Mẫu hợp đồng ký gửi hàng hóa mới nhất được cập nhật

01/03/2023
2990

Ký gửi hàng hóa là việc quen thuộc với nhiều người và có thể tiến hành ký gửi đồ dùng, hàng hóa bằng các phương thức vận tải như đường sắt, đường bộ và đường không. Khi ký gửi hàng hóa, hai bên cần ký hợp đồng làm giấy xác thực. Vậy hợp đồng ký gửi hàng hóa là gì? Mẫu hợp đồng ký gửi hàng hóa mới nhất được quy định ra sao? Hãy cùng tham khảo bài viết của AMIS.

I. Khái quát về hợp đồng ký gửi hàng hóa

1. Hợp đồng ký gửi hàng hóa là gì?

Ký gửi là việc bên có tài sản chuyển quyền quản lý, định đoạt tạm thời đối với tài sản của mình cho bên nhận ký gửi thông qua hợp đồng.

Hợp đồng ký gửi hàng hóa là sự thỏa thuận của các bên mà trong đó bên sở hữu tài sản sẽ chuyển quyền định đoạt tạm thời cho bên nhận ký gửi.

mẫu hợp đồng ký gửi hàng hóa mới nhất

2. Chủ thể của hợp đồng ký gửi hàng hóa

Chủ thể của hợp đồng ký gửi bao gồm 2 chủ thể:

  • Bên ký gửi hay còn là bên ủy thác
  • Bên nhận ký gửi hay còn là bên nhận ủy thác

hợp đồng ký gửi hàng hóa là gì

>>> Xem thêm: Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa và các quy định cần biết

3. Đối tượng của hợp đồng ký gửi hàng hóa

  • Đối tượng của hợp đồng ký gửi hàng hóa thông thường là hàng hóa
  • Hàng hóa là sản phẩm của lao động thông qua trao đổi, mua bán.
  • Hàng hóa trong hợp đồng ký gửi là hàng hóa hữu hình
  • Trên thực tế, nhiều tài sản là đối tượng của hợp đồng ký gửi như: nhận ký gửi quần áo, ký gửi đồ thời trang,…
  • Hàng hóa trong hợp đồng ký gửi không được là hàng cấm, hàng nguy hiểm đến tính mạng, hàng cấm lưu thông trên thị trường.

4. Nội dung, hình thức của hợp đồng ký gửi hàng hóa

4.1. Nội dung

Bao gồm những thỏa thuận của các bên liên quan đến việc bên nhận ký gửi sẽ thay bên ký gửi thực hiện việc mua bán hàng hóa với những điều kiện đã định trước.

Nội dung bao gồm: thời gian, địa điểm giao hàng, tiền công của người nhận ký gửi, số lượng, chất lượng mặt hàng ký gửi, quyền và nghĩa vụ của các bên.

4.2. Hình thức

Điều 159 Luật thương mại 2005 có quy định rõ:

Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Do vậy, hợp đồng ký gửi theo quy định phải được lập bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

>>> Xem thêm: Quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

5. Quyền và nghĩa vụ của các bên

5.1. Quyền và nghĩa vụ của bên ký gửi (bên ủy thác)

  • Yêu cầu bên nhận ủy thác thông báo đầy đủ về tình hình thực hiện hợp đồng ủy thác.
  • Không chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận ủy thác vi phạm pháp luật.
  • Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng ủy thác.
  • Trả thù lao ủy thác và các chi phí hợp lý khác cho bên nhận ủy thác.
  • Giao tiền, giao hàng theo đúng thỏa thuận.
  • Liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận ủy thác vi phạm pháp luật mà nguyên nhân do bên ủy thác gây ra hoặc do các bên cố ý làm trái pháp luật.

5.2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận ký gửi (bên nhận ủy thác)

  • Yêu cầu bên ủy thác cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng ủy thác.
  • Nhận thù lao ủy thác và các chi phí hợp lý khác.
  • Không chịu trách nhiệm về hàng hóa đã bàn giao đúng thỏa thuận cho bên ủy thác.
  • Thực hiện mua bán hàng hóa theo thỏa thuận.
  • Thông báo cho bên ủy thác về các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng ủy thác.
  • Thực hiện các chỉ dẫn của bên ủy thác phù hợp với thỏa thuận.
  • Bảo quản tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hợp đồng ủy thác.
  • Giữ bí mật về những thông tin có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng uỷ thác.
  • Giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận.
  • Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên ủy thác, nếu nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi của mình gây ra.

>> Xem Thêm: Hợp đồng điện tử Misa Amis là gì? Tính pháp lý, lợi ích và sự khác biệt với hợp đồng giấy

II. Mẫu hợp đồng ký gửi hàng hóa mới nhất năm

Dưới đây là mẫu hợp đồng ký gửi hàng hóa mới nhất năm 2022. Quý doanh có thể tham khảo và tài tại ĐÂY

HỢP ĐỒNG KÝ GỬI HÀNG HÓA

(Số: ……………./HĐKGHH)

Hôm nay, ngày …………. tháng …………. năm …………….., Tại ………………………………………………….

Chúng tôi gồm có:

BÊN GIAO HÀNG (BÊN A): ………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………………………….

Điện thoại: ……………………………………………………………………………………………………………..

Fax: …………………………………………………………………………………………………………………….

Mã số thuế: ……………………………………………………………………………………………………………

Tài khoản số: ………………………………………………………………………………………………………….

Do ông (bà): …………………………………………………………………………………………………………..

Chức vụ: ………………………………………………………………………………………………. làm đại diện.

BÊN ĐẠI LÝ BÁN HÀNG (BÊN B): ……………………………………………………………………………….

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: ……………………………………………………………………………………………………………

Fax: ……………………………………………………………………………………………………………………

Mã số thuế: …………………………………………………………………………………………………………..

Tài khoản số: …………………………………………………………………………………………………………

Do ông (bà): ………………………………………………………………………………………………………….

Chức vụ: ……………………………………………………………………………………………… làm đại diện.

Hai bên cùng thỏa thuận ký hợp đồng với những nội dung sau:

ĐIỀU 1: ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG

1.1. Bên chủ hàng …………………. giao cho bên đại lý phát hành phân phối, bán lẻ theo phương thức ký gửi các mặt hàng, giá cả, số lượng, tỉ lệ hoa hồng được chiết khấu theo bảng mục dưới đây:

Số TT         Tên hàng      Đơn vị tính    Số lượng    Đơn giá Chiết khấu Thành tiền      Ghi chú

Cộng

1.2. Bên B bán hàng chủ yếu theo phương thức giao hàng thu tiền ngay. Chỉ bán thiếu cho khách hàng khi được bên A đồng ý và ra các điều kiện hợp lý.

1.3. Bên B có quyền trả lại những mặt hàng xét thấy khó tiêu thụ bất cứ lúc nào, có quyền từ chối nhận ký gửi những mặt hàng chậm luân chuyển.

ĐIỀU 2: QUY CÁCH GIAO NHẬN HÀNG

2.1. Bên A phải chịu mọi thủ tục và chi phí giao hàng, phải thông báo trước cho chủ cửa hàng địa điểm giao nhận hàng (nếu không thể đưa trực tiếp đến cửa hàng được).

2.2. Sau khi nhận hàng, bên B phải chịu trách nhiệm về sự hư hỏng, mất mát, mặc dù quyền sở hữu hàng hóa tại cửa hàng vẫn thuộc về bên A và có quyền rút hàng ký gửi về bất cứ lúc nào.

ĐIỀU 3: PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN (1)

Bên B thực hiện việc kiểm hàng và thanh toán theo phương thức: …………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………..

ĐIỀU 4: HỢP ĐỒNG KÝ GỬI HÀNG HÓA

4.1. Bên B muốn treo bảng hiệu mang tên doanh nghiệp của bên A phải được sự đồng ý của bên A.

4.2. Bảng hiệu sẽ do bên A thiết kế theo đúng quy cách luật định.

ĐIỀU 5: BẢO HÀNH, SỬA CHỮA HÀNG HÓA

5.1. Cửa hàng có thể thay mặt chủ hàng (ở xa) trong chức năng, bảo hành, sửa chữa hàng hóa trong quá trình giao dịch với khách hàng, theo thời hạn do chủ hàng ấn định và phải thanh toán chi phí sửa chữa, cung ứng phụ tùng và các hàng hóa cần thay thế.

5.2. Việc huấn luyện kỹ nghệ lấp ráp, bảo hành, sửa chữa là trách nhiệm của bên A cho người của bên B.

ĐIỀU 6: CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

Hợp đồng không cho phép bên B chuyển nhượng cho bên thứ ba. Bên nào cần chấm dứt hợp đồng vào thời điểm nào phải báo trước cho bên kia trong vòng … ngày. Thời gian, địa điểm và chi phí chuyên chở việc trả hàng sẽ do bên nào chủ động chấm dứt hợp đồng chịu.

ĐIỀU 7: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

7.1. Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau biết tình hình thực hiện hợp đồng, nếu có gì bất lợi phát sinh, các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và tích cực giải quyết trên cơ sở thương lượng, bình đẳng, có lợi (có lập biên bản).

7.2. Trường hợp các bên không tự giải quyết được mới đưa việc tranh chấp ra Tòa án giải quyết.

Hợp đồng được lập thành ………. (………..) bản, mỗi bên giữ một bản và có giá trị như nhau.

        ĐẠI DIỆN BÊN A                        ĐẠI DIỆN BÊN B       

             Chức vụ                                        Chức vụ

      (Ký tên đóng dấu)                           (Ký tên đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Hai bên tham gia hợp đồng có thể thỏa thuận phương thức thanh toán hợp đồng:

– Bán hết, giao tiền sau khi đã trừ chiết khấu hoa hồng;

– Hoặc thanh toán vào ngày cố định trong tháng sau khi kiểm số hàng thực tế đã bán.

Trên đây là các thông tin quan trọng mà Doanh nghiệp cần biết về hợp đồng ký gửi hàng hóa. Bên cạnh đó, trong nền kinh tế số như hiện nay, phần mềm hỗ trợ ký hợp đồng ký gửi hàng hóa đang dần trở thành phương thức được nhiều doanh nghiệp lựa chọn thay thế cho hợp đồng giấy truyền thống bởi một số lợi ích đáng kể như:

  • Tiết kiệm được tới 90% thời gian ký kết
  • Tiết kiệm 85% chi phí
  • Đảm bảo giá trị pháp lý theo pháp luật quy định
  • Đảm bảo tiến độ ký kết ngay trong đại dịch Covid 19 ‍

AMIS WeSign 1

MISA tự hào là đơn vị cung cấp nền tảng hợp đồng điện tử AMIS WeSign tiên phong và uy tín nhất, hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn về giải pháp hỗ trợ ký kết hợp đồng điện tử ưu việt này, doanh nghiệp hãy click ngay vào nút dưới đây để đến với bài viết.

Tìm hiểu thêm về phần mềm AMIS WeSign

Ngoài ra, bạn cũng có thể để lại thông tin trong biểu mẫu bên dưới để được tư vấn trực tiếp. Bộ phận tư vấn của MISA sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.

 

Luật sư Nguyễn Xuân Nhất

Các thông tin trong bài viết được tham khảo từ Luật sư Nguyễn Xuân Nhất.

Tôi là luật sư Nguyễn Xuân Nhất. Tôi tốt nghiệp chuyên ngành luật tổng hợp và có hơn 5 năm kinh nghiệm tư vấn cho các doanh nghiệp về lĩnh vực luật dân sự, luật lao động, luật kinh tế.

 

Lưu ý: Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế được ý kiến chuyên gia. Bạn đọc vẫn cần tham khảo chuyên gia để có được ý kiến tư vấn chính xác nhất khi đưa ra quyết định.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Mr. Trịnh Văn Biển
Tác giả
GĐ Chuyển Đổi Số MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả