Giá thành là gì? Phân loại giá thành sản phẩm 

15/04/2024
17080

Giá thành sản phẩm đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Một giá thành hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp đặt giá bán sản phẩm phù hợp, thu hút khách hàng, cạnh tranh hiệu quả và tạo lợi nhuận ổn định. Vậy, giá thành là gì? Cách tính giá thành như thế nào? Làm sao để kiểm soát chi phí và giảm giá thành sản phẩm? Bài viết này sẽ cung cấp những kiến thức cần thiết về giá thành sản phẩm, giúp kế toán doanh nghiệp nắm chắc thông tin về giá thành và phương pháp tính giá thành.

1. Giá thành là gì? Phân loại giá thành sản phẩm

1.1. Khái niệm giá thành

Giá thành sản phẩm được hiểu là tổng chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh, sẵn sàng bán ra thị trường. Giá thành bao gồm mọi chi phí liên quan đến sản xuất, từ nguyên vật liệu, nhân công đến các chi phí quản lý, hao phí, … nhưng không bao gồm lợi nhuận.

Nói cách khác, giá thành sản phẩm, dịch vụ là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí, chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kể ở kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ.

Tính giá thành sản phẩm chính xác là một trong những nhiệm vụ quan trọng và đôi khi khá phức tạp đối với kế toán doanh nghiệp. Thay vì mất nhiều thời gian và công sức cho việc thu thập, phân bổ và tính toán thủ công, kế toán doanh nghiệp có thể tận dụng công nghệ để giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả.

Hiện nay, một số phần mềm như phần mềm kế toán online MISA AMIS, MISA SME…  được trang bị tính năng tự động tập hợp, phân bổ chi phí và tính giá thành tự động để giúp kế toán tiết kiệm được nhiều công sức và thời gian.

Phân hệ giá thành trên Phần mềm MISA AMIS Kế toán

Dùng ngay miễn phí

Giá thành sản xuất sản phẩm được cấu tạo bởi 3 khoản mục chi phí:

– Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp: Là chi phí nguyên vật liệu cấu tạo nên thành phẩm của doanh nghiệp.

– Chi phí nhân công trực tiếp: Là chi phí để trả tiền công cho những nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm.

– Chi phí sản xuất chung: Là chi phí chung liên quan đến việc tạo ra sản phẩm.  (Ví dụ: chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí tiền điện nước, chi phí nhân viên quản lý bộ phận, phân xưởng…)

Như vậy, có thể thấy giá thành có bản chất là sự chuyển dịch các giá trị của yếu tố vật chất như nguyên vật liệu hay yếu tố phi vật chất như công sức lao động vào sản phẩm đã hoàn thành. Bởi vậy, khi nhắc đến giá thành là nhắc đến toàn bộ các khoản hao phí cần để cấu thành nên giá trị sản phẩm không phải toàn bộ các chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh.

Lưu ý:  Để tính được giá thành, kế toán cần tập hợp chi phí sản xuất (xác định chi phí dở dang đầu kỳ, chi phí phát sinh trong kỳ, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ). Có một số khoản chi phí không được tính vào chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm:

  • Các khoản chi phí liên quan đến các sản phẩm hỏng. Tuy nhiên trên thực tế, hiện nay một số DN chỉ phân bổ toàn bộ chi phí sản xuất chung cho các thành phẩm hoàn thành đạt chất lượng và không phân bổ cho sản phẩm hỏng. Như vậy, giá thành sản phẩm hỏng sẽ không bao gồm các chi phí sản xuất chung, chính vì vậy, các thành phẩm đạt chất lượng sẽ phải gánh toàn bộ chi phí sản xuất chung cho các sản phẩm hỏng. Do đó, khi tỷ lệ sản phẩm bị lỗi, bị hỏng càng cao thì giá thành sản phẩm hoàn thành cũng càng cao.
  • Chi phí nguyên vật liệu hao hụt ngoài định mức.
  • Chi phí nhân công trực tiếp và sản xuất chung phát sinh khi công suất sản xuất dưới mức bình thường.
  • Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.

1.2. Phân biệt giá thành và chi phí sản xuất, mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành

  • Giống nhau: chi phí và giá thành đều là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động vật sống và lao động vật hóa mà DN đã bỏ ra.
  • Khác nhau:

+ Chi phí sản xuất: được giới hạn trong một kỳ kế toán nhất định, không phân biệt cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa.

+ Giá thành: xác định một lượng chi phí nhất định, tính cho một lượng kết quả hoàn thành nhất định.

  • Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: Chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành. Giá thành là thước đo chi phí sản xuất mà DN bỏ ra để có được một khối lượng/đơn vị sản phẩm, dịch vụ hoàn thành.
Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

1.3. Phân loại giá thành sản phẩm

Phân loại giá thành

Căn cứ vào thời điểm và tài liệu tính toán: Giá thành sản phẩm được chia làm 3 loại:

  • Giá thành kế hoạch: là loại giá thành được xây dựng trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm, dựa trên các định mức kinh tế kỹ thuật, và số liệu phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của các kỳ trước.
  • Giá thành thực tế: là loại giá thành được tính toán sau khi kết thúc một chu kỳ sản xuất, được xác định trên cơ sở chi phí thực tế đã chi ra để sản xuất sản phẩm.
  • Giá thành định mức: là loại giá thành được tính toán dựa trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật.

Cách phân loại này nhằm mục đích tạo cơ sở để phân tích, so sánh giữa giá thành thực tế và giá thành định mức/kế hoạch, qua đó rút ra những kết luận, những biện pháp cần thiết để quản lý cho phù hợp.

Căn cứ theo các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh và phạm vi chi phí phát sinh: Giá thành sản phẩm được phân làm 2 loại.

  •  Giá thành sản xuất: Bao gồm những chi phí phát sinh cho việc sản xuất sản phẩm như:

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

+ Chi phí nhân công trực tiếp

+ Chi phí sản xuất chung

Tùy vào yêu cầu quản lý, yêu cầu thông tin, giá thành sản xuất được chia thành:

+ Giá thành sản xuất toàn bộ (hay giá thành sản xuất đầy đủ)

+ Giá thành sản xuất theo biến phí

+ Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý định phí sản xuất

– Giá thành toàn bộ: Bao gồm toàn bộ chi phí phát sinh cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, cụ thể như sau:

+ Giá thành sản xuất của toàn bộ sản phẩm tiêu thụ

+ Chi phí bán hàng: chi phí liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ

+ Chi phí quản lý DN

Tùy vào yêu cầu quản lý, yêu cầu thông tin, giá thành toàn bộ được chia thành:

+ Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ

+ Giá thành toàn bộ theo biến phí

2. Thời điểm tính giá thành

Việc tính giá thành được thực hiện theo kỳ tính giá thành. Kỳ tính giá thành sản xuất sản phẩm, dịch vụ là thời điểm mà kế toán giá thành tiến hành tính giá thành sản phẩm, dịch vụ trên cơ sở chi phí sản xuất đã tập hợp được.

Việc xác định kỳ tính giá thành phụ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất, chu kỳ sản xuất sản phẩm của từng DN. Kỳ tính giá thành có thể phù hợp với kỳ báo cáo, có thể phù hợp với chu kỳ sản xuất sản phẩm: tháng, quý, năm, đơn đặt hàng, công trình, hạng mục công trình…

Xác định kỳ tính giá thành thích hợp sẽ giúp cho việc tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm khoa học, hợp lý, đảm bảo cung cấp số liệu về giá thành sản phẩm kịp thời, trung thực, làm cơ sở để ban lãnh đạo DN có thể đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp, có hiệu quả.

Trên cơ sở đặc điểm tổ chức  sản xuất sản phẩm, dịch vụ; chu kỳ sản xuất sản phẩm, dịch vụ của DN mà có thể áp dụng một trong ba trường hợp sau.

  • Trường hợp tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục thì kỳ tính giá thành là hàng tháng.
  • Trường hợp sản xuất mang tính chất thời vụ (sản xuất nông nghiệp), chu kỳ sản xuất dài thì kỳ tính giá thành là hàng năm hay kết thúc mùa, vụ.
  • Trường hợp tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt theo đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất dài, sản phẩm, dịch vụ hoặc hàng loạt sản phẩm, dịch vụ chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất thì kỳ tính giá thành thích hợp là thời điểm mà sản phẩm, dịch vụ và hàng loạt sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành. Ví dụ: Tính giá thành công trình xây dựng hoàn thành. Như vậy kỳ tính giá thành của sản phẩm trong trường hợp này có thể không trùng với kỳ báo cáo.

3. Đối tượng tính giá thành

Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ mà DN sản xuất, chế tạo và thực hiện. DN cần tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị.

  • DN tổ chức sản xuất kiểu đơn chiếc thì từng sản phẩm, công việc… là một đối tượng tính giá thành (ví dụ từng công trình, hạng mục công trình, …);
  • Nếu DN tổ chức sản xuất hàng loạt, sản xuất nhiều với khối lượng lớn thì từng loại sản phẩm, từng đơn đặt hàng… là một đối tượng tính giá thành (ví dụ: từng loại bàn, ghế, từng loạt máy móc, công cụ, từng loại bánh, kẹo, từng loại vải …);
  • Nếu DN có quy trình sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm, dịch vụ hoàn thành của quá trình sản xuất;
  • Đối với  những sản phẩm có quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục thì tuỳ theo yêu cầu quản lý, đặc điểm sử dụng bán thành phẩm (bán ra ngoài, nhập kho…)mà đối tượng tính giá thành có thể chỉ là thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng và cũng có thể bao gồm cả thành phẩm và bán thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ.

Ví dụ với các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm đóng hộp, gia súc được đưa vào dây chuyền giết mổ, tạo thành thịt đã qua sơ chế, sau đó thịt lại tiếp tục được đưa vào dây chuyền để tạo ra sản phẩm đồ hộp. Sản phẩm bán ra bên ngoài bao gồm cả bán thành phẩm là thịt sơ chế là thành phẩm là đồ hộp. Do vậy đối tượng tính giá ở đây bao gồm thành phẩm và bán thành phẩm ở từng giai đoạn hoàn thành.

  • Đối với những sản phẩm có quy trình công nghệ phức tạp kiểu song song thì đối tượng tính giá thành có thể là từng bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc sản phẩm lắp ráp hoàn chỉnh.

Ví dụ đối với các DN sản xuất ô tô, dây chuyền sản xuất linh kiện và dây chuyền lắp ráp sản phẩm hoàn thành là tách biệt với nhau. Ngoài việc bán các sản phẩm hoàn thành thì DN còn bán cả linh kiện cho các DN khác. Do vậy ngoài việc tính giá thành sản phẩm hoàn thành là ô tô thì còn phải tính giá thành cho các loại linh kiện sản xuất ra.

4. Các phương pháp tính giá thành

Hiện nay có 6 phương pháp tính giá thành là:

4.1. Phương pháp trực tiếp

Phương pháp trực tiếp được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, có số lượng mặt hàng ít, khối lượng lớn và chu kỳ ngắn.

Phương pháp trực tiếp có ưu điểm dễ hạch toán do số lượng mặt hàng ít, tuy nhiên đây cũng là nhược điểm của phương pháp này khi chỉ áp dụng được cho các doanh nghiệp có số lượng mặt hàng ít hoặc chỉ sản xuất độc quyền một loại sản phẩm, chu kỳ sản xuất ngắn.

4.2. Phương pháp hệ số

Phương pháp hệ số được áp dụng đối với những doanh nghiệp sử dụng cùng một nguyên liệu chính và lượng lao động nhưng thu được đồng thời các sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất. Theo phương pháp này, giá thành từng loại sản phẩm chính cần phải quy đổi các sản phẩm chính khác nhau về cùng một loại sản phẩm duy nhất để làm tiêu chuẩn theo hệ số quy đổi được xây dựng sẵn.

4.3. Phương pháp phân bước giá thành nửa thành phẩm (kết chuyển tuần tự)

Phương pháp phân bước được áp dụng tại các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, gồm nhiều công đoạn nối tiếp nhau và mỗi công đoạn sẽ thực hiện chế biến một loại bán thành phẩm khác nhau. 

Theo phương pháp này, đối tượng tập hợp chi phí là các giai đoạn chế biến của quy trình công nghệ, đối tượng tính giá thành bán thành phẩm của từng công đoạn trung gian và thành phẩm ở giai đoạn chế biến cuối cùng.

Xem thêm: Đánh giá chi phí dở dang cuối kỳ với doanh nghiệp sản xuất nhiều giai đoạn (phân bước)

4.4. Phương pháp tỷ lệ (định mức)

Phương pháp này thường được áp dụng tại các doanh nghiệp có 1 quy trình sản xuất tạo nhiều sản phẩm cùng loại có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, cơ khí chế tạo…để giảm bớt khối lượng hạch toán. Dựa vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch, kế toán doanh nghiệp sẽ tính giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm của từng loại hàng hóa.

4.5. Phương pháp tính giá thành kết chuyển song song

Phương pháp này áp dụng ở các doanh nghiệp có đối tượng tính giá thành là thành phẩm của giai đoạn cuối cùng. Căn cứ tính là chi phí sản xuất đã tập hợp theo từng giai đoạn để tính phần chi phí của từng giai đoạn nằm trong thành phẩm để tổng hợp giá thành đơn vị

4.6. Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ

Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp mà trong quá trình sản xuất các sản phẩm chính mà còn có thu được thêm các sản phẩm phụ. Đối với trường hợp này thì doanh nghiệp cần bỏ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm để tính giá trị sản phẩm chính.

MISA AMIS Kế toán là giải pháp đáp ứng đầy đủ phương pháp tính giá thành cho Doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực:

  • Đáp ứng đầy đủ các phương pháp tính giá thành: Giản đơn, Hệ số, Tỷ lệ, Định mức, Phân bước.
  • Cho phép đánh giá sản phẩm dở dang theo nhiều phương pháp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Chi phí vật liệu chính, Khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương, Chi phí sản xuất định mức. Tự động tập hợp các chi phí sản xuất trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí, phân bổ chi phí sản xuất chung theo nguyên vật liệu trực tiếp hoặc nhân công trực tiếp.
  • Phần mềm cho phép tính giá thành cho từng sản phẩm, đơn hàng, công trình hoặc hợp đồng phù hợp triển khai cho doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, ngành nghề.
  • Cung cấp báo cáo giá thành theo đúng quy định của nhà nước
  • Tự động kết chuyển chi phí sản xuất theo từng đối tượng tập hợp chi phí sang tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tính giá thành sản phẩm

Trải nghiệm 15 ngày miễn phí trọn bộ tính năng Phần mềm MISA AMIS Kế toán ngay hôm nay!


Xem chi tiết tại bài viết: 6 cách tính giá thành sản phẩm chi tiết, đầy đủ – có bài tập ví dụ

5. Ý nghĩa của giá thành sản phẩm

Doanh nghiệp cần tiến hành xây dựng kế hoạch giá thành bởi đây là chỉ tiêu quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt, cụ thể như:

  • Giá thành là thước đo mức chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm và xác định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Là công cụ để doanh nghiệp kiểm soát tình hình sản xuất, kinh doanh, xem xét các biện pháp tổ chức để có kế hoạch cải tiến, nâng cao hiệu quả cạnh tranh của doanh nghiệp
  • Giá thành là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xây dựng chính sách giá cả đối với từng loại sản phẩm

Giá thành là một trong những nghiệp vụ kế toán khó, do đó kế toán doanh nghiệp cần sử dụng các công cụ quản lý tự động để hạn chế tối đa sai sót trong quá trình tính giá thành sản phẩm. Các phần mềm như phần mềm kế toán online MISA AMIS hỗ trợ doanh nghiệp tính giá thành nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm thời gian, công sức hiệu quả

Phân hệ Giá thành trên phần mềm kế toán online MISA AMIS đáp ứng nhiều loại hình và cách thức tính giá thành. MISA AMIS Kế toán cho phép đánh giá sản phẩm dở dang theo nhiều phương pháp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Chi phí vật liệu chính, Khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương, Chi phí sản xuất định mức. Ngoài ra, phần mềm còn nhiều tính năng, tiện ích thông minh khác hỗ trợ tối đa cho kế toán trong quá trình làm việc.

Hãy cùng xem demo giới thiệu cách tính giá thành theo phương pháp phân bước trong video dưới đây:

Trải nghiệm 15 ngày miễn phí phần mềm kế toán online MISA AMIS để trực tiếp tìm hiểu những tính năng, tiện ích về nghiệp vụ giá thành nói riêng và nghiệp vụ kế toán nói chung

Dùng ngay miễn phí

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả