Bảng cân đối kế toán hợp tác xã là một trong những báo cáo tài chính quan trọng, phản ánh đầy đủ và chính xác tình hình tài sản, nguồn vốn cũng như hiệu quả hoạt động của hợp tác xã trong một kỳ kế toán. . Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ khái niệm, mục đích, cũng như cách lập bảng cân đối kế toán HTX đúng quy định theo Thông tư 71/2024/TT-BTC.
1. Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã là gì? Mục đích của báo cáo tài khoản kế toán hợp tác xã
Bảng cân đối kế toán là một trong những báo cáo tài chính quan trọng của hợp tác xã (HTX), thể hiện tình hình biến động và hiện có của các tài khoản kế toán tổng hợp trong kỳ. Đặc biệt, trong hệ thống báo cáo kế toán theo Thông tư 71/2024/TT-BTC, bảng này còn được gọi là bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã– một công cụ thiết yếu trong việc tổng hợp, kiểm tra và đánh giá dữ liệu kế toán.
Mục đích của báo cáo tài khoản kế toán HTX:
- Phản ánh tổng quát tình hình tăng, giảm và hiện có về tài sản và nguồn vốn của HTX trong kỳ báo cáo và từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo.
- Cung cấp căn cứ kiểm tra việc ghi chép trên sổ kế toán tổng hợp, giúp kế toán viên phát hiện sai lệch, thiếu sót trong ghi sổ.
- Là cơ sở để đối chiếu và kiểm soát số liệu ghi trên báo cáo tài chính, bảo đảm tính chính xác, minh bạch và đầy đủ trước khi HTX nộp báo cáo lên cơ quan quản lý nhà nước hoặc công khai cho thành viên.
2. Mẫu Bảng cân đối tài khoản kế toán theo Thông tư 71/2024/TT-BTC
Theo quy định tại Thông tư 71/2024/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành, mẫu Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã mới nhất là Mẫu số F01 – HTX, được trình bày tại Phụ lục IV kèm theo thông tư này.
Mẫu số F01 – HTX có dạng như sau:
- Mẫu số F01 – HTX : Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã
Tải về Mẫu Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã mới nhất
3. Nội dung và phương pháp lập Bảng cân đối tài khoản kế toán của hợp tác xã
Bảng cân đối kế toán – cụ thể trong trường hợp này là Bảng cân đối tài khoản kế toán của hợp tác xã, được lập nhằm phản ánh tổng quát tình hình tăng, giảm và hiện có của các tài khoản tài sản và nguồn vốn trong kỳ báo cáo và từ đầu năm đến thời điểm cuối kỳ báo cáo.
Dưới đây là hướng dẫn lập bảng cân đối tài khoản theo Tiểu mục IV, Mục III, Phụ lục IV của Thông tư 71/2024/TT-BTC:
3.1. Căn cứ lập bảng
Theo quy định tại Tiểu mục IV, Mục III, Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 71/2024/TT-BTC, việc lập bảng cân đối tài khoản phải căn cứ vào số liệu đã được ghi nhận trên Sổ Cái và bảng cân đối tài khoản kỳ trước.
Trước khi tiến hành lập báo cáo, kế toán phải hoàn tất công tác ghi sổ kế toán chi tiết cũng như sổ tổng hợp, đồng thời thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các loại sổ liên quan để đảm bảo tính chính xác và nhất quán.
3.2. Cấu trúc và nội dung các cột trong bảng
Số liệu ghi vào Bảng cân đối tài khoản chia làm 2 loại:
- Nhóm số liệu phản ánh số dư của các tài khoản tại thời điểm đầu kỳ (cột 1, 2 – số dư đầu năm) và cuối kỳ (cột 5, 6 – số dư cuối năm). Theo nguyên tắc, các tài khoản có số dư bên Nợ được ghi nhận vào cột “Nợ”, còn các tài khoản có số dư bên Có sẽ được ghi vào cột “Có”.
- Nhóm số liệu thể hiện phát sinh của các tài khoản từ đầu kỳ đến ngày cuối kỳ báo cáo (cột 3, 4- Số phát sinh trong tháng) trong đó tổng số phát sinh “Nợ” của các tài khoản được phản ánh vào cột “Nợ”, tổng số phát sinh “Có” được phản ánh vào cột “Có”của từng tài khoản.
- Cột A, B: Ghi số hiệu và tên tài khoản của toàn bộ các tài khoản cấp 1 mà hợp tác xã đang theo dõi và sử dụng.
- Cột 1, 2 – Số dư đầu kỳ: Ghi nhận số dư tại ngày đầu tháng của tháng đầu năm (Số dư đầu năm báo cáo), số liệu để ghi vào các cột này được căn cứ vào dòng số dư đầu tháng của tháng đầu năm trên Sổ Cái hoặc căn cứ vào phần “Số dư cuối năm” của Bảng cân đối tài khoản năm trước.
- Cột 3, 4 – Số phát sinh trong kỳ: Phản ánh tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của các tài khoản trong năm báo cáo. Số liệu ghi vào phần này được căn cứ vào dòng “Cộng phát sinh lũy kế từ đầu năm” của từng tài khoản tương ứng trên Sổ Cái.
- Cột 5, 6- Số dư cuối kỳ: Phản ánh số dư ngày cuối cùng của năm báo cáo. Số liệu để ghi vào phần này được căn cứ vào số dư cuối tháng của tháng cuối năm báo cáo trên Sổ Cái hoặc được tính căn cứ vào các cột số dư đầu năm (cột 1, 2), số phát sinh trong năm (cột 3, 4) trên Bảng cân đối tài khoản năm này. Số liệu ở cột 5, 6 được dùng để lập Bảng cân đối tài khoản năm sau.
3.3. Nguyên tắc cân đối và tổng hợp số liệu
Sau khi ghi đủ các số liệu có liên quan đến các tài khoản, phải thực hiện tổng cộng Bảng cân đối tài khoản. Số liệu trong Bảng cân đối tài khoản phải đảm bảo tính cân đối bắt buộc sau đây:
Tổng số dư Nợ (cột 1) = Tổng số dư Có (cột 2), Tổng số phát sinh Nợ (cột 3) = Tổng số phát sinh Có (cột 4), Tổng số dư Nợ (cột 5) = Tổng số dư Có (cột 6).
Ngoài việc phản ánh các tài khoản trong Bảng cân đối tài khoản, Bảng cân đối tài khoản còn phản ánh số dư, số phát sinh của các tài khoản ngoài Bảng Cân đối tài khoản
Kết luận
Việc lập bảng cân đối kế toán HTX không chỉ là yêu cầu bắt buộc theo quy định pháp luật, mà còn là công cụ hữu hiệu giúp hợp tác xã đánh giá chính xác tình hình tài chính, từ đó hoạch định chiến lược phát triển phù hợp. Để đảm bảo độ chính xác và tiết kiệm thời gian, các HTX nên đầu tư sử dụng phần mềm kế toán chuyên dụng.
Một trong những lựa chọn được nhiều hợp tác xã tin dùng hiện nay là phần mềm kế toán MISA AMIS – Hợp tác xã, sản phẩm do MISA phát triển riêng cho loại hình HTX
- Lập báo cáo tài chính tự động: Bao gồm bảng cân đối kế toán HTX, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo đúng mẫu Thông tư 71/2024/TT-BTC.
- Theo dõi chi tiết tài khoản kế toán: Quản lý đầy đủ các tài khoản cấp 1, cấp 2, giúp dễ dàng hạch toán và lập bảng cân đối tài khoản.
- Tự động đối chiếu sổ sách: Kiểm tra và cảnh báo chênh lệch giữa sổ chi tiết, sổ cái và báo cáo.
- Phân quyền rõ ràng, bảo mật cao: Đáp ứng yêu cầu làm việc nhiều người, dữ liệu được lưu trữ an toàn trên nền tảng điện toán đám mây.
- Giao diện thân thiện, dễ sử dụng: Thiết kế riêng cho mô hình hợp tác xã, dễ dàng sử dụng với cả người không chuyên kế toán.
Đăng ký tư vấn và Trải nghiệm ngay