Các mẫu báo cáo quản lý dự án xây dựng ra đời giúp cho các nhà quản lý điều hành công việc dễ dàng hơn, chủ đầu tư và các bên liên quan nắm được tiến trình dự án một cách cụ thể và dễ dàng giám sát. Có nhiều mẫu báo cáo phù hợp với từng giai đoạn và các mục đích khác nhau trong dự án. Vậy các mẫu báo cáo đó là gì, giá trị của chúng như thế nào, mời bạn đọc cùng tham khảo trong bài viết dưới đây.
1. Mẫu báo cáo quản lý dự án xây dựng là gì? Tại sao doanh nghiệp phải có?
Báo cáo quản lý dự án xây dựng là kết quả của quá trình giám sát và chịu trách nhiệm đối với các công việc như: lập kế hoạch, thiết kế xây dựng, tiến hành thi công, đến khi hoàn thành công trình.
Một dự án dù được lên kế hoạch kỹ lưỡng đến đâu, chắc chắn vẫn xảy ra những phát sinh không lường trước. Một bản báo cáo dự án hoàn hảo giúp ghi lại những thay đổi này, và giúp định hướng cho các chiến lược trong các giai đoạn sau của dự án. Nếu không thường xuyên lập và hoàn thành báo cáo, ban quản lý dự án và các bên liên quan có thể sẽ bỏ lỡ rất nhiều thông tin có giá trị.
Hoạt động quản lý dự án | Mô tả công việc |
Lên kế hoạch | Phát triển kế hoạch phù hợp với từng mốc thời gian. |
Đánh giá tình trạng thực hiện | Giám sát và đảm bảo rằng mọi hoạt động triển khai đúng theo kế hoạch đã định. |
Hỗ trợ chọn nhà thầu | Tạo, xem xét và đánh giá các chỉ tiêu khi lựa chọn nhà thầu, đảm bảo sự phù hợp và năng lực. |
Báo cáo về nhân sự và thiết bị | Giúp nhà thầu kiểm tra và báo cáo về tình trạng nhân sự, thiết bị sẵn sàng cho công trình. |
Theo dõi tiến độ hoàn thiện | Giám sát tiến độ công việc, đánh giá mức độ hoàn thiện của dự án, đảm bảo tiến độ đúng theo yêu cầu. |
Báo cáo sai sót và chậm trễ | Ghi nhận và báo cáo mọi sai sót hoặc chậm trễ trong quá trình thực hiện, đề xuất các biện pháp khắc phục kịp thời. |
Báo cáo tình hình và chính sách chất lượng | Đảm bảo tuân thủ chính sách chất lượng đặt ra, giúp đạt mục tiêu chất lượng. |
Tư vấn kiểm soát tài liệu | Hỗ trợ quản lý tài liệu dự án, đảm bảo thông tin được cập nhật và lưu trữ một cách bảo mật và hiệu quả. |
Giải quyết vấn đề thi công | Tư vấn, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công. |
Tư vấn thiết kế công trình | Tư vấn các vấn đề liên quan đến thiết kế công trình, đảm bảo tính khả thi và phù hợp với yêu cầu dự án. |
Kiểm soát các vấn đề phát sinh | Cung cấp hỗ trợ liên tục để kiểm soát và quản lý mọi vấn đề phát sinh trong dự án, từ nhân sự đến vật tư. |
Xây dựng cơ sở vật chất tạm thời | Hỗ trợ thiết kế, xây dựng các cơ sở vật chất tạm thời như kho bãi, hệ thống điện nước, văn phòng tại công trường. |
Đảm bảo an toàn thi công | Đảm bảo rằng mọi hoạt động thi công tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn, giảm thiểu rủi ro và tai nạn lao động. |
Kiểm tra chất lượng và số lượng vật liệu | Kiểm tra và đánh giá chất lượng, số lượng vật liệu xây dựng đúng tiêu chuẩn và đủ nhu cầu sử dụng. |
Sử dụng mẫu báo cáo quản lý dự án xây dựng hoàn hảo sẽ giúp đảm bảo chủ đầu tư và nhà thầu khai thác tối đa dữ liệu và trình bày nó cho các bên liên quan theo đúng cách. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp đơn giản hóa quy trình làm việc và cải thiện rất nhiều chất lượng của dự án.
Xem ngay: Top 7 mẫu báo cáo công việc bằng Excel chuyên nghiệp
2. Những nội dung cần có trong báo cáo quản lý dự án
- Danh sách công việc: liệt kê tất cả đầu việc cần thực hiện trong dự án, mức độ quan trọng và cấp thiết của mỗi đầu việc
- Quản lý thời gian: thể hiện thời gian làm việc tương ứng cho mỗi đầu việc & thời hạn hoàn thành, lộ trình thực hiện công việc (công việc nào thực hiện trước, thực hiện sau)
- Quản lý chi phí: Thể hiện chi phí cho mỗi dự án, có thể đính kèm bản dự toán chi phí & bảng chi phí thực tế
- Quản lý nguồn nhân lực: số lượng nhân viên tham gia dự án, vai trò, phân quyền. Có thống kê số lượng đầu việc cho từng người
- Quản lý chất lượng công việc: Đánh giá của nhà quản lý trên mỗi đầu việc thông qua xếp hạng, chấm điểm, phê duyệt
- Quản lý tài nguyên: tài liệu hướng dẫn, File đính kèm, hồ sơ, bản vẽ…
- Quản lý tương tác, trao đổi: những trao đổi, chỉ dẫn, tương tác giữa các thành viên trong dự án nên được quản lý cùng hệ thống với những nội dung khác để giảm thiểu tình trạng bỏ sót thông tin
- Báo cáo đầu ra: hệ thống báo cáo này mang tính tổng hợp và chuyên sâu hơn chứ không đơn thuần là quản lý tiến độ từng từng công việc
MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY EBOOK MIỄN PHÍ: QUẢN LÝ DỰ ÁN – 5 GIAI ĐOẠN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN HIỆU QUẢ |
3. Các mẫu báo cáo quản lý dự án xây dựng phổ biến
Dưới đây là tổng hợp các mẫu báo cáo quản lý dự án xây dựng phổ biến mà các doanh nghiệp nên tham khảo áp dụng.
1. Mẫu báo cáo quản lý dự án xây 1
Báo cáo dưới đây cung cấp tổng quan về tình hình quản lý hoạt động đầu tư xây dựng, từ quá trình thẩm định, lập kế hoạch đến thực thi các công trình, bao gồm các mục như số lượt hồ sơ thẩm định, tổng mức đầu tư, giá trị dự toán xây dựng công trình và khó khăn, vướng mắc kèm theo kiến nghị. Bảng phân loại chi tiết các mục đầu tư công và nhà nước được minh họa rõ ràng để thuận tiện theo dõi và đánh giá.
2. Mẫu báo cáo quản lý hoạt động dự án xây dựng 2
Biểu mẫu báo cáo dành cho quản lý dự án xây dựng cập nhật tình hình quản lý và hoạt động đầu tư xây dựng. Nó bao gồm các mục như đánh giá chung về quản lý dự án, các thông tin cụ thể về các công việc được thực hiện, và sự phân loại của các vốn đầu tư như vốn nhà nước, vốn đầu tư công.
Mẫu này được thiết kế để giúp các nhà quản lý dự án có cái nhìn chi tiết về quá trình thực hiện dự án từ giai đoạn thẩm định đến khi triển khai, giúp đưa ra các quyết định chính xác và kịp thời, đồng thời đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình.
Xem Thêm: Top 15 phần mềm quản lý công việc dự án tốt nhất hiện nay
3. Mẫu báo cáo quản lý dự án 3
Mẫu báo cáo chi tiết về một dự án công trình xây dựng, cung cấp thông tin về địa điểm, quy mô, giải pháp kỹ thuật và các thông số kỹ thuật chính của công trình. Mẫu này có thể giúp các bên liên quan như đơn vị ủy thác và công ty thực hiện dự án có cùng sự hiểu biết, từ đó triển khai và quản lý công trình một cách hiệu quả.
4. Báo cáo quản lý dự án xây dựng 4
Mẫu báo cáo thẩm định dự án thiết kế công trình được sử dụng để ghi chép, lưu trữ thông tin liên quan đến việc thẩm tra, lập thiết kế và dự toán xây dựng công trình. Đây là một tài liệu quan trọng trong quá trình quản lý và triển khai dự án xây dựng.
Mẫu này có thể giúp các bên liên quan như chủ đầu tư, đơn vị thiết kế, đơn vị thi công có cùng sự hiểu biết và quản lý chặt chẽ các thông tin, yêu cầu kỹ thuật của dự án. Nó cũng là cơ sở để thẩm tra, phê duyệt thiết kế và dự toán xây dựng, góp phần đảm bảo tính chính xác, minh bạch và quản lý hiệu quả trong quá trình triển khai dự án.
Xem thêm: Phần mềm lập kế hoạch: Top các phần mềm tốt nhất hiện nay – MISA AMIS
5. Báo cáo quản lý dự án xây dựng 5
Báo cáo hoàn thành công tác giám sát thi công xây dựng công trình cung cấp một cách hệ thống và đầy đủ thông tin về tình hình thi công, chất lượng công trình. Chủ đầu tư, đơn vị giám sát và thi công dễ dàng quản lý, đánh giá và đưa ra các quyết định phù hợp trong quá trình triển khai dự án. Đây là một mẫu báo cáo quan trọng, góp phần đảm bảo chất lượng, tiến độ và sự an toàn thi công.
IV. Báo cáo quản lý dự án xây dựng dài hạn và tự động với AMIS Công Việc
Mẫu báo cáo quản lý xây dựng hoàn hảo giúp đảm bảo chủ đầu tư, nhà thầu và các bên liên quan của dự án khai thác tối đa dữ liệu của dự án ở quá khứ và hiện tại, nhằm đơn giản hóa quy trình làm việc và cải thiện chất lượng dự án.
Những báo cáo này sẽ phát huy vai trò hơn nữa nếu chúng thay vì lập thủ công mà được trích xuất và tạo tự động trên phần mềm quản lý dự án. Như vậy, nhà quản lý hoàn toàn “rảnh tay” bởi tất cả các báo cáo được tạo nhanh chóng, tự động và linh hoạt tùy theo các nhu cầu lấy dữ liệu khác nhau.
Báo cáo được lưu trữ đầy đủ, khoa học, bảo mật và có thể phục vụ cho việc quản lý dự án dài hạn hơn là so với các mẫu báo cáo thủ công. Báo cáo dự án được lập tự động trên MISA AMIS Công Việc theo rất nhiều phân hệ khác nhau, phục vụ mục đích quản lý linh hoạt của nhà quản lý dự án:
- Báo cáo phân loại theo Eisenhower
- Báo cáo số lượng công việc theo thời gian
- Báo cáo số lượng công việc theo nhân viên
- Báo cáo phân bổ nguồn lực
Các báo cáo được thể hiện dưới dạng biểu đồ, bảng biểu trực quan, sinh động, giúp tiết kiệm tối đa thời gian và cải thiện tối đa hiệu quả quản lý cho các nhà quản lý dự án xây dựng:
V. Tạm kết
Nắm rõ được mục đích, cấu trúc, các nội dung bao hàm trong các mẫu báo cáo quản lý dự án xây dựng sẽ giúp các nhà quản lý sử dụng chúng một cách linh hoạt, phù hợp, hiệu quả. Hy vọng bài viết cùng mẫu báo cáo MISA cung cấp là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý dự án trong việc giám sát, thực hiện, và thi công các công trình. Chúc các bạn thành công!