: Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – tài khoản 621

4. Phân biệt giá thành và giá vốn

Giá thành sản phẩm: là giá nhập kho của sản phẩm sản xuất hoàn thành và nhập kho trong kỳ. 

Một sản phẩm có thể có nhiều giá thành nhập kho khác nhau do được sản xuất từ các đợt, các lô khác nhau do chi phí sản xuất đầu vào phát sinh khác nhau. 

Giá vốn hàng bán: giá xuất kho của các sản phẩm được bán trong kỳ. 

Giá xuất kho phụ thuộc vào phương pháp tính giá xuất kho mà DN áp dụng.  

5. Phân loại giá thành

Hình 3: Phân loại giá thành

Căn cứ vào thời điểm và tài liệu tính toán: Giá thành sản phẩm được chia làm 3 loại:

  • Giá thành kế hoạch: là loại giá thành được xây dựng trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm, dựa trên các định mức kinh tế kỹ thuật, và số liệu phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của các kỳ trước.
  • Giá thành thực tế: là loại giá thành được tính toán sau khi kết thúc một chu kỳ sản xuất, được xác định trên cơ sở chi phí thực tế đã chi ra để sản xuất sản phẩm. 
  • Giá thành định mức: là loại giá thành được tính toán dựa trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật. 

Cách phân loại này nhằm mục đích tạo cơ sở để phân tích, so sánh giữa giá thành thực tế và giá thành định mức/kế hoạch, qua đó rút ra những kết luận, những biện pháp cần thiết để quản lý cho phù hợp. 

Căn cứ theo các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh và phạm vi chi phí phát sinh: Giá thành sản phẩm được phân làm 2 loại.

  •  Giá thành sản xuất: Bao gồm những chi phí phát sinh cho việc sản xuất sản phẩm như:

 + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 

+ Chi phí nhân công trực tiếp 

+ Chi phí sản xuất chung 

Tùy vào yêu cầu quản lý, yêu cầu thông tin, giá thành sản xuất được chia thành:

+ Giá thành sản xuất toàn bộ (hay giá thành sản xuất đầy đủ)

+ Giá thành sản xuất theo biến phí

+ Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý định phí sản xuất

Giá thành toàn bộ: Bao gồm toàn bộ chi phí phát sinh cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, cụ thể như sau: 

+ Giá thành sản xuất của toàn bộ sản phẩm tiêu thụ

+ Chi phí bán hàng: chi phí liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ 

+ Chi phí quản lý DN 

Tùy vào yêu cầu quản lý, yêu cầu thông tin, giá thành toàn bộ được chia thành:

+ Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ

+ Giá thành toàn bộ theo biến phí

6. Những loại hình doanh nghiệp nào phải tính giá thành

Thông thường những DN phải tính giá thành là những DN phải bỏ ra các khoản chi phí như chi phí NVL, CP nhân công, CP sản xuất chung để tạo ra sản phẩm dịch vụ. Theo đó, các DN cần phải tính giá thành sẽ bao gồm:

  • DN sản xuất 
  • DN xây dựng
  • DN cung cấp dịch vụ

Xét theo nghĩa hẹp thì DN thương mại không phải tính giá thành. Tuy nhiên các DN thương mại cũng phải tính toán các chi phí bỏ ra để mua hàng, chi phí bán hàng và chi phí quản lý phục vụ cho việc tiêu thụ sản phẩm để làm cơ sở định giá bán. Do vậy nếu xét theo nghĩa rộng thì đây cũng có thể coi là một dạng của hoạt động tính giá thành.

7. Thời điểm tính giá thành

Việc tính giá thành được thực hiện theo kỳ tính giá thành. Kỳ tính giá thành sản xuất sản phẩm, dịch vụ là thời điểm mà kế toán giá thành tiến hành tính giá thành sản phẩm, dịch vụ trên cơ sở chi phí sản xuất đã tập hợp được.

Việc xác định kỳ tính giá thành phụ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất, chu kỳ sản xuất sản phẩm của từng DN. Kỳ tính giá thành có thể phù hợp với kỳ báo cáo, có thể phù hợp với chu kỳ sản xuất sản phẩm: tháng, quý, năm, đơn đặt hàng, công trình, hạng mục công trình…

Xác định kỳ tính giá thành thích hợp sẽ giúp cho việc tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm khoa học, hợp lý, đảm bảo cung cấp số liệu về giá thành sản phẩm kịp thời, trung thực, làm cơ sở để ban lãnh đạo DN có thể đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp, có hiệu quả.

Trên cơ sở đặc điểm tổ chức  sản xuất sản phẩm, dịch vụ; chu kỳ sản xuất sản phẩm, dịch vụ của DN mà có thể áp dụng một trong ba trường hợp sau.

  • Trường hợp tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục thì kỳ tính giá thành là hàng tháng.
  • Trường hợp sản xuất mang tính chất thời vụ (sản xuất nông nghiệp), chu kỳ sản xuất dài thì kỳ tính giá thành là hàng năm hay kết thúc mùa, vụ.
  • Trường hợp tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt theo đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất dài, sản phẩm, dịch vụ hoặc hàng loạt sản phẩm, dịch vụ chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất thì kỳ tính giá thành thích hợp là thời điểm mà sản phẩm, dịch vụ và hàng loạt sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành. Ví dụ: Tính giá thành công trình xây dựng hoàn thành. Như vậy kỳ tính giá thành của sản phẩm trong trường hợp này có thể không trùng với kỳ báo cáo.

8. Đối tượng tính giá thành

Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ mà DN sản xuất, chế tạo và thực hiện. DN cần tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị.

  • DN tổ chức sản xuất kiểu đơn chiếc thì từng sản phẩm, công việc… là một đối tượng tính giá thành (ví dụ từng công trình, hạng mục công trình, …); 
  • Nếu DN tổ chức sản xuất hàng loạt, sản xuất nhiều với khối lượng lớn thì từng loại sản phẩm, từng đơn đặt hàng… là một đối tượng tính giá thành (ví dụ: từng loại bàn, ghế, từng loạt máy móc, công cụ, từng loại bánh, kẹo, từng loại vải …); 
  • Nếu DN có quy trình sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm, dịch vụ hoàn thành của quá trình sản xuất;
  • Đối với  những sản phẩm có quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục thì tuỳ theo yêu cầu quản lý, đặc điểm sử dụng bán thành phẩm (bán ra ngoài, nhập kho…)mà đối tượng tính giá thành có thể chỉ là thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng và cũng có thể bao gồm cả thành phẩm và bán thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ.

>>> Đọc thêm: 5 cách tính giá thành sản phẩm chi tiết, đầy đủ – có bài tập ví dụ

Ví dụ với các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm đóng hộp, gia súc được đưa vào dây chuyền giết mổ, tạo thành thịt đã qua sơ chế, sau đó thịt lại tiếp tục được đưa vào dây chuyền để tạo ra sản phẩm đồ hộp. Sản phẩm bán ra bên ngoài bao gồm cả bán thành phẩm là thịt sơ chế là thành phẩm là đồ hộp. Do vậy đối tượng tính giá ở đây bao gồm thành phẩm và bán thành phẩm ở từng giai đoạn hoàn thành.

  • Đối với những sản phẩm có quy trình công nghệ phức tạp kiểu song song thì đối tượng tính giá thành có thể là từng bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc sản phẩm lắp ráp hoàn chỉnh. 

Ví dụ đối với các DN sản xuất ô tô, dây chuyền sản xuất linh kiện và dây chuyền lắp ráp sản phẩm hoàn thành là tách biệt với nhau. Ngoài việc bán các sản phẩm hoàn thành thì DN còn bán cả linh kiện cho các DN khác. Do vậy ngoài việc tính giá thành sản phẩm hoàn thành là ô tô thì còn phải tính giá thành cho các loại linh kiện sản xuất ra.

Trên đây là những tổng hợp, chia sẻ của MISA AMIS về giá thành trong DN. Chúng tôi hy vọng bài viết này đã mang đến bạn nhiều thông tin hữu ích!

Giá thành là một trong những yếu tố quan trọng để xác định chi phí đầu vào, căn cứ quan trọng để tính giá bán và xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần làm căn cứ để tính thuế và các nghĩa vụ tài chính với nhà nước.

Hiện nay, đa phần các doanh nghiệp đều sử dụng phần mềm kế toán để hỗ trợ quá trình làm việc. Một trong những phần mềm kế toán với phân hệ tính giá thành được nghiên cứu phát triển, tối ưu với tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực đó chính là phần mềm kế toán online MISA AMIS.

3 ưu điểm nổi bật của phân hệ giá thành trên phần mềm kế toán online MISA AMIS bao gồm:

  • Đáp ứng đầy đủ các phương pháp tính giá thành: Giản đơn, Hệ số, Tỷ lệ, Định mức. 
  • Cho phép đánh giá sản phẩm dở dang theo nhiều phương pháp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Chi phí vật liệu chính, Khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương, Chi phí sản xuất định mức. Tự động tập hợp các chi phí sản xuất trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí, phân bổ chi phí sản xuất chung theo nguyên vật liệu trực tiếp hoặc nhân công trực tiếp.
  • Phần mềm cho phép tính giá thành cho từng sản phẩm, đơn hàng, công trình hoặc hợp đồng phù hợp triển khai cho doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, ngành nghề.

Kính mời Quý Doanh nghiệp, Anh/Chị Kế toán doanh nghiệp đăng ký trải nghiệm miễn phí bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS:

>> DÙNG THỬ MIỄN PHÍ – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ONLINE MISA AMIS

MIBI

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]