Mẫu biểu, quy định Mẫu biểu Mẫu biên bản cấn trừ công nợ 2 bên, 3 bên mới...

Khi giữa hai hoặc 3 bên có mối quan hệ mua bán qua lại, mà mỗi bên vừa là người mua, vừa là người bán, các bên thường thực hiện cấn trừ công nợ. Vậy cụ thể cấn trừ công nợ là gì? Mẫu biên bản cấn trừ công nợ 2 bên, 3 bên hay gọi theo cách khác là biên bản bù trừ công nợ 2 bên, 3 bên được lập ra sao? Hãy cùng MISA tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!

Cấn trừ công nợ là công việc của mọi doanh nghiệp

1. Cấn trừ công nợ là gì?

Cấn trừ công nợ hay bù trừ công nợ được hiểu là hoạt động diễn ra giữa hai hoặc nhiều bên có mối quan hệ vừa là người mua, vừa là người bán với nhau, các khoản phải thu và phải trả được bù trừ cho nhau để xác định nghĩa vụ sau cùng của các bên.

Nói một cách dễ hiểu, khi doanh nghiệp A mua một mặt hàng từ doanh nghiệp B, đồng thời cũng bán cho doanh nghiệp B một mặt hàng khác, lúc này 2 bên sẽ bù trừ công nợ để xác định khoản thanh toán cuối cùng.

Biên bản cấn trừ công nợ là mẫu biên bản ghi chép lại việc bù trừ của công nợ, thể hiện đầy đủ những thông tin giữa hai đơn vị giao dịch, là căn cứ đối chiếu số liệu và xác nhận của các bên tham gia vào việc thanh toán bù trừ.

>>> Xem thêm: Hạch toán bù trừ công nợ hai bên, ba bên như thế nào mới đúng?

Biên bản cấn trừ công nợ ghi chép lại việc bù trừ công nợ của doanh nghiệp

Cấn trừ công nợ là nghiệp vụ kế toán quen thuộc nhất là với những đơn vị vừa là người bán, vừa là người mua. Các phần mềm kế toán hiện nay như phần mềm kế toán online MISA AMIS đã trang bị tính năng hỗ trợ kế toán thực hiện nghiệp vụ cấn trừ, bù trừ công nợ ngay trên phần mềm. AMIS Kế toán cho phép kế toán doanh nghiệp cấn trừ công nợ:

  • Theo hóa đơn
  • Theo tài khoản

Đồng thời, trong quá trình thực hiện, phần mềm cho phép kế toán thực hiện kiểm tra để đảm bảo tính chính xác của thông tin kế toán. Tham khảo tư vấn về phần mềm kế toán online MISA AMIS:

2. Quy định của Pháp luật về cấn trừ công nợ

Một số chính sách, quy định liên quan đến khi thanh toán cấn trừ công nợ được quy định theo Pháp luật như sau:

Căn cứ theo khoản 10 điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định các trường hợp không dùng tiền mặt được khấu trừ thuế GTGT:

Kế toán cần nắm rõ những quy định Pháp luật liên quan đến cấn trừ công nợ

Căn cứ tại quy định khoản 2 Điều 6 Thông tư 119/2014/TT-BTC quy định các khoản được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp:

Như vậy, để việc thanh toán cấn trừ công nợ hợp lý và được khấu trừ thuế GTGT thì cần:

  • Hợp đồng mua bán (quy định rõ trong hợp đồng về việc thanh toán cấn trừ công nợ)
  • Biên bản cấn trừ công nợ 2 bên (Phải có xác nhận của 2 bên)
  • Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
  • Có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật
  • Phần phải thanh toán còn lại sau khi cấn trừ, nếu có giá trị > 20 triệu phải được thanh toán bằng hình thức không dùng tiền mặt.

3. Mẫu biên bản cấn trừ công nợ tiếng Việt

Biên bản cấn trừ công nợ cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:

  • Tên biên bản: Biên bản cấn trừ công nợ
  • Đầy đủ thông tin ngày lập biên bản, chính xác giờ, phút, ngày…tháng…năm…
  • Đầy đủ nội dung thông tin của các bên liên quan:
  • Họ tên
  • Địa chỉ
  • Liên hệ: SĐT, email,…
  • Người đại diện
  • Nội dung biên bản:
  • Ghi rõ bên A hay bên B là người vay nợ
  • Tổng số tiền vay
  • Số tiền vay sẽ được cấn trừ công nợ như thế nào?
  • Sau khi cấn trừ công nợ thì còn nợ hay không
  • Ký tên: Đầy đủ chữ ký của 2 bên 

Để hiểu rõ hơn về viên bản cấn trừ công nợ, hãy xem ngay các mẫu biên bản do MISA tổng hợp dưới đây:

3.1. Cấn trừ 2 bên

Mẫu biên bản bù trừ công nợ 2 bên như sau:

Công ty Cổ phần X

—————–

Số: …/BB

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự Do – Hạnh Phúc

—–o0o—–

Hà nội, ngày   tháng   năm 

BIÊN BẢN CẤN TRỪ CÔNG NỢ

Hôm nay, ngày   tháng   năm  tại văn phòng Công ty cổ phần X, chúng tôi gồm có:

BÊN A (BÊN BÁN) : CÔNG TY CỔ PHẦN X
Địa chỉ :
Mã số thuế :
BÊN B (BÊN MUA) : CÔNG TY TNHH Y
Địa chỉ :
Mã số thuế :

Cùng nhau thoả thuận về việc cấn trừ công nợ như sau:

1./ Tính đến hết ngày 01/12/N

– Số bên B còn phải trả bên A là: 20 triệu đồng

– Số tiền bên B đã đặt cọc cho bên A là: 10 triệu đồng

2./ Hai bên thống nhất cấn trừ khoản tiền bên B còn phải trả bên A với số tiền bên B đã đặt cọc cho bên A. Sau khi cấn trừ:

– Số tiền bên B còn phải trả bên A là: 10 triệu đồng

– Số tiền bên A còn phải trả bên B là: 0 đồng

Biên bản này được lập thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản làm căn cứ thực hiện./.

ĐẠI DIỆN BÊN A

ĐẠI DIỆN BÊN B

Biên bản cấn trừ công nợ được soạn thảo theo nhu cầu của doanh nghiệp

3.2. Cấn trừ 3 bên

Hiện nay chưa có quy định nào về mẫu biên bản cấn trừ công nợ 3 bên cụ thể. tuy nhiên về cơ bản mẫu biên bản này vẫn cần có một số nội dung cơ bản. Dựa vào đó, MISA xin đưa ra mẫu biên bản bù trừ công nợ 3 bên như sau:

Công ty Cổ phần X

—————–

Số: 01/BB

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự Do – Hạnh Phúc

—–o0o—–

Hà Nội, ngày  tháng   năm

BIÊN BẢN CẤN TRỪ CÔNG NỢ

Hà Nội, ngày   tháng   năm 

Tại văn phòng Công ty cổ phần X, địa chỉ: ………………………….chúng tôi gồm có:

BÊN A : CÔNG TY cổ phần X
Địa chỉ :  
Mã số thuế :
BÊN B : CÔNG TY TNHH Y
Địa chỉ :
Mã số thuế :
BÊN C CÔNG TY cổ phần Z
Địa chỉ :
Mã số thuế :

Cùng nhau thoả thuận về việc cấn trừ công nợ như sau:

1./ Tính đến hết ngày 1/12/2021

– Số bên B còn phải trả bên A là: 10 triệu đồng

– Số tiền bên B đã đặt cọc cho bên A là: 8 triệu đồng

Số bên B còn phải trả bên C là: 10 triệu đồng

– Số tiền bên B đã đặt cọc cho bên C là: 8 triệu đồng

2./ Hai bên thống nhất cấn trừ khoản tiền bên B còn phải trả bên A với số tiền bên B đã đặt cọc cho bên A. Sau khi cấn trừ:

– Số tiền bên B còn phải trả bên A là: 2 triệu đồng

– Số tiền bên A còn phải trả bên B là: 0 đồng

– Số tiền bên B phải trả cho bên C  là 2 triệu đồng

Biên bản này được lập thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản làm căn cứ thực hiện./.

ĐẠI DIỆN BÊN A

 

ĐẠI DIỆN BÊN B

 

ĐẠI DIỆN BÊN C

 

4. Mẫu biên bản cấn trừ công nợ tiếng Anh

Sau đây là một mẫu biên bản cấn trừ công nợ bằng tiếng Anh để tham khảo:

ANNEX OF SALE CONTRACT NO …

BẢN XÁC NHẬN CÔNG NỢ

No/Số: …/…

Date/ngày: …/…/…

This is signed between:

PARTY A (Bên A):

Address (Địa chỉ):

Represented by (Đại diện): 

Director (Giám đốc):

Hereinafter called: the seller (Dưới đây gọi là bên bán)

PARTY B (Bên B):

Address (Địa chỉ):

Represented by (Đại diện ): 

Director (Giám đốc):

Hereinafter called: the buyer (Dưới đây gọi là bên mua)

PARTY C (Bên C):

Address (Địa chỉ):

Represented by (Đại diện ): 

Director (Giám đốc):

Hereinafter called: the assigned personal partnership payer (Dưới đây gọi là bên được ủy quyền thanh toán)

This comes into effect the first annex of the signed contract between Part A, Party B and Party C on the following terms and conditions:

(Bên A , Bên B , Bên C cùng ký vào bản xác nhận công nợ với nội dung như sau)

I/ IMPLEMENTATION VALUE (GIÁ TRỊ THỰC HIỆN):

The sale contract of … dated … with value: ………….. USD. Total implementation value in this annex is ………….. USD ( Say US dollar : Eight thousand seven hundred fifty four dollar

Hợp đồng số ngày trị giá là ……………… USD. Trong đó, Tổng cộng trị giá thực hiện đối với bảng xác nhận công nợ này là ……………USD( Viết bằng chữ : ………………………………………..)

II/ PAYMENT TERMS (THANH TOÁN):

Party C agrees to complement amounts ……………… USD to party A which party B has not paid for party A yet.

Bên C đồng ý cấn trừ công nợ mà bên B chưa thanh toán cho bên A , tổng số tiền là ………………………………

III/ GENERAL TERMS (THỎA THUẬN CHUNG)

This Annex is an indispensable part of the signed Sale contract of …….., dated …….., ………. Other terms and conditions attached to the said contract, but not mentioned in this Annex still remain valid until the expiration day.

This annex is made in 3 copies of equal value, each holds 1 copy, and comes into effect since the signing date.

Biên bản này là một phần không thể thiếu của hợp đồng số ……….., ngày…………. Các điều khoản và điều kiện kèm theo hợp đồng nói trên, nhưng không được đề cập trong Phụ lục này vẫn còn hiệu lực cho đến ngày hết hạn.

Biên bản này được lập thành 3 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 1 bản, và có hiệu lực từ ngày ký

For and on behalf of Party A

Đại diện bên A

For and on behalf of Party B

Đại diện bên B

For and on behalf of Party C

Đại diện bên C

Trên đây là những chia sẻ của MISA về cấn trừ công nợ cũng như các mẫu biên bản cấn trừ công nợ. Hy vọng bài viết hữu ích với những người đang quan tâm và đặc biệt đang hàng ngày thực hiện các công việc liên quan đến công nợ của doanh nghiệp. 

Phần mềm kế toán online MISA AMIS mang đến giải pháp quản trị tài chính kế toán tổng thể vừa đơn giản, thông minh vừa an toàn chính xác. Doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi hoạt động đầu tư vào công ty con với phần mềm MISA AMIS. Ngoài ra, phần mềm cho phép kế toán viên:

  • Làm việc mọi lúc mọi nơi qua internet: giúp kế toán viên nói riêng và ban lãnh đạo doanh nghiệp nói chung có thể kịp thời đưa ra quyết định về vấn đề tài chính của doanh nghiệp.
  • Hệ sinh thái kết nối: ngân hàng điện tử; Cơ quan Thuế; hệ thống quản trị bán hàng, nhân sự: giúp doanh nghiệp dễ dàng trong các nghĩa vụ thuế, hoạt động trơn tru, vận hành nhanh chóng
  • Đầy đủ các nghiệp vụ kế toán: Đầy đủ 20 nghiệp vụ kế toán theo TT133 & TT200, từ Quỹ, Ngân hàng, Mua hàng, Bán hàng, Kho, Hóa đơn, Thuế, Giá thành,…
  • Tự động nhập liệu: Tự động nhập liệu từ hóa đơn điện tử, nhập khẩu dữ liệu từ Excel giúp rút ngắn thời gian nhập chứng từ, tránh sai sót.
  • ….

Kính mời Quý doanh nghiệp, Anh/Chị Kế toán doanh nghiệp đăng ký trải nghiệm miễn phí bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS 15 ngày full tính năng ngay hôm nay.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]