Khi mục đích xác lập hợp đồng thương mại không đạt được hoặc một bên vi phạm nghĩa vụ khiến thỏa thuận trong hợp đồng không thể thực hiện, các bên có thể tiến hành đơn phương chấm dứt hợp đồng thương mại. Vậy trong trường hợp nào được đơn phương chấm dứt hợp đồng thương mại? Hậu quả pháp lý ra sao?
Nếu đây là những gì doanh nghiệp đang thắc mắc thì hãy cùng MISA AMIS tìm lời giải đáp trong bài viết sau đây.
I. Đơn phương chấm dứt hợp đồng thương mại là gì?
1. Khái niệm đơn phương chấm dứt hợp đồng thương mại
Điều 428 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng được lấy làm căn cứ cho việc đơn phương chấm dứt hợp đồng thương mại. Các quy định cụ thể như sau:
Điều 428. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
1. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
2. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
3. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.
4. Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường.
5. Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.
2. Khi nào được đơn phương chấm dứt hợp đồng thương mại?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 428, một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thương mại và không phải bồi thường thiệt khi:
– Bên còn lại vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng;
– Các bên đã có thỏa thuận về điều kiện đơn phương chấm dứt hợp đồng;
– Do pháp luật quy định về các trường hợp cụ thể được đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Mặt khác, chấm dứt hợp đồng thương mại cũng được đề cập đến trong Luật Thương mại 2005 nhưng được gọi với cái tên là “đình chỉ thực hiện hợp đồng”. Cụ thể, Điều 310 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:
Điều 310. Đình chỉ thực hiện hợp đồng
Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng;
2. Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
Như vậy, đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng;
– Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng;
– Có thể thấy rằng, hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng thương mại đúng luật được quy định tương tự nhau tại Bộ luật dân sự và Luật Thương mại.
3. Đơn phương chấm dứt hợp đồng thương mại trái luật
Căn cứ theo Khoản 5 Điều 428, những trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng khác so với các trường hợp tại Khoản 1 thì được coi là vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng. Lúc đó, bên đơn phương chấm dứt hợp đồng không phải đang thực hiện quyền đơn phương của mình mà là bên vi phạm nghĩa vụ dân sự.
4. Làm sao để đơn phương chấm dứt hợp đồng thương mại đúng quy định?
Để đơn phương chấm dứt hợp đồng thương mại đúng luật, ngoài việc thuộc các trường hợp được phép như phân tích tại phần trên, theo Khoản 2 Điều 428, bên đơn phương cần phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng. Nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
II. Hậu quả pháp lý khi đơn phương chấm dứt hợp đồng thương mại
Căn cứ theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 428 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 311 Luật Thương mại 2005, khi hợp đồng thương mại bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Hậu quả pháp lý của đơn phương chấm dứt hợp đồng như sau:
– Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.
– Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.
– Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường.
III. So sánh đơn phương chấm dứt hợp đồng thương mại và hủy bỏ hợp đồng thương mại
Đơn phương chấm dứt hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng thương mại là hai trong các trường hợp kết thúc thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, đây là hai chế tài hoàn toàn khác nhau và riêng biệt trong luật điều chỉnh về hợp đồng thương mại. Và trên thực tế, nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa hai chế tài này. Vậy nên phân biệt hai trường hợp này như thế nào?
1. Sự giống nhau giữa đơn phương chấm dứt hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng thương mại
Hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng có những điểm giống nhau như sau:
– Đều được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015.
– Đều có hậu quả là kết thúc việc thực hiện hợp đồng.
– Do một bên thực hiện.
– Chỉ không phải bồi thường khi một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng. Đây cũng là điều kiện để áp dụng việc hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng.
– Phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hoặc hủy bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Sự khác nhau giữa đơn phương chấm dứt hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng thương mại
Tiêu chí | Đơn phương chấm dứt hợp đồng | Hủy bỏ hợp đồng |
Căn cứ pháp lý | Điều 428 Bộ luật Dân sự 2015 | Điều 423 Bộ luật Dân sự 2015 |
Các trường hợp |
|
|
Điều kiện áp dụng |
|
|
Hậu quả |
|
|
Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng thương mại mà MISA muốn gửi đến các doanh nghiệp. Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp doanh nghiệp hiểu hơn về các cách xử lý khi một bên có hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng thương mại và áp dụng chúng vào công việc kinh doanh một cách hiệu quả.
>>> Xem thêm: Hủy bỏ hợp đồng thương mại là gì? Điều kiện hủy bỏ & Hậu quả pháp lý
Các thông tin trong bài viết được tham khảo từ Luật sư Nguyễn Xuân Nhất. Tôi là luật sư Nguyễn Xuân Nhất. Tôi tốt nghiệp chuyên ngành luật tổng hợp và có hơn 5 năm kinh nghiệm tư vấn cho các doanh nghiệp về lĩnh vực luật dân sự, luật lao động, luật kinh tế. |
Lưu ý: Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế được ý kiến chuyên gia. Bạn đọc vẫn cần tham khảo chuyên gia để có được ý kiến tư vấn chính xác nhất khi đưa ra quyết định.