Hợp đồng tín dụng là gì? Khái niệm, quy định của hợp đồng tín dụng

28/02/2022
1363

Hợp đồng tín dụng là văn bản thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và các tổ chức, cá nhân về việc chuyển giao một khoản tiền trong một khoảng thời gian cụ thể dựa trên nguyên tắc hoàn trả. Vậy pháp luật Việt Nam có những quy định cụ thể nào về loại hợp đồng này? Xin mời các doanh nghiệp tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.

I. Khái quát về hợp đồng tín dụng

hợp đồng tín dụng là gì

1. Hợp đồng tín dụng là gì?

Hợp đồng tín dụng là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng (bên cho vay) với các tổ chức, cá nhân (bên vay) để xác lập quyền và nghĩa vụ nhất định giữa hai bên theo quy định của pháp luật. Dựa vào đó, bên cho vay chuyển giao một khoản tiền cho bên vay sử dụng vào mục đích cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định theo nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi.

>> Xem thêm: Hợp đồng là gì? Có những loại hợp đồng nào phổ biến nhất hiện nay

2. Các loại hợp đồng tín dụng 

Dựa vào tính chất của hợp đồng, hợp đồng tín dụng được phân loại theo các loại sau:

a. Căn cứ vào thời hạn cho vay, hợp đồng chia thành ba loại: 

  • Hợp đồng tín dụng ngắn hạn: Có thời hạn dưới một năm và thường được ký kết đối với các trường hợp vay để bổ sung thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động hoặc cho vay để sửa chữa tài sản cố định của doanh nghiệp. Đây là loại hợp đồng cho vay phổ biến ở các ngân hàng thương mại và trong quan hệ cấp vốn ngắn hạn và trong quan hệ cấp tín dụng của ngân hàng trung ương với các Tổ chức tín dụng và ngân hàng Nhà nước
  • Hợp đồng tín dụng trung hạn: Có thời hạn từ 01-03 năm. Loại hợp đồng này được áp dụng cho vay để mua sắm tài sản cố định, cải tiến, đổi mới kỹ thuật công nghệ, xây dựng và mở rộng các công trình quy mô nhỏ, thời gian thu hồi vốn nhanh
  • Hợp đồng tín dụng dài hạn: Có thời hạn trên 03 năm. Loại hợp đồng này chủ yếu được ký kết để đầu tư vào xây dựng những xí nghiệp mới, mở rộng và cải tiến cơ sở sản xuất mới với quy mô lớn hoặc các công trình cơ sở hạ tầng (sân bay, đướng sá, bến cảng,….)

b. Căn cứ vào đối tượng tín dụng cho vay, hợp đồng chia làm 2 loại: 

  • Hợp đồng tín dụng vốn cố định: Là loại hợp đồng được ký kết để hình thành vốn cố định cho các tổ chức kinh tế như mua sắm máy móc, thiết bị xây dựng mới, mở rộng sản xuất,….
  • Hợp đồng tín dụng vốn lưu động: Là loại hợp đồng được ký kết để hình thành vốn lưu động cho các tổ chức kinh tế như cho vay dự trữ hàng hóa, cho vay chi phí sản xuất hoặc để thanh toán các khoản nợ.

c. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của các tổ chức tín dụng, hợp đồng chia thành 2 loại: 

  • Hợp đồng tín dụng không cần đảm bảo: Biểu hiện thông qua hình thức đảm bảo bằng tín chấp, được các tổ chức tín dụng áp dụng đối với những khách hàng đáng tin cậy.
  • Hợp đồng tín dụng có đảm bảo: Áp dụng với những khách hàng có năng lực tài chính thấp, hiệu quả kinh doanh không cao hoặc ít có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Tổ chức tín dụng sẽ yêu cầu cần có tài sản tương đương để thế chấp như động sản, bất động sản, những giấy tờ có giá trị hoặc đòi hỏi sự bảo lãnh từ một chủ thể hợp pháp khác.

II. Quy định về hợp đồng tín dụng

1. Đặc điểm của hợp đồng tín dụng

Ngoài những đặc điểm chung của mọi loại hợp đồng, loại hợp đồng này có những điểm khác biệt sau:

  • Bên cho vay luôn là tổ chức tín dụng có đủ các điều kiện luật định. Còn chủ thể bên kia (bên vay) có thể là tổ chức, cá nhân gia đình, hoặc tổ hợp tác đáp ứng được những điều kiện vay vốn do pháp luật hoặc tổ chức tín dụng quy định.
  • Đối tượng của hợp đồng là tiền, (bao gồm tiềm mặt và bút tệ). Về mặt pháp lý, đối tượng của tín dụng bao giờ cũng phải là một số tiền xác định và phải được các bên thỏa thuận, ghi rõ trong văn bản.
  • Hợp đồng tín dụng vốn chứa đựng rủi ro nguy cơ rất cao cho quyền lợi của bên cho vay. Lý do vì bên cho vay chỉ có thể đòi tiền của bên vay sau thời hạn nhất định. Thời gian cho vay càng dài thì lãi suất cho vay càng cao nhằm thu hồi đủ các chi phí bỏ ra cho việc quản lý mức độ rủi ro.
  • Nghĩa vụ chuyển giao tiền vay của bên cho vay bao giờ cũng phải được thực hiện trước, làm cơ sở cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của bên vay. Do đó, chỉ khi nào bên cho vay chứng thực rằng đã chuyển giao tiền vay theo đúng hợp đồng tín dụng cho bên vay thì khi đó họ mới có quyền yêu cầu bên vay phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với mình.

>>> Xem thêm: Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần là gì? Mẫu hợp đồng chuyển nhượng cổ phần mới nhất

2. Nội dung của hợp đồng tín dụng

Theo Điều 17 Văn bản hợp nhất số 20/VBHN-NHNN ngày 22/05/2014 về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, hợp đồng tín dụng cần bao gồm những điều cơ bản sau:

  • Điều khoản về điều kiện vay vốn: Khi thỏa thuận điều khoản này, các bên cần ghi rõ trong hợp đồng tín dụng những tiêu chuẩn cụ thể mà bên vay phải thỏa mãn khi hợp đồng có hiệu lực.
  • Điều khoản về đối tượng hợp đồng: Trong điều khoản này, các bên phải thỏa thuận về số tiền vay, tổng số tiền phải trả khi thời hạn đáo hạn đến.
  • Điều khoản về thời hạn sử dụng vay vốn: Các bên phải ghi rõ trong hợp đồng về ngày, tháng, năm, hoặc phải trả tiền sau bao lâu kể từ ngày ký.
  • Điều khoản về phương thức thanh toán tiền vay: Các bên phải thỏa thuận rõ số tiền vay sẽ được hoàn trả dần hàng tháng (trả góp) hay là trả toàn bộ một lần khi hợp đồng đáo hạn.
  • Điều khoản về mục đích sử dụng tiền vay: Các bên ghi rõ vốn vay sẽ được sử dụng vào mục đích gì. Việc thỏa thuận điều khoản này sẽ đảm bảo an toàn về vốn cho tổ chức tín dụng, nhằm tránh trường hợp bên vay sử dụng vào các mục đích khác. Để đảm bảo lợi ích của cả hai bên, pháp luật cũng cho phép các bên có quyền thỏa thuận lại về mục đích sử dụng vốn vay khi xét thấy thời cơ và điệu kiện sử dụng vốn đã thay đổi.
  • Điều khoản về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng: Đây là điều khoản mang tính chất thường lệ, theo đó các bên có quyền thỏa thuận về biện pháp giải quyết tranh chấp bằng con đường thương lượng, hòa giải hoặc lựa chọn cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Nếu trong hợp đồng tín dụng không ghi điều khoản này, có nghĩa là các bên không thỏa thuận thì việc xác định thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp phát sinh sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Hợp đồng tín dụng vô hiệu khi nào?

  • Hợp đồng tín dụng bị coi là vô hiệu tuyệt đối khi mục đích, nội dung và hình thức của hợp đồng vi phạm các điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội và phương hại đến lợi ích chung.
  • Khi đó, bất kì ai quan tâm (không chỉ là các bên ký kết hợp đồng) đều có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng tín dụng đó vô hiệu và thời hạn thực hiện quyền yêu cầu này là không hạn chế.
  • Các hậu quả pháp lý xảy ra cho sự vô hiệu này bao gồm: hợp đồng không phát sinh hiệu lực kể từ thời điểm ký kết, các bên phải phục hồi tình trạng ban đầu như trước khi kí kết hợp đồng.
  • Hợp đồng tín dụng bị coi là vô hiệu tương đối: Khi chủ thể tham gia hợp đồng không có năng lực hành vi dân sự hoặc hợp đồng được kí kết không có sự tự nguyện và đồng thuận giữa các bên kí kết hoặc hình thức của hợp đồng tuy không phù hợp với quy định của pháp luật nhưng hợp đồng đã được các bên thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng.

>>> Bài viết liên quan: Hợp đồng vô hiệu là gì? Hậu quả pháp lý doanh nghiệp cần biết

4. Hình thức của hợp đồng tín dụng

Theo quy định hiện hành của Luật các tổ chức tín dụng, không có điều khoản nào quy định hợp đồng tín dụng phải được ký kết bằng văn bản. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các tổ chức tín dụng luôn ký kết hợp đồng tín dụng với khách hàng bằng văn bản chính thức.

hình thức của hợp đồng tín dụng

Ký kết bằng văn bản có những ưu điểm sau:

✅ Tạo ra bằng chứng cụ thể cho việc thực hiện hợp đồng và giải quyết các tranh chấp phát sinh.
✅ Một sự công bố công khai về mối quan hệ pháp lý giữa người lập ước cho bên thứ ba
✅ Giúp cho các cơ quan có thẩm quyền thực thi công vụ được tốt hơn.

 

Trên đây là các thông tin quan trọng mà Doanh nghiệp cần biết về hợp đồng tín dụng. Bên cạnh đó, trong nền kinh tế số như hiện nay, phần mềm hỗ trợ ký hợp đồng tín dụng đang dần trở thành phương thức được nhiều doanh nghiệp lựa chọn thay thế cho hợp đồng giấy truyền thống bởi một số lợi ích đáng kể như:

  • Tiết kiệm được tới 90% thời gian ký kết
  • Tiết kiệm 85% chi phí
  • Đảm bảo giá trị pháp lý theo pháp luật quy định
  • Đảm bảo tiến độ ký kết ngay trong đại dịch Covid 19 ‍

AMIS WeSign 1

MISA tự hào là đơn vị cung cấp nền tảng hợp đồng điện tử AMIS WeSign tiên phong và uy tín nhất, hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn về giải pháp hỗ trợ ký hợp đồng online ưu việt này, doanh nghiệp hãy click ngay vào nút dưới đây để đến với bài viết.

Tìm hiểu thêm về phần mềm AMIS WeSign

Ngoài ra, bạn cũng có thể để lại thông tin trong biểu mẫu bên dưới để được tư vấn trực tiếp. Bộ phận tư vấn của MISA sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Mr. Trịnh Văn Biển
Tác giả
GĐ Chuyển Đổi Số MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả