Kế toán quản trị (KTQT) không chỉ là công cụ ghi chép thông thường, mà là hệ thống thông tin then chốt hỗ trợ ra quyết định chiến lược và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Bài viết này sẽ giải đáp toàn diện về KTQT, từ định nghĩa, vai trò, nhiệm vụ, và sự khác biệt so với kế toán tài chính, đến các mô hình tổ chức và kỹ năng cần thiết cho người làm nghề. Khám phá ngay để hiểu rõ hơn về sức mạnh tiềm ẩn của KTQT trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững cho mọi doanh nghiệp.
1. Kế toán quản trị là gì?
Theo Điều 3, Luật Kế toán Việt Nam số 88/2015/QH13 quy định:
Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán.
Thứ nhất, kế toán quản trị là công cụ phục vụ nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện các chức năng quản lý của mình, bao gồm:
- Chức năng hoạch định;
- Chức năng tổ chức và kiểm soát thực hiện (còn gọi là “chức năng kiểm soát”);
- Chức năng đo lường và đánh giá hiệu quả (còn gọi là “chức năng đánh giá hiệu quả”);
- Chức năng ra quyết định.
Thứ hai, kế toán quản trị mang bản chất của kế toán:
- Xét về góc độ thực hành, KTQT thực hiện quy trình thông qua các bước:
- Thu thập thông tin đầu vào;
- Xử lý, phân tích thông tin;
- Cung cấp thông tin đầu ra.
- Xét về góc độ khoa học, KTQT là một bộ phận của khoa học kế toán với đối tượng, hệ thống phương pháp và khái niệm riêng.
Thứ ba, hệ thống thông tin kế toán quản trị phù hợp với nhu cầu thông tin của nhà quản trị trong từng điều kiện lịch sử. Tùy thuộc vào nhu cầu thông tin của nhà quản trị trong từng giai đoạn mà kế toán quản trị cung cấp thông tin đầu ra tương ứng.
Bộ máy kế toán doanh nghiệp, dù được phân chia rõ ràng riêng bộ phận kế toán quản trị và bộ phận kế toán tài chính hay gộp chung 2 bộ phận, thì vẫn là phần đặc biệt quan trọng của một doanh nghiệp. Gần đây, các doanh nghiệp chú trọng đầu tư cho bộ máy kế toán thông qua hệ thống phần mềm hỗ trợ.
MISA là đơn vị cung cấp phần mềm kế toán được tin tưởng lựa chọn bởi hơn 250.000 doanh nghiệp trên cả nước. Phần mềm kế toán online MISA AMIS có nhiều tính năng, tiện ích hỗ trợ cho công tác kế toán doanh nghiệp hỗ trợ tốt cho cả kế toán quản trị và kế toán tài chính.
2. Vai trò của Kế toán quản trị
3.1 Ra quyết định
Ra quyết định là chức năng cơ bản, xuyên suốt của nhà quản trị. Xét trong chu trình quản lý, việc ra quyết định được thực hiện ở mọi khâu từ lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, đến kiểm tra và đánh giá. Các quyết định của nhà quản trị liên quan đến mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp, ở mọi cấp độ từ các quyết định quản lý, điều hành mang tính ngắn hạn, tác nghiệp đến các quyết định mang tính chiến lược.
KTQT có vai trò cung cấp thông tin thích hợp để tư vấn cho nhà quản trị trong quá trình ra quyết định. Thông tin thích hợp liên quan đến các phương án và các tiêu chí để đánh giá, lựa chọn các phương án trong mỗi quyết định. Có thể khẳng định, vai trò cung cấp thông tin cho việc ra quyết định là vai trò cơ bản và cốt lõi nhất của KTQT hiện đại. Ngay cả những thành tựu phát triển gần đây của KTQT cũng vẫn tập trung vào hỗ trợ cho việc ra quyết định của nhà quản lý – các quyết định mang tính chiến lược.
3.2 Giai đoạn lập kế hoạch và dự toán
Kế hoạch bao gồm hệ thống các mục tiêu cần phải đạt được và lộ trình, các bước thực hiện để đạt được những mục tiêu đó. Kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp bao gồm cả các kế hoạch ngắn hạn, tác nghiệp và kế hoạch mang tính chiến lược, dài hạn. Trên cơ sở kế hoạch, hệ thống dự toán kinh doanh được xây dựng nhằm liên kết các mục tiêu, và phương án huy động các nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Trong giai đoạn này, KTQT phải tiến hành thu thập thông tin phù hợp, bao gồm cả thông tin quá khứ, thông tin tương lai nhằm phục vụ cho việc lập kế hoạch và xây dựng dự toán. Trong giai đoạn này, nhà quản trị đã phải đưa ra các quyết định lựa chọn. Vì vậy thông tin dự toán cũng phải là thông tin thích hợp cho việc ra các quyết định này.
3.3 Giai đoạn tổ chức thực hiện
Trong điều kiện bình thường, nhà quản trị sẽ tổ chức thực hiện kế hoạch và thực hiện dự toán như đã xây dựng. Tuy nhiên, thực tế kinh doanh luôn biến động không ngừng. Hơn nữa, kế hoạch kinh doanh thường chỉ mang tính định hướng chung. Vì vậy, trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch, nhà quản trị thường xuyên phải ra các quyết định điều hành nhằm tối ưu hóa các nguồn lực để đạt được kế hoạch ở mức cao nhất.
KTQT có vai trò quan trọng trong việc thu thập thông tin thích hợp, bao gồm cả thông tin quá khứ và thông tin tương lai để tư vấn, hỗ trợ cho việc ra quyết định. Cần lưu ý là ở giai đoạn này, thông tin thích hợp vẫn bao hàm cả thông tin phục vụ cho việc ra quyết định tác nghiệp và quyết định chiến lược.
3.4 Giai đoạn kiểm tra, đánh giá
Hoạt động kiểm tra, đánh giá cũng là một khâu trong chu trình quản lý. Việc kiểm tra đánh giá thường được thực hiện định kì hoặc đột xuất khi gặp những biến động lớn bất thường nhằm phân tích, so sánh tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán, phân tích các sai biệt giữa kết quả thực tế đạt được với mục tiêu đã đề ra, xác định mục tiêu trung gian tiếp theo để đạt được mục tiêu cuối cùng. Trong giai đoạn này, nhà quản trị tiếp tục phải ra các quyết định điều chỉnh.
KTQT có vai trò trong việc thu nhận, cung cấp thông tin thực hiện, thông tin phân tích để giúp nhà quản trị đánh giá, lượng hóa tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán từ đó thông tin thích hợp của KTQT sẽ hỗ trợ nhà quản trị ra các quyết định điều chỉnh kịp thời nhằm ứng phó với những biến động ngoài dự kiến. Thông tin KTQT ở giai đoạn kiểm tra đánh giá còn có tác dụng trong việc lập kế hoạch, dự toán trong kì tiếp theo.
Như vậy, có thể khẳng định KTQT có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các nhà quản trị trong mọi khâu, mọi giai đoạn của quá trình quản lý. Trong đó, vai trò cung cấp thông tin thích hợp cho việc ra các quyết định là cốt lõi và bao trùm.
3. Sự khác nhau giữa Kế toán quản trị với Kế toán tài chính
Kế toán quản trị và kế toán tài chính là hai bộ phận cấu thành của hệ thống thông tin kế toán, do đó có mối liên hệ mật thiết với nhau và có một số điểm chung cơ bản. Tuy nhiên, giữa KTQT và KTTC cũng có những điểm khác nhau. Cụ thể các điểm giống nhau giữa Kế toán quản trị và Kế toán tài chính như sau:
- Đều là công cụ quản lý của doanh nghiệp, giúp các nhà quản trị doanh nghiệp quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực kinh tế của đơn vị.
- Số liệu của KTTC và KTQT đều dựa vào các thông tin phản ánh trên các chứng từ gốc; KTTC phản ánh thông tin tổng quát, còn KTQT phản ánh thông tin chi tiết, cụ thể.
- Đều quan tâm đến trách nhiệm của nhà quản lý.
Ngoài ra, các điểm khác nhau giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính như sau:
Căn cứ phân biệt | Kế toán tài chính | Kế toán quản trị |
Mục đích | Cung cấp thông tin phục vụ lập Báo cáo tài chính. | Cung cấp thông tin phục vụ công tác quản trị doanh nghiệp. |
Đối tượng sử dụng thông tin | Các tổ chức, cá nhân bên ngoài doanh nghiệp (Cổ đông, chủ nợ, khách hàng, nhà cung cấp, các cơ quan quản lý Nhà nước… | Các nhà quản trị bên trong doanh nghiệp (Chủ sở hữu, Ban giám đốc, nhà quản lý…) |
Cơ sở pháp lý |
|
+ Chính sách của nhà quản trị
+ Nhu cầu kiểm soát, yêu cầu thông tin của nhà quản trị. |
Đặc điểm thông tin | + Là thông tin quá khứ, thông tin về các nghiệp vụ kinh tế – tài chính đã xảy ra
+ Là thông tin kế toán thuần tuý, được thu thập từ các chứng từ kế toán + Chủ yếu thể hiện dưới hình thái giá trị. + Thông tin mang tính pháp lý cao. |
+ Thông tin hướng tới việc ra quyết định trong tương lai.
+ Thông tin thu thập nhằm phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quản lý và thường không có sẵn. + Thông tin dưới hình thái cả hiện vật và giá trị. + Đa phần yêu cầu về tính pháp lý thấp hơn vì chỉ phục vụ nhu cầu thông tin trong phạm vi nội bộ doanh nghiệp. |
Nguyên tắc cung cấp thông tin | Đảm bảo tính thống nhất và tuân thủ Luật kế toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán. | Không có tính bắt buộc, thực hiện theo yêu cầu của các nhà quản lý. |
Phạm vi thông tin | Liên quan đến toàn bộ doanh nghiệp. | Liên quan đến từng bộ phận (phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội … và cá nhân liên quan) |
Chi phí của thông tin | Phải phát sinh nhằm mục đích đáp ứng các quy định pháp lý. | Lợi ích của thông tin phải cao hơn chi phí bỏ ra. |
Kỳ báo cáo | Thường theo quý, năm | Có thể theo ngày, tuần, tháng, năm, quý theo yêu cầu quản lý của đơn vị. |
Tính bắt buộc | Có tính bắt buộc theo quy định của pháp luật. | Không có tính bắt buộc. |
Xem thêm: Kế toán tài chính là gì? Vai trò của kế toán tài chính
4. Công việc của nhân viên Kế toán quản trị
Với tư cách là một công cụ quản lý, một nghề nghiệp chuyên môn, bộ phận kế toán quản trị/các chuyên gia kế toán quản trị trong một tổ chức phải thực hiện được các nhiệm vụ sau:
– Thu thập thông tin, số liệu bao gồm cả thông tin số liệu thực hiện và tương lai, thông tin bên trong và thông tin bên ngoài, thông tin ngắn hạn và mang tính chiến lược về các đối tượng KTQT theo các nội dung kế toán quản trị.
– Xử lý, phân tích thông tin kế toán bằng các phương pháp chung của kế toán và các phương pháp kĩ thuật riêng gắn với từng mục đích và nội dung của kế toán quản trị.
– Cung cấp thông tin kế toán theo yêu cầu quản trị phục vụ cho mục đích kiểm soát, đánh giá và tư vấn cho việc ra quyết định kinh tế của các nhà quản trị các cấp trong doanh nghiệp
Có thể bạn quan tâm: Cách lập báo cáo quản trị và các lưu ý
Để hoạt động quản lý doanh nghiệp có hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải tổ chức KTQT.
* Nếu xét theo nội dung các thông tin mà KTQT cung cấp, có thể khái quát KTQT doanh nghiệp bao gồm:
- Kế toán quản trị các yếu tố sản xuất kinh doanh (bao gồm: Hàng tồn kho, tài sản cố định, lao động và tiền lương).
- Kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm.
- Kế toán quản trị doanh thu và kết quả kinh doanh.
- Kế toán quản trị về các hoạt động đầu tư tài chính.
- Kế toán quản trị các hoạt động khác của doanh nghiệp.
* Nếu xét quá trình KTQT trong mối quan hệ với chức năng quản lý, KTQT bao gồm các khâu:
- Chính thức hoá các mục tiêu của doanh nghiệp thành các chỉ tiêu kinh tế.
- Lập dự toán chung và các dự toán chi tiết.
- Thu thập, cung cấp thông tin về kết quả thực hiện các mục tiêu.
- Soạn thảo báo cáo kế toán quản trị.
Như vậy, thông tin của KTQT không chỉ là thông tin quá khứ, thông tin thực hiện mà còn bao gồm các thông tin về tương lai (kế hoạch, dự toán…). Mặt khác, thông tin KTQT không chỉ là các thông tin về giá trị còn bao gồm các thông tin khác (hiện vật, thời gian lao động…).
Phần mềm kế toán online MISA AMIS là một trong những phần mềm kế toán phổ biến trên thị trường với hơn 250.000 doanh nghiệp tin dùng, đảm bảo đáp ứng hỗ trợ quản trị điều hành, quản lý.
- Cung cấp đầy đủ các báo cáo quản trị doanh nghiệp: Phần mềm kế toán online MISA AMIS cung cấp đầy đủ hơn 400 loại báo cáo, giúp chủ doanh nghiệp nắm bắt kịp thời tình hình tài chính – kế toán doanh nghiệp để kịp thời ra quyết định điều hành, quản lý
- Phần mềm cung cấp nhanh số liệu tổng quan giúp chủ doanh nghiệp nắm bắt các chỉ tiêu tài chính quan trọng như: – Số dư tiền – Doanh thu, chi phí – Công nợ – Tồn kho
- Cung cấp báo cáo dòng tiền: Cho biết tình hình thu chi tồn quỹ theo từng thời điểm và dự báo dòng tiền thu chi trong tương lai nhằm hỗ trợ doanh nghiệp sớm có kế hoạch cân đối thu chi
- Phần mềm kế toán online MISA AMIS cung cấp số liệu chi tiết doanh thu, chi phí, lợi nhuận như:
- Doanh thu theo sản phẩm, đơn vị;
- Chi phí theo khoản mục, sản phẩm, đơn vị
- Lợi nhuận theo sản phẩm, đơn vị
- Phần mềm kế toán online MISA AMIS cung cấp báo cáo tự động về tình hình thực hiện ngân sách: Cụ thể về tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận thực tế so với kế hoạch để kịp thời điều chỉnh, phù hợp với tình hình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp.
Ngoài ra, phần mềm MISA AMIS kế toán còn có nhiều tính năng, tiện ích hỗ trợ kế toán doanh nghiệp trong quá trình thực hiện nghiệp vụ. Kính mời Quý Doanh nghiệp, Anh/Chị Kế toán doanh nghiệp đăng ký trải nghiệm miễn phí bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS:
5. Những kỹ năng cần có của người làm kế toán quản trị
Để làm tốt công tác KTQT, người làm KTQT cần trang bị tốt những kỹ năng cụ thể sau:
- Kỹ năng chuyên môn: Đây là kỹ năng quan trọng nhất, giúp cho người làm KTQT có thể: Đọc hiểu, phân tích báo cáo tài chính; Kế toán và quản trị chi phí, tài chính doanh nghiệp; Quản trị rủi ro, thuế và hệ thống thông tin kế toán…
- Kỹ năng kinh doanh: Các nhà quản trị chuyên nghiệp sẽ đảm nhiệm tốt việc nắm bắt các xu hướng của thị trường, đưa ra chiến lược đúng đắn giúp doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu đề ra.
- Kỹ năng con người: Với đặc thù công việc vừa liên quan đến kế toán vừa liên quan đến quản lý, do đó để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình thì kỹ năng con người bao gồm: kỹ năng phân tích, nhận dạng, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, phản biện…là điều tất yếu cần có giúp cho người làm KTQT có tầm nhìn rộng, có cơ hội phát huy tối đa năng lực và hỗ trợ cho doanh nghiệp hiệu quả.
- Kỹ năng lãnh đạo: Để doanh nghiệp duy trì sự ổn định và phát triển bền vững, nhà quản trị cần bản lĩnh, tự tin, quyết đoán, tạo được động lực làm việc cho bản thân cũng như các thành viên trong doanh nghiệp.
6. Một số mô hình tổ chức bộ máy Kế toán quản trị trong doanh nghiệp
Căn cứ vào đặc điểm hoạt động, quy mô đầu tư, địa bàn sản xuất kinh doanh và mức độ phân cấp quản lý kinh tế – tài chính của đơn vị để doanh nghiệp xây dựng và tổ chức bộ máy KTQT cho phù hợp. Bộ máy KTQT được xây dựng yêu cầu phải gọn nhẹ, khoa học, hợp lý và hiệu quả cao trong việc cung cấp thông tin cho nhà quản trị doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong ba mô hình tổ chức bộ máy KTQT sau:
Mô hình tổ chức bộ máy KTQT kết hợp với KTTC |
Hệ thống KTQT được tổ chức kết hợp với hệ thống KTTC, tạo thành một bộ máy thống nhất. Theo đó, kế toán viên khi theo dõi phần hành kế toán nào sẽ thực hiện cả KTTC và KTQT của phần hành đó. Cụ thể:
|
* Ưu điểm:
* Nhược điểm:
|
Mô hình tổ chức bộ máy KTQT độc lập với KTTC |
Hệ thống KTQT được tổ chức thành bộ máy riêng, sử dụng hệ thống tài khoản, sổ kế toán và báo cáo tài khoản tách rời hoàn toàn với KTTC. Cụ thể, công việc của KTQT bao gồm:
|
* Ưu điểm:
* Nhược điểm:
|
Mô hình tổ chức bộ máy KTQT và KTTC hỗn hợp |
Là mô hình kết hợp giữa hai mô hình nêu trên, nghĩa là mô hình này tổ chức bộ máy KTQT vừa có tính tách rời, vừa có tính kết hợp. Theo đó, một số bộ phận KTQT được tổ chức độc lập với KTTC, một số bộ phận khác lại được tổ chức kết hợp với KTTC. Cụ thể:
|
* Ưu điểm:
* Nhược điểm:
Như vậy, việc lựa chọn tổ chức bộ máy KTQT theo mô hình nào cần được xem xét trong điều kiện thực tế của doanh nghiệp và đặt trong bài toán phân tích giữa chi phí bỏ ra và lợi ích mà mô hình mang lại. Lựa chọn được mô hình tổ chức bộ máy KTQT phù hợp sẽ xây dựng được hệ thống quản trị trong doanh nghiệp một cách hiệu quả. |
Đọc thêm: Tổ chức bộ máy kế toán – Mô hình nào phù hợp với doanh nghiệp của bạn?
MISA AMIS Kế toán hy vọng qua bài viết, kế toán doanh nghiệp có thể nắm được những vấn đề cơ bản liên quan đến KTQT, từ đó tự tin hơn trong công việc của mình. Tổ chức bộ máy kế toán quản trị thực sự rất quan trọng đối với các doanh nghiệp. Tuy vậy, doanh nghiệp cũng cần chú tâm vào việc tối ưu cách thức làm việc và sử dụng công cụ phần mềm kế toán kế toán để hỗ trợ kế toán doanh nghiệp mình nâng cao năng suất, hiệu quả công việc.