Hiện nay, vay vốn không còn là điều xa lạ với những khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp. Với nhu cầu vay ngày càng tăng của khách hàng, số lượng hợp đồng vay vốn cần ký kết cũng theo đó ngày càng nhiều. Điều này dẫn đến những khó khăn trong việc ký kết và quản lý hợp đồng của những bên cho vay vốn.
Để giải quyết vấn đề này, những phần mềm ký hợp đồng vay vốn đã ra đời và nhận được sự chú ý của nhiều tổ chức tín dụng cho vay. Vậy cụ thể những lợi ích mà phần mềm hỗ trợ ký hợp đồng vay vốn đem lại là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.
I. Thông tin cơ bản về hợp đồng vay vốn
Hợp đồng vay vốn là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay sẽ giao vốn (tiền, tài sản…) cho bên có nhu cầu vay. Khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả vốn cho bên cho vay tín chấp ngân hàng và trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
1. Một số nội dung mà hợp đồng vay vốn thường có
- Thông tin của bên vay vốn và bên cho vay
- Phương thức cho vay và thời hạn cho vay
- Lãi suất cho vay theo từng khoảng thời gian
- Ngày trả lãi suất và các yêu cầu cụ thể
- Biện pháp bảo đảm hợp đồng được thực hiện
- Nghĩa vụ và quyền của các bên
- Những điều kiện về chấm dứt, sửa đổi hoặc thanh lý hợp đồng vay vốn
2. Bộ luật dân sự 2015 quy định một số điểm mới về hợp đồng vay vốn ngân hàng
- Lãi vay không bắt buộc: Theo bộ luật dân sự 2015, việc có lãi vay hay không tùy thuộc vào thỏa thuận giữa các bên khi vay tiền. Vì vậy, các doanh nghiệp hoàn toàn có quyền ký hợp đồng vay không lãi suất.
- Mức lãi vay trong giới hạn: Nếu bên cho vay và bên vay vốn có thỏa thuận về mức lãi vay thì mức lãi này bị giới hạn theo bộ luật dân sự. Do đó, các doanh nghiệp cần lưu ý mức lãi này khi giao kết hợp đồng vay vốn. Trường hợp lãi suất vượt quá mức giới hạn quy định thì phần vượt đó không có hiệu lực.
- Bắt buộc trả lãi chậm trả: Trong nhiều trường hợp, bên cho vay muốn giúp đỡ bên vay vốn nên không thỏa thuận về việc trả lãi đối với những khoản nợ chậm trả đến hạn. Tuy nhiên, pháp luật vẫn có quy định với những khoản tiền chậm thanh toán.
3. Quy trình ký kết hợp đồng vay vốn
Để hoàn thành ký kết một bộ hợp đồng vay vốn, những bên cho vay sẽ cần thực hiện các bước theo quy trình sau đây:
Bước 1: Soạn và in hợp đồng vay vốn
- Soạn nội dung hợp đồng vay vốn theo luật và đảm bảo các điều khoản theo mục 1 phía trên.
- In hợp đồng vay vốn bản cứng
Bước 2: Bên cho vay ký kết
- Trình ký hợp đồng lên trưởng phòng kiểm tra và ký nháy
- Trưởng phòng trình hợp đồng lên trợ lý giám đốc kiểm tra
- Trợ lý trình hợp đồng lên giám đốc ký chính thức
- Văn thư đóng dấu mộc
Bước 3: Bên vay vốn ký kết
- Đại diện bên vay vốn nhận hợp đồng chuyển phát từ bên cho vay và trình ký
- Giám đốc bên vay vốn ký chính thức
- Văn thư đóng dấu mộc
Bước 4: Lưu trữ hợp đồng
- Bên vay vốn giữ 2 bản hợp đồng và chuyển phát lại 2 bản tới bên cho vay
- Văn thư lưu trữ hợp đồng
II. Phần mềm ký hợp đồng vay vốn hỗ trợ ký kết như thế nào?
Phần mềm ký hợp đồng vay vốn là một nền tảng hỗ trợ ký số, giúp bên cho vay tự động hóa toàn bộ quy trình ký kết hợp đồng vay vốn ở các khâu tạo lập, trình ký và lưu trữ. Với giải pháp phần mềm này, người sử dụng có thể ký kết ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào miễn là có kết nối internet và laptop cá nhân (hoặc điện thoại thông minh).
1. Rủi ro cho cả bên cho vay lẫn bên vay vốn
Để hiểu được phần mềm hỗ trợ quá trình ký kết như thế nào, trước hết chúng ta hãy cùng phân tích những khó khăn thường gặp trong quy trình 4 bước trên:
Bước | Trở ngại |
1 |
|
2 |
|
3 |
|
4 |
|
Không khó để thấy rằng để hoàn thành ký kết một bộ hợp đồng, các tổ chức cho vay phải đầu tư nhiều thời gian, chi phí và công sức. Thông thường, cả quy trình sẽ mất từ 5 đến 8 ngày làm việc để hoàn thành nếu mọi thứ thuận lợi. Tuy nhiên, nếu gặp phải những trường hợp như sếp đi công tác, có việc đột xuất hay ký thiếu, ký sót thì thời gian hoàn thành phải lên tới 10 đến 15 ngày.
Rủi ro hơn, nếu hợp đồng vay vốn bị thất lạc trong quá trình chuyển phát thì cả quy trình sẽ phải bắt đầu lại từ đầu, không những làm gián đoạn tiến trình kinh doanh của bên cho vay mà còn gây thiệt hại cho cả bên vay vốn vì không nhận được khoản vay đúng thời hạn để đầu tư cho dự án.
Hơn thế nữa, dịch covid 19 cùng các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt đã từng khiến 94% doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình ký kết hợp đồng do các phương tiện chuyển phát đều phải dừng hoạt động. Vì vậy, các tổ chức cần chuẩn bị ngay từ bây giờ để kịp thích nghi nếu lệnh giãn cách lại được áp dụng trong thời gian tới.
2. Phần mềm ký hợp đồng vay vốn hỗ trợ như thế nào?
Theo như bảng phân tích trên, có rất nhiều loại chi phí và rủi ro mà các tổ chức tín dụng đang phải chịu khi thực hiện phương án ký kết truyền thống. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của phần mềm ký hợp đồng vay vốn, tất cả những rủi ro trên (bao gồm rủi ro lệnh giãn cách được ban hành do covid 19) đều đã được giải quyết do các bước trình ký, chuyển phát đều đã được thực hiện qua phần mềm.
Bên cạnh đó, những chi phí như in ấn, cơ sở vật chất lưu trữ hay tiền lương cho văn thư cũng đều được giảm tải do việc lưu trữ đã được thực hiện trực tuyến
III. Nên chọn phần mềm ký hợp đồng vay vốn nào?
Hiện có khá nhiều những phần mềm hỗ trợ ký hợp đồng vay vốn trên thị trường với báo giá và chi phí khác nhau, tuy nhiên thông tin về công ty phát triển và những chính sách hỗ trợ khi sử dụng lại không rõ ràng nên các tổ chức còn phân vân khi lựa chọn. Nếu muốn tham khảo giải pháp phần mềm của một công ty lớn với nhiều năm kinh nghiệm hỗ trợ khách hàng, bạn có thể tìm hiểu AMIS WeSign của MISA.
MISA là công ty đã có gần 30 năm kinh nghiệm chuyên cung cấp phần mềm quản trị cho hàng triệu doanh nghiệp, cơ quan pháp luật và hộ kinh doanh cá thể. Đến nay, số lượng hợp đồng cần ký kết mỗi năm tại MISA đã lên tới hàng chục nghìn bộ do quy mô nhân sự rất lớn (2400 người). Vậy nên việc ký kết tiêu tốn rất nhiều thời gian của ban lãnh đạo.
Nền tảng ký hợp đồng số AMIS WeSign được phát triển và ra đời để giải quyết chính khó khăn của MISA. Vậy nên MISA thấu hiểu và đã chuyển tải giải pháp vào AMIS WeSign, từ đó hỗ trợ một cách toàn diện nhất cho các doanh nghiệp đang gặp phải bài toán tương tự.
Dưới đây là một số lợi ích mà AMIS WeSign đem lại cho doanh nghiệp:
- Giảm tới 90% thời gian so với phương thức ký kết truyền thống
- Giảm tới 85% chi phí (do không còn những chi phí như in ấn, chuyển phát, lưu trữ …)
- Có thể tải ứng dụng từ Google Play, App Store để sử dụng trên điện thoại thông minh, Ipad và tương thích với nhiều hệ điều hành như IOS, Android, Windows Phone …
- Có thể ký hợp đồng vay vốn với chữ ký điện tử, chữ ký số USB Token, HSM… ngay trên máy tính hoặc tích hợp với 1 số ứng dụng ký số trên điện thoại.
- Bảo mật cao, đạt tiêu chuẩn an toàn thông tin quốc tế.
- Hợp đồng điện tử được ký đảm bảo giá trị pháp lý tương đương với hợp đồng truyền thống theo quy định tại Luật giao dịch điện tử 2005.
Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về chi phí và báo giá của AMIS WeSign tại báo giá phần mềm ký hợp đồng vay vốn AMIS WeSign hoặc để lại thông tin trong biểu mẫu dưới đây. Đội ngũ tư vấn tại MISA sẽ liên lạc lại trong thời gian sớm nhất.