Cơ sở dữ liệu là gì? Các mô hình cơ sở dữ liệu trong doanh nghiệp

28/03/2022
2794

Cơ sở dữ liệu có lẽ là một trong những thuật ngữ mà ai cũng thường nghe khi làm việc trong các doanh nghiệp. Vậy cơ sở dữ liệu là gì? Trong doanh nghiệp thường có các mô hình cơ sở dữ liệu nào? Hãy cùng AMIS tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

 Cơ sở dữ liệu là gì?
Cơ sở dữ liệu trong doanh nghiệp\

I. Tổng quan về cơ sở dữ liệu

1. Cơ sở dữ liệu là gì?

Trước khi tìm hiểu định nghĩa của cơ sở dữ liệu là gì, ta cần phải hiểu rõ về dữ liệu. Dữ liệu là những dạng thông tin có thể được biểu diễn dưới nhiều dạng như chữ, số, âm thanh, hình ảnh, video…

Cơ sở dữ liệu (CSDL) hay database là khái niệm có nhiều cách định nghĩa. Chẳng hạn, từ điển Oxford định nghĩa cơ sở dữ liệu là một tập hợp các cấu trúc dữ liệu được lưu trữ trong hệ thống máy tính theo một cách đặc biệt. Nó có khả năng cho phép con người tiếp cận theo những cách khác nhau. 

Hoặc Wikipedia có cách hiểu ngắn gọn hơn: “Cơ sở dữ liệu là một tập hợp thông tin có cấu trúc”. Thế nhưng định nghĩa này lại thường được dùng trong lĩnh vực công nghệ thông tin  dưới dạng một tập hợp liên kết dữ liệu. 

Thực tế, cơ sở dữ liệu được biết đến với một định nghĩa phổ biến hơn là chỉ một hệ thống các thông tin. Dữ liệu được tổ chức theo một cấu trúc nhất định, thường được lưu trữ và truy cập điện tử từ hệ thống máy tính. Nó đáp ứng được nhu cầu của một hay nhiều người dùng trong việc khai thác, sử dụng, thao tác, xử lý dữ liệu, chạy chương trình ứng dùng trong cùng một thời điểm.

Mời bạn đăng ký nhận ngay BỘ TÀI LIỆU miỄn phí: hướng dẫn chuyển đổi số các ngành nghề

II. Thuật ngữ liên quan đến cơ sở dữ liệu

Khi nói đến cơ sở dữ liệu là gì, có thể bạn đã từng “bắt gặp” những thuật ngữ liên quan đến nó. 

Những thuật ngữ liên quan đến cơ sở dữ liệu
Những thuật ngữ liên quan đến cơ sở dữ liệu

1. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Hệ quản trị dữ liệu là hệ thống chương trình có chức năng lưu trữ cơ sở dữ liệu. Một hệ quản trị cơ sở dữ liệu cần phải đảm bảo được tính cấu trúc cho cơ sở dữ liệu khi lưu trữ. Đồng thời, nó hỗ trợ các thao tác quản lý công việc khi xử lý dữ liệu như đọc, chỉnh sửa, thêm, xoá trên cơ sở dữ liệu

2. Cơ sở dữ liệu quan hệ

Cơ sở dữ liệu là một kiểu dữ liệu cơ sở được xây dựng dựa trên trên mô hình dữ liệu quan hệ. Tức là dữ liệu có liên quan đến những thông tin khác trên cơ sở dữ liệu. Một hệ thống chương trình được dùng để duy trì cơ sở dữ liệu là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ RDBMS.

3. Cấu trúc dữ liệu

Cách lưu trữ, tổ chức dữ liệu có trật tự, có hệ thống để có thể sử dụng dữ liệu một cách thuận tiện, dễ dàng được gọi là cấu trúc dữ liệu. Liên quan đến thuật ngữ này, bạn cần phải biết thêm 2 thuật ngữ nền tảng: 

  • Interface: Interface có vai trò biểu diễn một tập hợp phép tính mà cấu trúc dữ liệu hỗ trợ. Chính vì thế mà một cấu trúc dữ liệu sẽ có 1 interface. Một interface chỉ cung cấp danh sách các tham số và các phép tính mà chúng hỗ trợ. 
  • Implementation: Được hiểu là sự triển khai, cung cấp sự biểu diễn nội bộ của cấu trúc dữ liệu.

>> Tìm hiểu thêm: Văn phòng điện tử – Giải pháp văn phòng số thông minh cho doanh nghiệp

III. Tầm quan trọng của quản lý cơ sở dữ liệu

Có thể nói cơ sở dữ liệu là một phần không thể thiếu của các doanh nghiệp. Vậy việc quản lý cơ sở dữ liệu có tầm quan trọng như thế nào? 

 vai trò của cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu có vai trò quan trọng trong quản lý, xử lý dữ liệu

Hệ thống quản trị dữ liệu ra đời với vai trò xử lý và kiểm soát nguồn thông tin. Trong đó, hệ thống quản trị có các chức năng chính sau:

  • Cung cấp môi trường xây dựng cơ sở dữ liệu: Một trong những chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu là cung cấp cho người dùng một ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu hợp lệ. Qua đó người dùng có thể mô tả, khai báo các kiểu dữ liệu, cấu trúc dữ liệu. 
  • Cung cấp cách nhập và khai thác dữ liệu: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu còn cung cấp ngôn ngữ thao tác dữ liệu để người dùng diễn tả các yêu cầu. Chúng bao gồm các thao tác nhập xuất và khai thác cơ sở dữ liệu
  • Hỗ trợ kiểm soát, điều khiển các truy cập vào cơ sở dữ liệu: Quản lý dữ liệu cung cấp công cụ để đảm bảo thực hiện một số yêu cầu cơ bản của cơ sở dữ liệu. Chúng thường là việc: đảm bảo an ninh, phát hiện và ngăn chặn truy cập bất hợp phát từ bên ngoài. Ngoài ra, nó cũng giữ vững tính nhất quán của dữ liệu, tổ chức và điều khiển các truy cập. Người dùng còn có thể khôi phục dữ liệu khi gặp sự cố, quản lý các mô tả dữ liệu…

QUẢN LÝ DỰ ÁN TỪ XA, CHÍNH XÁC, TỨC THỜI VỚI PHẦN MỀM QUẢN LÝ AMIS Công việc

CTA MGM 02

IV. Phân loại hệ thống cơ sở dữ liệu

Hiện nay có rất nhiều kiểu cơ sở dữ liệu trong các tổ chức và doanh nghiệp. Để dễ dàng hơn trong việc lựa chọn và quản lý, người ta phân loại hệ thống cơ sở ra theo từng tiêu chí. AMIS sẽ giới thiệu đến bạn 2 cách phân loại hệ thống cơ sở dữ liệu thường thấy:

1. Phân loại dữ liệu theo loại dữ liệu

1.1. Cơ sở dữ liệu có cấu trúc

Đây là cấu trúc dữ liệu đã được định hình theo một cấu trúc đã xác định từ trước. Bạn có thể hình dung nó như một thư viện với các tủ hồ sơ được đánh nhãn. Trong mỗi tủ lại được phân chia ngăn rõ ràng.

1.2. Cơ sở dữ liệu phi cấu trúc

Trái với cơ sở dữ liệu có cấu trúc, cơ sở dữ liệu phi cấu trúc không được xác định cấu trúc từ trước. Nó thường là tập hợp các dữ liệu thô, hỗn tạp, không đồng nhất.

cơ sở dữ liệu phi cấu trúc
Cơ sở dữ liệu phi cấu trúc được tập hợp từ nhiều nguồn khác nhau

Các thành phần trong cơ sở dữ liệu thường không có đặc điểm chung. Dữ liệu phi cấu trúc có mặt ở khắp mọi nơi và được sinh ra từ nhiều nguồn khác nhau. 

1.3. Cơ sở dữ liệu bán cấu trúc

Cơ sở dữ liệu bán cấu trúc có khung cấu trúc nhưng không đồng nhất. Nội dung của dữ liệu quyết định chính cấu trúc dữ liệu của nó.

Nó được coi là loại cơ sở dữ liệu có nhiều ưu điểm nhất. Bởi lẽ, nó có thể lưu trữ được hầu hết các loại dữ liệu cơ sở khác nhau.

Chính vì vậy mà cơ sở dữ liệu bán cấu trúc là hướng đi mới trong nghiên cứu và ứng dụng. Đồng thời, nó cũng được sử dụng rộng rãi trên Internet.

2. Phân loại theo hình thức lưu trữ, mô hình tổ chức

2.1. Cơ sở dữ liệu được lưu trữ dưới dạng tệp

Những dữ liệu này được lưu trữ dưới dạng các file. Đó có thể là văn bản, hình ảnh, thông tin nhị phân, tệp cơ sở dữ liệu nhỏ gọn của các phần mềm quản lý dữ liệu. Dạng cơ sở dữ liệu này được đánh giá phù hợp với phạm vi nhỏ hoặc cách thức tổ chức cũ. 

2.2. Cơ sở dữ liệu quan hệ

Các dữ liệu được lưu trữ trong các bảng là thực thể. Những thực thể này có mối liên hệ với nhau được gọi là các quan hệ. Giữa các mối quan hệ này lại có các thuộc tính và một loại thuộc tính tiêu biểu được gọi là khóa chính. 

2.3. Cơ sở dữ liệu phân cấp

Một mô hình cơ sở dữ liệu mà trong đó dữ liệu được tổ chức theo thành một cây cấu trúc thì được gọi là mô hình cơ sở dữ liệu phân cấp. 

QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN NHẤT VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS

V. Các mô hình cơ sở dữ liệu trong doanh nghiệp

Với các loại hệ thống cơ sở dữ liệu đa dạng, nhiều doanh nghiệp đã có cho mình những mô hình cơ sở dữ liệu tối ưu. Vậy những mô hình đó là gì?

Các mô hình cơ sở dữ liệu trong doanh nghiệp
Các mô hình cơ sở dữ liệu trong doanh nghiệp

1. Mô hình dữ liệu phân cấp

Dạng mô hình cơ sở dữ liệu phân cấp này được ra đời vào những năm 60. Nó có cấu trúc gồm nhiều nút, mỗi nút lại biểu diễn cho một thực thể. Hai nút được liên kết với nhau bằng mối quan hệ.

Mô hình này có ưu điểm là dễ dàng thao tác, phù hợp với các doanh nghiệp có mô hình tổ chức phân cấp nhân sự cao. Thế nhưng mô hình này lại có nhược điểm là thường xảy ra  tình trạng lặp lại các bản ghi dư thừa, không có tính nhất quán.

2. Mô hình dữ liệu mạng

Mô hình dữ liệu mạng xuất hiện sau mô hình phân cấp không lâu. Mô hình này còn có tên gọi khác là mô hình mạng có cấu trúc dữ liệu tổ chức thành một đồ thị hướng.

Ở mô hình này, các đỉnh là những thực thể, quan hệ giữa 2 đỉnh gọi là các cung. Một kiểu bản ghi có thể quan hệ với nhiều kiểu bản ghi khác.

Một thực thể con khả năng có nhiều thực thể cha và được cấp hướng dẫn truy cập dữ liệu theo cấu trúc mô hình được định sẵn. Người dùng có thể biểu diễn dữ liệu đa dạng theo các kiểu bản ghi hoặc móc nối.

Nó giúp doanh nghiệp truy vấn nhanh chóng thông qua phép duyệt đồ thị. Thế nhưng, nó vẫn còn tồn tại những hạn chế như số lượng con trỏ lớn trên mô hình dữ liệu hay hạn chế trong việc biểu diễn ngữ nghĩa móc nối với các bản ghi.

3. Mô hình dữ liệu quan hệ

Mô hình quan hệ dữ liệu hoạt động dựa trên lý thuyết tập hợp và đại số quan hệ. Cũng vì thế mà mô hình này có tính chặt chẽ khá cao. Nó được đánh giá là mô hình có nhiều ưu điểm và ứng dụng rộng rãi. 

Mô hình quan hệ được có lợi thế là khả năng tối ưu hoá đa dạng các xử lý do hoạt động dựa trên lý thuyết tập hợp và đại số quan hệ. Tuy nhiên, mô hình này vẫn còn nhược điểm là  chưa linh hoạt, hạn chế trong việc biểu diễn ngữ nghĩa phức tạp của các quan hệ thực tế. 

4. Mô hình dữ liệu hướng đối tượng

Mô hình dữ liệu hướng đối tượng được ra đời sau các mô hình cơ sở dữ liệu trên. Nó xuất hiện trong khoảng những năm 90. Các thuộc tính dữ liệu và các phương thức thao tác trên thuộc tính đều được đóng gói trong mỗi cấu trúc nhất định. 

Ưu điểm của mô hình này là cho phép định nghĩa phức tạp. Nó sở hữu nhiều tính chất khác nhau như: đa hình, bao đóng, kế thừa… Mặc dù vậy, các nhược điểm như cấu trúc lưu trữ  phức tạp, phải sử dụng nhiều con trỏ, khả năng tối ưu hoá chưa tốt… vẫn còn tồn tại.

>> Xem Thêm: Cơ sở dữ liệu là gì? Các mô hình cơ sở dữ liệu trong doanh nghiệp

VI. Các vấn đề thường gặp về cơ sở dữ liệu trong doanh nghiệp

Các vấn đề thường gặp về cơ sở dữ liệu
Các vấn đề thường gặp về cơ sở dữ liệu

1. Không có cơ sở dữ liệu

Hiện trạng không có dữ liệu thường gặp ở nhiều doanh nghiệp. Nguyên nhân đến từ việc những dữ liệu về khách hàng, nhân sự, bán hàng, sản phẩm… không được tổ chức thành cơ sở dữ liệu.

Thay vào đó, nhân viên lại ghi chép trên sổ tay, giấy tờ… Điều này dẫn đến nhiều vấn đề cho doanh nghiệp: 

  • Khó thống kê, đối chiếu, kiểm soát, tính toán dữ liệu kinh doanh
  • Dữ liệu bị chồng chéo
  • Cách thức dữ liệu không đồng nhất
  • Không thể phân quyền truy cập, hạn chế về việc cất giữ, tiếp cận và sử dụng dữ liệu
  • Khó khăn khi quản lý trên diện rộng
  • Rủi ro đánh mất thông tin, dữ liệu

2. Quản lý cơ sở dữ liệu phân tán, không được đồng bộ

Các doanh nghiệp vẫn thường sử dụng lưu trữ dữ liệu phân tán như Excel, Word… Tuy rằng  tính toán dễ hơn so với trường hợp không có cơ sở dữ liệu, nhưng nó vẫn có thể gây ra những khó khăn cho doanh nghiệp:

  • Việc thống kê, tính toán, báo cáo số liệu gây mất nhiều thời gian
  • Hạn chế trong phân quyền truy cập
  • Khó có thể quản lý trên diện rộng
  • Rủi ro đánh mất thông tin
  • Khó quản lý và đồng nhất thông tin trên một cơ sở dữ liệu, nhất là đối với các công ty có dữ liệu lớn, nhiều lĩnh vực kinh doanh. 

Trên đây là những thông tin về cơ sở dữ liệu là gì và những mô hình cơ sở dữ liệu phổ biến trong doanh nghiệp. Mong rằng bài viết sẽ là nguồn thông tin hữu ích cho bạn. 

PHẦN MỀM QUẢN LÝ CÔNG VIỆC AMIS – QUẢN TRỊ CÔNG VIỆC ĐA CHIỀU, THÔNG MINH, TOÀN DIỆN.

CTA MGM 01


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả