Biên bản kiểm kê tài sản và hướng dẫn cách lập theo Thông tư 133, 200

24/12/2021
1819

Biên bản kiểm kê tài sản được sử dụng với mục đích xác nhận giá trị, số lượng tài sản hiện có, so với trên sổ kế toán thì nó thừa hay thiếu. Từ đó, kế toán sẽ có nhiệm vụ tăng cường quản lý tài sản cố định cũng như làm cơ sở để quy trách nhiệm vật chất, ghi sổ kế toán nếu như có chênh lệch.

1. Các trường hợp thực hiện kiểm kê tài sản

Điều 40 Luật kế toán 2015 quy định rõ các trường hợp kiểm kê tài sản đối với đơn vị kế toán, cụ thể:

  • Cuối kỳ kế toán năm.
  • Đơn vị kế toán chia tách, hợp nhất, sáp nhập chấm dứt hoạt động, bán, giải thể phá sản hay cho thuê.
  • Đơn vị kế toán có sự chuyển đổi hình thức sở hữu hoặc loại hình.
  • Có phát sinh về lũ lụt, hỏa hoạn hay các thiệt hại bất thường khác.
  • Đánh giá lại tài sản được thực hiện theo quyết định từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

=>> Xem thêm: Nguyên giá tài sản cố định và những điều cần biết

2. Các mẫu biên bản kiểm kê tài sản theo Thông tư 200 và Thông Tư 133

2.1. Biên bản kiểm kê tài sản theo Thông tư 133

Đơn vị: ………………..

Bộ phận: ………………

Mẫu số 05 – TSCĐ

(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)

BIÊN BẢN KIỂM KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Thời điểm kiểm kê…… giờ…… ngày…… tháng…… năm……

Ban kiểm kê gồm:

– Ông/Bà………………….. Chức vụ……………….. Đại diện……..….. Trưởng ban

– Ông/Bà………………..….. Chức vụ……………….. Đại diện………….. Ủy viên

– Ông/Bà………………..….. Chức vụ……………….. Đại diện…………… Ủy viên

Đã kiểm kê TSCĐ, kết quả như sau:

STT Tên
TSCĐ
Mã số Nơi sử dụng Theo sổ kế toán Theo kiểm kê Chênh lệch Ghi chú
Số lượng Nguyên
giá
Giá trị còn lại Số lượng Nguyên giá Giá trị còn lại Số lượng Nguyên giá Giá trị còn lại
A B C D 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
   

 

 

 

                       
Cộng x x x  
Giám đốc

(Ghi ý kiến giải quyết số chênh lệch)

(Ký, họ tên, đóng dấu)Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Ngày…..tháng…..năm…..

Trưởng Ban kiểm kê

(Ký, họ tên)

 

TẢI BIÊN BẢN KIỂM KÊ TÀI SẢN THEO THÔNG TƯ 133 TẠI ĐÂY

=>> Xem thêm: Cập nhật quy định và nguyên tắc về trích khấu hao tài sản cố định

 2.2. Biên bản kiểm kê tài sản theo Thông tư 200

Đơn vị: ………………. Mẫu số 05 – TSCĐ
Bộ phận: ……………… (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC

Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

BIÊN BẢN KIỂM KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Thời điểm kiểm kê…………giờ………ngày………tháng……..năm…..

Ban kiểm kê gồm:

– Ông /Bà ………………….Chức vụ…………………….Đại diện……………….Trưởng ban

– Ông /Bà ……………………Chức vụ……………….Đại diện…………………….Uỷ viên

– Ông/Bà…………………….Chức vụ………………..Đại diện……………………..Uỷ viên

Đã kiểm kê TSCĐ, kết quả như sau:

STT Tên TSCĐ Mã số Nơi sử dụng Theo sổ kế toán Theo kiểm kê Chênh lệch Ghi chú
Số lượng Nguyên giá Giá trị còn lại Số lượng Nguyên giá Giá trị còn lại Số lượng Nguyên giá Giá trị còn lại
A B C D 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
   

 

 

 

                       
Cộng x x x  

 

Giám đốc

(Ghi ý kiến giải quyết số chênh lệch)

(Ký, họ tên, đóng dấu)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Ngày…..tháng…..năm…..

Trưởng Ban kiểm kê

(Ký, họ tên)

 

=>> Xem thêm: Quy trình thanh lý tài sản cố định theo quy định mới nhất

TẢI BIÊN BẢN KIỂM KÊ TÀI SẢN THEO THÔNG TƯ 200 TẠI ĐÂY

3. Cách viết biên bản kiểm kê tài sản

  • Biên bản kiểm kê cần có đủ thông tin về tên đơn vị hoặc đóng dấu nếu cần thiết, bộ phận sử dụng, thời gian ngày tháng năm chi tiết. Khi kế toán kiểm kê tài sản cần phải ghi rõ cụ thể, chi tiết từng đối tượng tài sản cố định.
  • Ghi rõ tên, chức vụ, nhiệm vụ của toàn bộ các cá nhân tham gia vào quá trình kiểm kê. Đề cập rõ người nào là trưởng ban, ủy viên…
  • Biên bản kiểm kê tài sản cần phải xác định rõ được việc tài sản thiếu hay thừa, nguyên nhân vì sao có sự chênh lệch như vậy và phải có sự xác nhận, nhận xét, kiến nghị từ Ban kiểm kê. 
  • Cuối biên bản kiểm kê tài sản, cần có đủ chữ ký và ghi rõ họ tên của Trưởng ban kiểm kê, giám đốc doanh nghiệp và kế toán trưởng.

Quản lý tài sản cố định thường gặp nhiều sai sót nếu chỉ quản lý theo phương thức thủ công. Hơn nữa, cách làm này còn khiến kế toán gặp nhiều khó khăn, mất thời gian cũng như công sức khiến tiến độ công việc bị chậm. Chính vì vậy, các phần mềm kế toán như MISA AMIS chính là công cụ hỗ trợ đắc lực để kế toán viên thuận lợi hơn trong công việc, giúp mọi quy trình nhanh gọn, tiết kiệm thời gian, công sức và mang đến hiệu quả cao.

  • Kế toán quản lý danh sách TSCĐ được đưa vào sử dụng tại các phòng ban: TSCĐ nào mới được ghi tăng trong kỳ, mới được ghi giảm trong kỳ, chưa được tính khấu hao hết, đã khấu hao xong hoặc TSCĐ nào có sự điều chỉnh trong kỳ…
  • Tự động trích khấu hao cho toàn bộ TSCĐ theo từng kì, từng phòng ban, từng đối tượng sử dụng để tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm hoặc tự động phân bổ chi phí tính khấu bao cho từng bộ phận sử dụng để tính lãi lỗ theo bộ phận.
  • Lập chứng từ ghi giảm cho một hay nhiều TSCĐ cùng lúc, tự động định khoản bút toán ghi giảm.

=>> Xem thêm: Quản lý tài sản cố định trên phần mềm kế toán MISA AMIS

Tham khảo ngay phần mềm kế toán online MISA AMIS để quản lý công tác tài chính – kế toán hiệu quả hơn!

Tác giả: Huyền Trang

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả