Hợp đồng liên doanh là gì? Tải mẫu hợp đồng liên doanh mới nhất

27/03/2023
1489

Ngày nay, nhu cầu hợp tác giữa nhà đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng tăng cao. Việc thành lập công ty liên doanh với các loại hình doanh nghiệp đa dạng thông qua việc các bên ký kết hợp đồng liên doanh là 1 nhu cầu hết sức cấp bách. Vậy hợp đồng liên doanh là gì? Xin mời quý doanh nghiệp theo dõi các thông tin trong bài viết dưới đây.

I. Khái quát về hợp đồng liên doanh

1. Hợp đồng liên doanh là gì?

Là hợp đồng mà trong đó các bên tham gia giao kết hợp đồng sẽ thỏa thuận với nhau về việc kinh doanh dưới hình thức là thành lập một công ty mới hoàn toàn, do các bên đồng thời làm chủ sở hữu. 

Ngoài yếu tố hợp tác đầu tư thì mục đích chính của hợp đồng liên doanh là thỏa thuận thành lập pháp nhân doanh nghiệp để tiến hành thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh.

hợp đồng liên doanh là gì

>>> Xem thêm: Hợp đồng kinh tế là gì? Tìm hiểu thêm các thông tin về hợp đồng kinh tế

2. Cơ sở pháp lý của hợp đồng liên doanh

Hợp đồng liên doanh là cơ sở pháp lý để các phía ghi nhận mục tiêu liên doanh, các hoạt động của doanh nghiệp sau khi thành lập, thể hiện qua các mục sau:

– Loại hình pháp nhân đầu tư (công ty cổ phần hoặc công ty TNHH), cơ cấu tổ chức, nhân sự, quy chế hoạt động, các quyết định quan trọng của liên doanh;

– Loại dự án liên doanh;

– Tỷ lệ góp vốn và phân chia lợi nhuận, quyền và nghĩa vụ của các bên đầu tư;

– Vi phạm hợp đồng, biện pháp xử lý, cơ chế giải quyết tranh chấp hoạt động đầu tư;

– Các vấn đề khác.

Trong Luật đầu tư 2005 tồn tại khái niệm “Hợp Đồng Liên Doanh” và đầu tư thành lập “Tổ Chức Kinh Tế Liên Doanh” là một hình thức đầu tư trực tiếp. Tuy vậy, hiện nay theo quy định của Luật đầu tư 2020, khái niệm “liên doanh” hay “doanh nghiệp liên doanh” đã không còn. Do vậy, hiện nay các nhà đầu tư sẽ đầu tư thông qua hình thức thành lập tổ chức kinh tế và không gắn với khái niệm liên doanh như trước.

Việc sử dụng khái niệm “liên doanh”, “hợp đồng liên doanh” không bị cấm, vì nó phản ánh bản chất riêng về một hình thức đầu tư đặc thù mà chỉ khái niệm về quan hệ đầu tư.

>>> Xem thêm: Hợp đồng góp vốn là gì? Những quy định hiện hành về hợp đồng góp vốn

3. Tên gọi khác của hợp đồng liên doanh

  • Hợp đồng thành lập doanh nghiệp liên doanh
  • Hợp đồng doanh nghiệp liên doanh
  • Hợp đồng thỏa thuận thành lập doanh nghiệp đầu tư liên doanh
  • Hợp đồng đầu tư kinh doanh
  • Hợp đồng hợp tác đầu tư
  • Hợp đồng liên doanh đầu tư

II. Quy định về hợp đồng liên doanh

đặc điểm của hợp đồng liên doanh

1. Đặc điểm cơ bản của hợp đồng liên doanh

  • Chủ thể liên doanh hợp tác: là các bên cam kết bỏ vốn đầu tư dự án liên doanh, tham gia thành lập công ty liên doanh
  • Mục tiêu liên doanh và dự án: là mục tiêu mà các bên hướng tới khi thành lập công ty liên doanh
  • Thành lập pháp nhân liên doanh: tuyên bố, thỏa thuận thành lập pháp nhân liên doanh là doanh nghiệp liên doanh dưới hình thức pháp lý mà các bên lựa chọn (công ty cổ phần, TNHH).
  • Vốn góp thành lập liên doanh – vốn điều lệ và vốn đầu tư dự án liên doanh: là quy định, thỏa thuận và cam kết góp vốn điều lệ của mỗi bên để thành lập công ty liên doanh. Ngoài vốn điều lệ còn có vốn đầu tư do các bên cam kết góp hoặc huy động để thực hiện dự án đầu tư mục tiêu.
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên: quy định quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi bên nhằm thực hiện hợp đồng liên doanh, tiến tới thành lập công ty và thực hiện của mỗi bên hoặc có thể căn cứ vào tỷ lệ vốn góp của mỗi bên và do các bên thỏa thuận thực hiện.
  • Phân chia lợi nhuận: quy định phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp của mỗi bên vào doanh nghiệp liên doanh và thực hiện theo quy định của pháp luật, điều lệ công ty liên doanh
  • Cơ cấu tổ chức quản trị của công ty liên doanh: quy định cơ cấu tổ chức của công ty liên doanh, chỉ định nhân sự của mỗi bên vào các cơ quan quản lý, điều hành, quản trị công ty phù hợp với quy định của pháp luật
  • Chế độ tài chính, báo cáo và các vấn đề liên quan: quy định các chế độ tài chính, kế toán, tiền tệ, kiểm toán, bảo hiểm áp dụng cho công ty và dự án đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật
  • Chấm dứt hợp đồng, hoạt động của công ty: quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng và chấm dứt hoạt động của công ty liên doanh, dự án đầu tư.
  • Giải quyết tranh chấp và bế tắc: quy định cơ chế tài phán giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp, bế tắc phát sinh giữa các bên trong quá trình hoạt động của công ty liên doanh và dự án đầu tư.

2. Hợp đồng liên doanh được ký kết trong trường hợp nào?

  • Hợp đồng được ký kết trong trường hợp cá nhân hay tổ chức là nhà đầu tư nước ngoài có nguyện vọng, mong muốn được hợp tác kinh doanh với một số đối tác của Việt Nam để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
  • Điều kiện là nhà đầu tư nước ngoài đó đáp ứng được đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về doanh nghiệp hoặc theo như các thỏa thuận trong một số hiệp định mà Việt Nam có tham gia.
  • Trường hợp có chủ thể tham gia hợp đồng liên doanh là nhà đầu tư  nước ngoài thì phải cung cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để hợp đồng liên doanh có hiệu lực.
  • Trường hợp các bên đang tham gia hợp đồng là những pháp nhân của Việt Nam thì công ty sẽ được thành lập theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về doanh nghiệp tại Việt Nam.
  • Hợp đồng liên doanh có hiệu lực khi được cấp giấy phép đầu tư, sau khi đáp ứng được toàn bộ các điều kiện và cung cấp đầy đủ những giấy tờ, tài liệu cần thiết để hoàn tất thủ tục đăng ký đầu tư tại Việt Nam.

III. Mẫu hợp đồng liên doanh mới nhất

Dưới đây là mẫu hợp đồng liên doanh mới nhất theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam. Doanh nghiệp có thể tải về: TẠI ĐÂY

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——-***——–

HỢP ĐỒNG LIÊN DOANH

Số: ……../HĐLD

                                                                                     ………, ngày …… tháng … năm ….

Tại: …………………………………………………………………………………………………………………

Chúng tôi gồm có:

Bên A: Công ty …………………………………………………………………………………………………….

Tên cơ quan: …………………………………………………………..………………………………………….

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………….

Điện thoại số: …………………………………………………………………………………..…………………

Tài khoản số: ………………………………………………………………………………..…………………….

Mở tại ngân hàng: ………………………………………………………………………………..……………….

Đại diện là Ông (bà) ………………………………………………………………………..…………………….

Chức vụ: ……………………………………………………………………………………………………………

Giấy ủy quyền số: …………………………………………….………………………………..……… (nếu có)

Viết ngày ………………………………………………………….……………………………………………….

Do ……………………………………………..…… Chức vụ ……………………………………………..… ký

Bên B: Công ty …………………………………………………………………………………………………….

Tên cơ quan: …………………………………………………………..………………………………………….

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………….

Điện thoại số: …………………………………………………………………………………..…………………

Tài khoản số: ………………………………………………………………………………..…………………….

Mở tại ngân hàng: ………………………………………………………………………………..……………….

Đại diện là Ông (bà) ………………………………………………………………………..…………………….

Chức vụ: ……………………………………………………………………………………………………………

Giấy ủy quyền số: …………………………………………….………………………………..……… (nếu có)

Viết ngày ………………………………………………………….……………………………………………….

Do ……………………………………………..…… Chức vụ …………………………………………….… ký

Bên C (Như trên)

Các bên thống nhất lập hợp đồng liên doanh với nội dung như sau:

Điều 1: Thành lập xí nghiệp liên doanh

  1. Tên xí nghiệp liên doanh ………………. (Xí nghiệp ……………… công ty ………………… tổng công ty ……………………..….)
  2. Địa chỉ dự kiến đóng tại ……………………………………………………………………………………
  3. Các hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp:………………………………………………………………..

…………………………………………………………….……………………………………………………….

Điều 2: Tổng vồn đầu tư và vốn pháp định của xí nghiệp liên doanh

  1. Tổng vốn đầu tư cho XNLD dự kiến khoảng ………………………………………………………………

Bao gồm các nguồn: ……………………………………………………………………………………………

  1. Vốn pháp định là: ……………………………………………………………………………………………
  2. Tỷ lệ góp vốn của các bên vào vốn pháp định: ……………………………………………………………

– Bên A là ……………….. bằng các hình thức sau …………………………………………………………

– Bên B là ………………. bằng các hình thức sau …………………………………………………………….

  1. Kế hoạch và tiến độ góp vốn.

– Quý 1 năm …….. sẽ góp là ………………………………………………………….………………………

Trong đó:

+ Bên A góp: ……………………………………………………………………………………………………

+ Bên B góp: ……………………………………………………………………………………………………

– Quý 2 năm ……… sẽ góp là …………………………………………………………………………………

  1. Điều kiện và thủ tục chuyển nhượng vốn đầu tư.
  2. Điều kiện: ……………………………………………………………………………………….……………
  3. Thủ tục: ……………………………………………………………………………………………………….

Điều 3: Danh mục, số lượng, chất lượng thiết bị, vật tư chủ yếu cần cho hoạt động kinh doanh và nguồn cung cấp

Bảng chiết tính thiết bị, vật tư của XNLD

Số TT Danh mục Đơn vị tính Số lượng Chất lượng Nguồn cung cấp
           

 

 

 

 

 

 

Điều 4: Quy cách, số lượng, chất lượng sản phẩm và thị trường tiêu thụ

  1. Quy cách: ………………………………………………………………………………………………………
  2. Số lượng: ………………………………………………………………………………………………………
  3. Chất lượng: …………………………………………………………………………………………………….

Lưu ý: Nếu là cơ sở dịch vụ ghi rõ số tiền dự kiến sẽ thu được trong tháng, quý, hoặc năm.

Điều 5: Thời hạn hoạt động của XNLD, những trường hợp cần kết thúc hoạt động và giải thể XNLD

  1. XNLD ….. đăng ký thời gian hoạt động là …. Năm. Nếu có điều kiện thuận lợi xin kéo dài thêm … năm.
  2. XNLD … sẽ kết thúc trước thời hạn và giải thể XNLD trong những trường hợp sau đây:

– Gặp rủi ro (cháy, nổ, bão, lụt) hủy hoại từ 80% trở lên tổng tài sản của XNLD.

– Bị vỡ nợ, không còn khả năng thanh toán.

– Thua lỗ liên tiếp 2 năm liền.

– Bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ hoạt động.

Điều 6: Công tác tài chính và kế toán của xí nghiệp liên doanh

  1. Các nguyên tắc tài chính cần áp dụng gồm:

………………………………………………………………………………………………………………………

  1. Công tác kế toán

– Hệ thống kế toán: ……………………………………

– Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định: ……………%/năm

– Tỷ lệ trích lập các quỹ của xí nghiệp:

+ Quỹ khuyến khích phát triển sản xuất: ……………% lợi nhuận

+ Quỹ khen thưởng: ……………………………………%

+ Quỹ phúc lợi: …………………………………………

– Tỉ lệ trên được thay đổi bởi: ………………………….

– Cách thức bảo hiểm tài sản của XNLD:

+ Lập hợp đồng bảo hiểm với chi nhánh Bảo Việt ….

+ Các biện pháp khác: …

  1. Công tác kiểm tra kế toán.
  2. Chế độ kiểm tra sổ sách kế toán trong XNLD
  3. Chế độ giám sát của Kế toán trưởng.
  4. Chấp hành sự kiểm tra của cơ quan tài chính có thẩm quyền.
  5. Chấp hành sự kiểm tra của Ngân hàng về sử dụng vốn vay.v.v…

Điều 7: Tổ chức và cơ chế quản lý XNLD

  1. Số lượng và thành phần hội đồng quản tri

……………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………….……………….

  1. Nhiệm vụ, quyền hạn, nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị và chủ tịch, các phó chủ tịch Hội đồng quản trị.

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

  1. Cách thức bầu (hoặc chỉ định hay thuê) giám đốc và các phó giám đốc XNLD:

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

  1. Nhiệm vụ, quyền hạn, nhiệm kỳ của giám đốc, các phó giám đốc.

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

  1. Những trường hợp cần bãi chức giám đốc, phó giám đốc trước thời hạn.

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

Điều 8: Tỉ lệ phân chia lãi, lỗ và rủi ro cho các bên liên doanh

Căn cứ vào tỉ lệ góp vốn các bên thỏa thuận phân chia lãi, lỗ và rủi ro như sau:

Bên A: ……… % vì đã góp ……… % vốn.

Bên B: ……… % vì đã góp …….. % vốn.

…….

Điều 9: Quan hệ lao động trong XNLD

Các nguyên tắc tuyển lao động:

  1. Lập hợp đồng lao động theo 3 hình thức: dài hạn (5 năm), ngắn hạn (6 tháng – 12 tháng) và theo vụ việc.
  2. Qua thử tay nghể và kiểm tra bằng cấp được đào tạo …
  3. Áp dụng chế độ bảo hộ lao động.

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

  1. Thời gian làm việc và nghỉ ngơi

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

  1. Các hình thức trả lương cần áp dụng

– Lương khoán sản phẩm:

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

– Lương cấp bậc:

………………………………………………………………………………………………………………………

  1. Hoạt động của công đoàn:

…………………………………………………………………………………………………………………………..

  1. Chế độ bảo hiểm cho người lao động.

– Ốm đau

– Già yếu

– Tai nạn

– Thai sản

Điều 10: Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân.

  1. Đưa đi đào tạo (Tiêu chuẩn/số lượng) :…………………………………………………………………..
  2. Bố trí đi bồi dưỡng ngắn hạn: Số lượng ………………………………………………………………….
  3. Kế hoạch mời chuyên gia trong nước và nước ngoài đến xí nghiệp phổ biến kỹ thuật và kinh nghiệm.
  4. Kế hoạch bồi dưỡng và thi tay nghề nâng cấp bậc kỹ thuật của đội ngũ công nhân.

Điều 11: Trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện hợp đồng

  1. Trách nhiệm Bên A (xác định các nghĩa vụ vật chất).
  2. Trách nhiệm Bên B
  3. Trách nhiệm Bên C

Điều 12: Thủ tục giải quyết các tranh chấp trong hợp đồng liên doanh

Tranh chấp giữa các Bên có liên quan, hoặc phát sinh từ Hợp đồng trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng và hoà giải. Trong trường hợp các Bên tranh chấp vẫn không thoả thuận được với nhau thì vụ tranh chấp sẽ được đưa ra……………………………………… (ghi rõ tên và địa chỉ Toà án hoặc tổ chức trọng tài).

Quyết định của…………………………(tổ chức trên) là chung thẩm và các Bên phải tuân theo.

Điều 13: Các thỏa thuận khác (nếu cần)

……………………………………………………………………………………………………………………….

Điều 14: Hiệu lực của hợp đồng.

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày …………………đến ngày …………….….

Các bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý sau khi hợp đồng hết hiệu lực … ngày. Chủ tịch hội đồng quản trị có trách nhiệm tổ chức và thông báo thời gian, địa điểm triệu tập cuộc họp thanh lý.

            ĐẠI DIỆN BÊN A                         ĐẠI DIỆN BÊN B                      

                 Chức vụ                                        Chức vụ                                                                      

          (Ký tên, đóng dấu)                      (Ký tên, đóng dấu)

Trên đây là các thông tin quan trọng mà Doanh nghiệp cần biết về hợp đồng liên doanh. Bên cạnh đó, trong nền kinh tế số như hiện nay, phần mềm hỗ trợ ký hợp đồng liên doanh đang dần trở thành phương thức được nhiều doanh nghiệp lựa chọn thay thế cho hợp đồng giấy truyền thống bởi một số lợi ích đáng kể như:

  • Tiết kiệm được tới 90% thời gian ký kết
  • Tiết kiệm 85% chi phí
  • Đảm bảo giá trị pháp lý theo pháp luật quy định
  • Đảm bảo tiến độ ký kết ngay trong đại dịch Covid 19 ‍

AMIS WeSign 1

MISA tự hào là đơn vị cung cấp nền tảng hợp đồng điện tử AMIS WeSign tiên phong và uy tín nhất, hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn về giải pháp hỗ trợ ký kết hợp đồng điện tử ưu việt này, doanh nghiệp hãy click ngay vào nút dưới đây để đến với bài viết.

Tìm hiểu thêm về phần mềm AMIS WeSign

Ngoài ra, bạn cũng có thể để lại thông tin trong biểu mẫu bên dưới để được tư vấn trực tiếp. Bộ phận tư vấn của MISA sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Mr. Trịnh Văn Biển
Tác giả
GĐ Chuyển Đổi Số MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả