Năng lực là gì? Cách nâng cao các mức độ của năng lực bản thân

24/03/2022
2596

Ngày nay, năng lực là một yếu tố cần thiết để tạo nên sự khác biệt. Nó cũng là đòn bẩy thúc đẩy bản thân vượt qua chính mình. Vậy năng lực là gì? Năng lực bản thân đóng vai trò gì trong công việc? Hãy cùng tìm hiểu ngay!

Năng lực là gì ý nghĩa của năng lực
Năng lực càng cao, cuộc sống càng thuận lợi

I. Khái niệm về năng lực?

Với câu hỏi năng lực là gì, đáp án dễ hiểu nhất là khả năng làm tốt một việc gì đó trong công việc, cuộc sống. Mặt khác, nó cũng là khả năng giải quyết vấn đề một cách khéo léo và toàn vẹn.

Nhưng theo các nhà tâm lý, năng lực được hiểu là các đặc điểm hay thuộc tính tâm lý của từng người. Các thuộc tính này sẽ đáp ứng yêu cầu của các hoạt động để công việc, sự kiện diễn ra hiệu quả.

Thông thường, năng lực được hình thành từ khi mỗi người sinh ra, là món quà tự nhiên mà cuộc sống đã ban tặng. Thế nhưng, không phải ai cũng khám phá ra năng lực từ sớm. Để phát triển khung năng lực, mỗi người phải trải qua quá trình công tác, rèn luyện thường xuyên.

Mời bạn đăng ký nhận ngay Ebook miễn phí: Xây dựng đội ngũ hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc

II. Vai trò của năng lực đối với con người

Có thể dễ dàng nhận thấy được, năng lực cao có một vai trò to lớn trong việc hình thành cuộc sống bền vững, cụ thể như:

  • Năng lực giúp giải quyết những vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng, hiệu quả và dễ dàng.
  • Năng lực cho phép bạn tiếp thu nhanh những kiến thức và áp dụng vào công việc linh hoạt. Nó cũng nâng cao điều kiện phát triển kỹ năng, trau dồi thêm vốn hiểu biết.
  • Trong công việc hay cuộc sống đều cần năng lực ở một trình độ nhất định. Năng lực càng nâng cao thì khả năng hoàn thành công việc nhanh hơn, tốt hơn. Nó tạo ra nhiều cơ hội mới trong tương lai.

Vì thế, với câu hỏi năng lực là gì, có quan trọng không, thì câu trả lời là cực kỳ quan trọng.

III. Đặc điểm của năng lực

đặc điểm của năng lực
Năng lực bao gồm nhiều đặc điểm khác nhau

1. Phân loại năng lực

Để hiểu rõ hơn khái niệm trên, năng lực được chia thành 2 nhóm riêng biệt:

  • Năng lực chung chiếm đến 80-90% cần thiết cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau. Nó có thể là năng lực phán xét, năng lực tư duy, tưởng tượng, tóm tắt hay quan sát… Năng lực này là những yếu tố tiềm ẩn, được khai thác trong quá trình học tập, làm việc hay ảnh hưởng từ con người, môi trường xung quanh
  • Năng lực chuyên môn chỉ chiếm 10-20%, cần thiết cho một lĩnh vực riêng biệt, nhất định. Nó bao gồm năng lực xã hội, tổ chức, âm nhạc, hội họa, kinh doanh, toán học… Đây là những năng lực được nhìn thấy và hình thành thông qua hình thức quan sát, đánh giá, học hỏi và theo dõi.

Trong đó, năng lực chung và chuyên môn có mối quan hệ ảnh hưởng tác động lẫn nhau. Năng lực chung càng phát triển sẽ tạo điều kiện cho năng lực chuyên môn phát triển tối đa.

NÂNG CAO NĂNG LỰC, TỐI ƯU HIỆU SUẤT VỚI PHẦN MỀM AMIS CÔNG VIỆC

2. Đặc điểm của năng lực

Năng lực một phần có từ bẩm sinh, nhưng đa số được hình thành thông qua quá trình trưởng thành ở một người. Năng lực có những đặc điểm cơ bản sau:

  • Năng lực là sự khác biệt trong tâm lý, giữa mọi người thường không giống nhau.
  • Năng lực được thể hiện thông qua hiệu quả công việc hay khả năng giải quyết vấn đề.
  • Những năng lực như đi, nói, nhận thức đúng sai không có sẵn. Nó được tạo nên qua quá trình học hỏi và giáo dục.
  • Năng lực có thể thay đổi tùy vào các yếu tố như: con người, công việc, cuộc sống, môi trường.
  • Sự hiểu biết, tiếp thu ở từng lĩnh vực hay vốn sống của mỗi người đều khác nhau. Vì vậy, năng lực bản thân phát triển cũng sẽ khác biệt.
  • Năng lực được tạo nên và hình thành từ kiến thức, khả năng, cách ứng xử.
  • Yếu tố năng lực kết nối chặt chẽ với tính cách.
  • Năng lực luôn có tiềm năng khai phá rất lớn và không có giới hạn.

>> Xem thêm: 8 năng lực lãnh đạo quản lý: Năng lực lõi cần thiết giúp lãnh đạo quản lý hiệu quả

IV. Những cách để nâng cao năng lực bản thân

Cách thức nâng cao năng lực
Để nâng cao năng lực, cần phải có thời gian luyện tập và trau dồi

1. Học về việc lắng nghe

Lắng nghe là một trong những khía cạnh giúp bạn hiểu rõ câu hỏi năng lực là gì. Việc chăm chú lắng nghe sẽ khiến người đối diện cảm thấy được tôn trọng và quan tâm câu chuyện của họ.

Chỉ khi người khác nhận thấy sự quan trọng thì lúc ấy cơ hội mới đến. Việc này cũng nâng cao giá trị bản thân bạn hơn. Trước khi nói một điều gì đó, hãy học cách lắng nghe, khen ngợi người khác và suy nghĩ thật kỹ trước khi thảo luận.

2. Học cách nói không

Trong những lúc cần thiết, hãy học cách từ chối với mọi người. Bởi lẽ, có những việc sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý công việc. Người có năng lực cao sẽ có khả năng tập trung rất tốt và không quan tâm đến những thứ không liên quan.

Nếu bạn luôn đồng ý với mọi người, kể cả lúc bản thân đang bận sẽ khiến năng lực tập trung bị mai một dần và mất đi. Điều này gây ra sự chậm trễ và lơ là trong công việc. Bởi vậy, hãy dành thời gian cho những nhiệm vụ quan trọng, đạt được mục tiêu giúp công việc và cuộc sống thuận lợi hơn.

3. Học về cách giao tiếp khéo léo

Giao tiếp chính là một nghệ thuật để đạt được mong muốn nhanh hơn. Do đó, nó giúp ích rất nhiều bất kể bạn là người quản lý hay nhân viên.

Để nâng cao năng lực bản thân, kỹ năng nói chuyện cần phải được rèn luyện hàng ngày. Bên cạnh đó, bạn cần phải học cách quan sát xem người đối diện có hứng thú với câu chuyện hay không. Sự tinh tế này sẽ đem lại thêm nhiều mối quan và cơ hội hơn.

4. Lên kế hoạch cho mọi thứ

Để nâng cao các mức độ của năng lực bạn luôn cần một kế hoạch rõ ràng. Việc lên một lộ trình cụ thể sẽ chúng ta giúp dự liệu được những khó khăn và nhanh chóng tìm được hướng giải quyết.

Điều này sẽ tạo thành một thói quen, phản xạ tự nhiên trước những tình huống bất ngờ. Khi đó, các vấn đề bất cập trong công việc hay cuộc sống sẽ được giải quyết hiệu quả. Nếu làm việc theo cảm hứng thì khả năng cao bạn sẽ dễ dàng từ bỏ, đầu hàng giữa đường.

Giống như việc học tập để bồi dưỡng năng lực tư duy, nếu học tập dựa trên hứng thú thì sẽ dễ chán nản khi khó khăn xảy đến. Tuy nhiên, khi có kế hoạch rõ ràng, thì việc đo lường mỗi ngày như học bao nhiêu, có những cản trở gì sẽ rõ ràng hơn. Từ đó, bạn thấu hiểu quá trình và kiên trì hơn. Sau cùng, năng lực bản thân sẽ đạt đến tầm cao mới.

5. Thử thách bản thân ở nhiều lĩnh vực

Ngoài việc tìm hiểu khái niệm năng lực là gì, việc nâng cao năng lực bản thân là một điều hết sức quan trọng. Bạn nên cho bản thân cơ hội thử sức ở nhiều lĩnh vực, như vậy sẽ khai phá các khả năng tiềm ẩn nằm sâu bên trong.

Phương pháp nâng cao năng lực
Năng lực sẽ phát triển khi bạn tự tin, không sợ hãi các giới hạn

Đừng bao giờ gò bó chính mình ở trong bất kỳ phạm vi nào bởi khả năng con người là vô hạn. Hãy thử sức nghiên cứu một chuyên ngành, học tập kiến thức mới lạ. Điều này cũng mang lại nhiều mối quan hệ hơn, công việc nhàm chán sẽ được hoàn thành nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Không cần phải thành công nhanh chóng, bạn chỉ cần cho bản thân cảm giác tự do đón nhận những thử thách mới để nâng cấp năng lực chính mình.

>> Tìm hiểu thêm: Khung năng lực là gì? Cách triển khai khung năng lực trong doanh nghiệp

6. Đặt mục tiêu và nghiêm khắc với chính mình

Đặt mục tiêu rõ ràng, cụ thể là điều cần thiết trong quá trình nâng cao năng lực bản thân. Đó có thể là mục tiêu ngắn hạn hoặc dài hạn tùy theo giai đoạn. Tuy nhiên, chúng cần phải nằm trong khả năng thực hiện và không viển vông.

Chỉ khi đặt mục tiêu thì bạn mới có động lực để thực hiện hành trình trở nên ưu tú. Trên hết, mỗi người cần phải nghiêm khắc với tâm trí để tránh việc sao nhãng trên bước đường hoàn thiện chính mình. Hãy ghi nhớ rằng yêu lấy bản thân không có nghĩa là nuông chiều hay lỏng lẻo kỷ luật. Nó nghĩa là trở thành con người mình tự hào, có năng lực cao và được mọi người công nhận.

V. Kết luận

Trong môi trường làm việc, “năng lực” hẳn là cụm từ thường được nghe mọi người nhắc đến nhiều nhất. Ban lãnh đạo đều ấn tượng với một ứng viên có nhiều loại năng lực trong buổi phỏng vấn và khi làm việc.

Dù ở bất cứ ngành nghề gì, lĩnh vực nào đi nữa thì cũng cần trang bị cho mình những năng lực cơ bản. Dựa vào đó, bạn có thể hoàn thiện  và đảm nhận tốt vị trí công việc mình nhắm tới. Cùng với đó, nếu muốn được mọi người xem trọng và đánh giá cao, bản thân cần rèn luyện không ngừng, nâng cao giá trị bản thân. Khi đó, bạn sẽ nhận ra các cơ hội phát triển đang đến.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc có thể hiểu rõ khái niệm năng lực là gì? Năng lực đóng vai trò gì trong cuộc sống và những cách nâng cao năng lực bản thân, hoàn thiện chính mình.

PHẦN MỀM QUẢN LÝ CÔNG VIỆC AMIS – QUẢN TRỊ CÔNG VIỆC ĐA CHIỀU, THÔNG MINH, TOÀN DIỆN

CTA MGM 01


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Ánh
Tác giả
Trưởng nhóm nội dung Quản lý điều hành
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả