Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản và 6 điều đáng để học hỏi

07/12/2021
3757

Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản vốn là tấm gương sáng cho nhiều công ty, tập đoàn lớn học hỏi theo.  Chúng ta vẫn biết người Nhật trọng lễ nghi, cách ứng xử trong giao tiếp, đúng giờ và sợ làm phiền người khác. Vậy những yếu tố này góp phần xây dựng giá trị cốt lõi trong kinh doanh của họ như thế nào? Bài viết này sẽ khắc họa đầy đủ nhất nét đặc biệt trong văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản – là chiếc chìa khóa góp phần đưa các công ty Nhật lên top đầu thế giới. 

mindmap

TẢI NGAY MIỄN PHÍ – MINDMAP BIỂU MẪU CHO NHÂN SỰ TỪ A-Z

Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản và nguyên nhân sâu xa

Van hoa doanh nghiep Nhat Ban
Văn hóa doanh nghiệp Nhật bản

Không thể phủ nhận rằng, văn hóa doanh nghiệp sẽ bị chi phối bởi chính văn hóa bản địa. Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản cũng không ngoại lệ. Chính vì thế, người Việt Nam có thể cảm thấy xa lạ, hoặc sốc với những luật bất thành văn trong các công ty Nhật Bản ở những phần sau đây. Nhưng trước hết, hãy cùng điểm qua các nguyên nhân sâu xa đã hình thành nên nét văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản không nơi đâu có được ấy. 

Sự phân thứ bậc mang tính “đẳng cấp”

Nguồn gốc cho tính phân bậc này xuất phát từ Đạo Khổng, vốn du nhập vào Nhật Bản từ rất sớm, kết hợp với tinh thần tôn vinh giới Võ sĩ đạo mà người Nhật vô cùng quý trọng: Võ sĩ – Trí thức – Công nông – Thương nhân, sự phân định rạch ròi làm nên một xã hội phân tầng đẳng cấp kiểu Nhật Bản cùng tư tưởng đề cao Lễ – Tín – Nghĩa – Trí – Nhân. Và như thế, tinh thần được biểu hiện mạnh mẽ trong các mối quan hệ, đặc biệt trong văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản. 

Nếu bạn đang tìm kiếm phần mềm quản lý nhân sự trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp, bạn vui lòng để lại thông tin dưới đây, đội ngũ nhân viên MISA sẽ hỗ trợ và tư vấn cho bạn:


Thứ hai, điều kiện xã hội làm nên ý chí quyết tâm làm giàu 

Những đứa trẻ nước Nhật ngay từ khi đi học đã được dạy bảo về điều kiện tự nhiên của nước mình. Thực tế, không che đậy, chúng được giáo dục rằng: Nước ta không có rừng vàng, biển bạc, thực chất lại vô cùng nghèo nàn về tài nguyên, địa hình nhiều núi lửa, nguy hiểm cận kề, khí hậu khắc nghiệt. Tuy nhiên, những bộc bạch này không khiến người Nhật nhụt chí, mất đi lòng tự tôn dân tộc mà còn khơi dậy trong họ ý chí quyết tâm bù đắp cho Nhật Bản những điều tốt đẹp nhất. 

Khi không có các nguồn tài nguyên, họ tự do mở cửa để thúc đẩy xuất nhập khẩu, cũng từ đó con người có cơ hội du nhập, kế thừa và phát huy các luồng văn hóa để hình thành một kiểu văn hóa “hòa nhập nhưng không hòa tan”. Bởi thế, văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản từ đó là sự giao thoa giữa yếu tố Đông – Tây. Song mặt khác, chính sự du nhập này cũng bộc lộ nhiều bất cập, mâu thuẫn, phản ánh trong mối quan hệ giữa người với người trong xã hội, cụ thể hơn là trong doanh nghiệp.

Thứ ba, hạn chế của ngôn ngữ

Bảng chữ cái Nhật Bản vô cùng khác biệt so với các quốc gia khác, nổi bật nhất chính là sự kết hợp của ba kiểu chữ Hiragana (chữ mềm), Katakana (chữ cứng), Kanji (tượng hình) trong một đoạn văn bản. Bảng chữ cái rất ít các nguyên âm (a, i, u, e, o) và phụ âm luôn đặt trước nguyên âm.

Chính vì thế, để lấp chỗ trống cho ngôn từ, người Nhật phải rất cẩn trọng khi phát biểu, bày tỏ quan điểm và phải khéo léo thông qua thái độ ngầm, các yếu tố phi ngôn ngữ và dùng hành động để thể hiện bản thân mình. Nếu muốn hiểu họ, đừng chỉ nghe những gì họ nói, hãy kết hợp những gì chúng ta nghe được, cùng với nỗ lực của họ thì mới có thể thấu hiểu tính cách đó. 

Van hoa giao tiep cua Nhat Ban
Người Nhật rất cẩn trọng trong giao tiếp hàng ngày

Thứ tư, sự thất bại của Nhật Bản trong Thế chiến thứ II 

Sự thất bại trong cuộc chiến tranh thế giới Thứ hai đem lại cho Nhật Bản quá nhiều ràng buộc bất lợi, bên cạnh đống tro tàn gây ra bởi các nước phương Tây. Trước bối cảnh ấy, người Nhật không có cách nào khác là phải gắn kết, sống cần kiệm cho bản thân để vì nghĩa lớn và nỗ lực hết mình để vực dậy đất nước, khôi phục kinh tế và vị thế quốc gia.

Trải qua bao năm, sự bền bỉ và ý chí quyết tâm đã ngấm vào máu mỗi người Nhật Bản, khiến họ đặt quốc gia lên trên gia đình và lợi ích cá nhân, họ tôn vinh lao động, sẵn sàng làm hết mình để cống hiến cho quốc gia, cho tổ chức. 

Bao nhiêu năm trôi qua, những phẩm chất này đã ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản. Tại các đơn vị, chúng ta thấy những con người sẵn sàng thức khuya dậy sớm, chấp nhận làm thêm giờ để cống hiến.

Những cách hành xử có phần hà khắc với chính mình nhưng lại giúp các công ty Nhật Bản gặt hái thành công vang dội và khẳng định vị thế Nhật, từ đó đã giúp nhiều doanh nhân Nhật Bản gặt hái được thành công, Nhật Bản trở thành cường quốc thứ II trong nền kinh tế thế giới.

Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản – cẩn trọng và tỉ mỉ

Và bây giờ, bạn sẽ được tận mắt chứng kiến những nét văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản hình thành nên từ yếu tố văn hóa, xã hội tôi đã đề cập…

Triết lý kinh doanh

Đặt ra triết lý kinh doanh chính là văn hóa cốt lõi nhất của bất cứ doanh nghiệp nào. Hiếm có doanh nghiệp nào lại thiếu đi yếu tố này, bởi triết lý mang ý nghĩa vô cùng quan trọng – có thể hiểu như sứ mệnh của họ để thực hiện tốt các nhiệm vụ, vươn đến những giá trị cao cả, có ý nghĩa cho xã hội.

Đó cũng là hình ảnh của doanh nhân, doanh nghiệp muốn xây dựng trước mắt công chúng. Triết lý kinh doanh chính là mục tiêu xuyên suốt để định hướng hành động của doanh nghiệp trong một thời kỳ, trực tiếp gắn với sự phát triển, định hình phương hướng hoạt động của nhân viên và giúp công chúng thấu hiểu mục tiêu của doanh nghiệp. 

Triet ly kinh doanh cua Sony
Triết lý kinh doanh của Sony: “Sáng tạo là lý do tồn tại của chúng ta”

Các doanh nghiệp Nhật Bản do có ảnh hưởng của phương Tây nên nhìn nhận xu hướng xã hội hóa ngày càng tăng cao của hoạt động sản xuất, nên triết lý kinh doanh hợp thời khiến họ tăng cường bản sắc và giữ gìn vị thế của mình. Như công ty Điện khí Matsushita nổi tiếng với triết lý: “Tinh thần xí nghiệp phục vụ đất nước” và “kinh doanh là đáp ứng nhu cầu của xã hội và người tiêu dùng”. Hay với công ty Sony, không có gì hợp lý hơn khi họ cho rằng: “Sáng tạo là lý do tồn tại của chúng ta”…

Sự phân bậc trong doanh nghiệp

“Có một sự thật là, người Nhật không muốn nghỉ việc để theo đuổi một công việc mới, hoặc đúng hơn là họ rất sợ phải nghỉ việc, hoặc bị sa thải”. Các doanh nghiệp Nhật Bản rất coi trọng mối quan hệ giữa các đồng nghiệp trong công ty với nhau.

Tại sao người Nhật lại không thích chuyển việc, khi sống trong thời đại mà “nhảy việc” đã lên ngôi? Liệu có phải người Nhật nào cũng kiên trì, bền bỉ và dành trọn tình yêu cho một công việc đến mức cảm thấy không thoải mái với vị trí mới? Tuy nhiên không phải thế. Văn hóa doanh nghiệp này được lý giải từ hệ thống phân bậc đẳng cấp mà tôi đã cung cấp bên trên. 

Sự phân thứ bậc trong doanh nghiệp Nhật Bản vô cùng hà khắc. Nói một cách đơn giản, người nào vào làm trước là đàn anh, người vào làm sau là đàn em, không kể độ tuổi của người trước người sau thế nào. Những người càng có chức vụ cao hơn lại càng có quyền hành với người cấp thấp, thậm chí có một số trường hợp lấy đó để sai vặt, hoặc bắt nạt người yếu thế hơn.

Lựa chọn những giải pháp tối ưu

Mỗi người trong chúng ta đều bị ràng buộc bởi nhiều mối quan hệ, tạo nên một mạng lưới giao tiếp rộng khắp. Trong kinh doanh cũng vậy: Doanh nghiệp – xã hội, doanh nghiệp – khách hàng, doanh nghiệp – đối tác, cấp trên – cấp dưới. Người và người thường không tránh được các xung đột về lợi ích, với vòng quan hệ rộng như trên, để đảm bảo mức độ quan tâm, xử lí mọi vấn đề như nhau là điều không thể. 

Để giải quyết, thường người Nhật Bản sẽ tìm hiểu kĩ hai bên, tìm ra các phương hướng có lợi nhất, tránh mất nhiều thời gian cho đôi bên. Với sự lịch thiệp vốn có, họ sẽ giữ quan hệ hữu nghị với đối tác, nhưng hành động thiện chí không làm mất đi vị thế của mình. Trong công ty, thường người cấp dưới sẽ tôn trọng đàn anh đi trước, lựa lời để tránh đưa ra các quan điểm trái chiều người có nhiều kinh nghiệm hơn. Tất cả đều quy về một chữ Tình trên cơ sở các bên đều có lợi.

Giao tiếp khéo léo 

Người Nhật Bản có thể chấp nhận sai lầm của người khác, nhưng họ luôn thể hiện để đối phương biết rằng sẽ không có lần hai cho một lỗi sai như thế. Ý nghĩa cho sự sửa chữa là thành quả tốt đẹp mà đối phương tạo ra. Họ có luật bất thành văn quy định về khiển trách như sau: Người khiển trách là người có vị thế, nhiều năm kinh nghiệm trong công ty, họ sẽ không phê bình tùy tiện, mà có thiện chí giúp đối phương sửa sai, và chỉ áp dụng phê bình với lỗi sai mang tính hệ thống. Đồng thời, người bị khiển trách không nên đối đầu với người khiển trách. 

Khi cách hành xử khéo léo được tôn vinh, chúng ta sẽ thấy người Nhật quá kín kẽ và tận tụy, khi có lỗi lầm xảy ra, nó rất ít khi đến từ phía đối tác Nhật. Những chuẩn mực đạo đức trong văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản đã tạo nên một sức ép vô hình khiến nhân viên phải hiểu rõ bổn phận của mình nếu muốn có chỗ đứng trong công ty. 

Trách nhiệm cao trong công việc 

Việt Nam có làm thêm giờ, Nhật Bản cũng thế. Thậm chí, nó phát sinh như một lẽ tất nhiên và chẳng nên lấy làm bất ngờ nếu bạn thấy một đồng nghiệp trong công ty Nhật Bản ngày nào cũng tăng ca đến đêm muộn mà không đòi hỏi vấn đề lương bổng. 

Hoàn cảnh làm thêm giờ thường do thiếu nhân lực, nhiều sự vụ không được xử lý trọn vẹn trong giờ làm nên người lao động cần hy sinh thời gian cá nhân của mình mà bù vào đó. Ngoài ra, với sự tác động của hệ thống phân bậc và ý chí cống hiến đã ngấm sâu vào máu , họ cho rằng “Về trước cấp trên là không tốt” và ưu tiên công việc trên gia đình và mong muốn cá nhân của mình. Điều này hoàn toàn trái ngược với phương Tây, và Việt Nam sẽ chẳng hà khắc đến vậy. 

Hơn thế nữa, hiện tại các doanh nghiệp Nhật Bản chưa thể thích ứng với làm việc từ xa theo hệ thống giờ linh hoạt. Nên thời gian ràng buộc ở công ty thường quá dài. Để giảm thiểu văn hóa lao động đáng báo động này, nhiều doanh nghiệp cũng thúc đẩy chính sách “về nhà” – tới giờ về sẽ tắt nguồn điện công ty, máy tính không thể truy cập vào hệ thống chủ của doanh nghiệp để ép họ giảm giờ làm, thay vào đó chú tâm đến sức khỏe tinh thần nhiều hơn. 

Tuân thủ thời gian 

Nhật Bản có sự khác biệt rất lớn với người dân các quốc gia khác về vấn đề thời gian. Ví dụ cụ thể về thời gian tới công ty như sau: Nếu 9 giờ làm việc thì trước 10 phút họ đã phải ngồi vào vị trí của mình để bắt đầu công việc bất cứ khi nào. Mặc dù đó cũng là luật bất thành văn nhưng đến sớm hơn thời điểm bắt đầu làm chính là thói quen của người Nhật. 

Van hoa dung gio trong doanh nghiep Nhat
Người Nhật cực kỳ coi trọng việc tuân thủ giờ giấc làm việc

Không chỉ vậy, ai làm trễ giờ sẽ bị mất tín nhiệm. Cho dù đảm bảo khối lượng công việc trơn chu, nhưng việc đi trễ vẫn sẽ ghi điểm xấu trong mắt đồng nghiệp, khiến họ cho rằng bạn không nghiêm túc. Và thậm chí, tôi được nghe kể rằng nếu như động đất khiến tàu điện ngầm ngừng hoạt động và người trên tàu không thể đến công ty sớm hơn vì lí do khách quan này, thì họ vẫn phải làm bản kiểm điểm như thường!

Điểm đặc biệt trong văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản không chỉ gói gọn trong các dẫn chứng phía trên mà còn vô cùng đa dạng và phong phú. Đi từ gốc rễ văn hóa bản địa, chúng ta sẽ thấy được nhiều vấn đề nữa trong một tổ chức mà phải là một người trải nghiệm trực tiếp mới tìm ra. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho các bạn một lí giải phù hợp nhất câu trả lời “tại sao người Nhật lại tỉ mẩn như vậy” cũng như giúp các bạn có ý định lao động tại Nhật Bản suy nghĩ kĩ hơn về định hướng của mình. 

Trên đây là một số những phân tích của MISA AMIS về nhưng điểm đặc trưng trong văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản. Đây là một văn hóa có nhiều điểm đáng học hỏi và áp dụng, tuy nhiên cũng sẽ có những điểm nhất định chưa phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam. Chính vì thế, các anh chị nên có những nhìn nhận, đánh giá kỹ lưỡng về doanh nghiệp của mình, trước khi lựa chọn đưa vào áp dụng và triển khai.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 4 Trung bình: 5]
Ngọc Ánh
Tác giả
Chuyên gia phát triển nguồn nhân lực
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả