Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào mới nhất

13/03/2023
2081

Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào là một trong những vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Bởi để áp dụng tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ doanh nghiệp cần phải đáp ứng nhiều quy định khác nhau về hóa đơn, thuế suất… 

Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào được quy định tại điều 15 thông tư 219/2013/TT-BTC và được sửa đổi tại khoản 10 điều 1 thông tư 26/2015/TT-BTC. Nếu đáp ứng các nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT, cơ sở kinh doanh được khấu trừ nếu có đầy đủ các hóa đơn chứng từ sau:

1. Hóa đơn GTGT hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào

Có hóa đơn GTGT hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ là một trong những điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Yêu cầu này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một trong các hóa đơn sau:

  • Hóa đơn GTGT hợp pháp của các hàng hóa, dịch vụ mua vào 
  • Chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu 
  • Chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính

khấu trừ thuế GTGT đầu vào

2. Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt từ 20 triệu đồng trở lên

Theo quy định tại khoản 2, điều 15 thông tư 219/2013/TT-BTC quy định các chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ 20 triệu đồng trở lên, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới 20 triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt gồm:

  • Chứng từ thanh toán qua ngân hàng
  • Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác

2.1. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng

Thông tư 173/2016/TT-BTC đã định nghĩa rõ ràng chứng từ thanh toán qua ngân hàng là việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán mở theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật, bao gồm:

  • Thẻ ngân hàng
  • Thẻ tín dụng
  • Ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi
  • Ủy nhiệm thu
  • Séc
  • Nhờ thu
  • Sim điện thoại (ví điện tử)
  • Các hình thức thanh toán khác theo quy định 

Trường hợp bên mua hoặc bên bán 

  • Hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn trên 20 triệu (giá đã có thuế GTGT) nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ
  • Đối với hàng hóa, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị hàng hóa, dịch vụ mua từ hai mươi triệu đồng trở lên => DN căn cứ vào hợp đồng, hóa đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng để kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

>> Đọc thêm: Cách tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ

Sau khi thanh tra, kiểm tra, cơ quan thuế không chấp nhận cho khấu trừ thuế đối với các hóa đơn GTGT không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì cơ sở kinh doanh vẫn được khai bổ sung nếu có chứng từ thanh toán qua ngân hàng trong thời hạn 6 tháng kể từ tháng có Quyết định xử lý của cơ quan thuế.

Ví dụ:

Tháng 3, 4 năm 2019 Công ty TNHH MASLE có hóa đơn GTGT mua hàng hóa theo hợp đồng thanh toán trả chậm, thời hạn trả là ngày 10/09/2019. Căn cứ hóa đơn GTGT do người bán cung cấp, Công ty TNHH MASLE đã kê khai khấu trừ thuế GTGT trên Tờ khai thuế tháng 3, tháng 4 năm 2019. 

  • Nếu đến thời hạn trả (ngày 10/9/2019), Công ty TNHH MASLE không có khả năng thanh toán, tuy nhiên, Công ty đã không kê khai điều chỉnh giảm. Đến thời điểm ngày 31/12/2019, Công ty TNHH MASLE cũng không kê khai điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã khấu trừ chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.

=> Khi cơ quan thuế thực hiện thanh tra kiểm tra thuế, công ty sẽ bị xử lý truy thu số thuế GTGT trên do không được chấp nhận khấu trừ.

  • Nếu tháng 10 năm 2019 Công ty TNHH MASLE có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối đối hợp HĐ này (thời hạn trả là trong tháng 9 năm 2019) thì Công ty TNHH MASLE được khai điều chỉnh bổ sung thuế GTGT do thời điểm có chứng từ thanh toán qua ngân hàng trong thời hạn 6 tháng kể từ khi cơ quan thuế ban hành Quyết định xử lý truy thu thuế.

chứng từ thanh toan qua ngân hàng

>> Xem thêm: Hướng dẫn lập tờ khai thuế giá trị gia tăng

2.2. Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác

Theo quy định tại khoản 4, điều 15 thông tư 219/2013/TT-BTC quy định các trường hợp thanh toán không dùng tiền mặt khác để khấu trừ thuế GTGT đầu vào gồm: 

  •  Nếu thanh toán bù trừ hàng hóa dịch vụ mua vào với HHDV bán ra hoặc vay mượn hàng hóa thì cần có các văn bản dưới đây:

+ Hợp đồng thỏa thuận giữa 2 bên, trong đó có điều khoản quy định về phương thức thanh toán bù trừ này. 

+ Biên bản đối chiếu số liệu và xác nhận giữa 2 bên. Nếu bù trừ công nợ qua bên thứ ba thì phải có biên bản bù trừ công nợ của 03 bên. 

  • Trường hợp bù trừ công nợ như vay, mượn tiền; cấn trừ công nợ qua người thứ ba thì để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào cần có các giấy tờ sau: 

+ Hợp đồng vay, mượn tiền dưới hình thức văn bản được lập trước đó, trong đó quy định rõ về phương thức thanh toán bù trừ công nợ giữa các bên

+ Chứng từ chuyển tiền từ tài khoản của bên cho vay sang tài khoản của bên đi vay đối với khoản vay bằng tiền.

  • Trường hợp thanh toán uỷ quyền qua bên thứ ba thanh toán qua ngân hàng thì phương thức thanh toán này phải được quy định cụ thể trong hợp đồng dưới hình thức văn bản. Ngoài ra, bên thứ ba  phải là một pháp nhân hoặc thể nhân.

Trường hợp sau khi thực hiện các hình thức thanh toán nêu trên mà phần giá trị còn lại được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì vẫn chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. 

  • Trường hợp thanh toán qua ngân hàng vào tài khoản của bên thứ ba mở tại Kho bạc Nhà nước để thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản thì cũng được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. 

Ví dụ:

Công ty KAZI mua hàng của Công ty BOL và Công ty KAZI đang còn nợ tiền hàng. Tuy nhiên Công ty BOL đang còn nợ tiền thuế vào ngân sách nhà nước. Căn cứ Luật Quản lý thuế, cơ quan thuế thực hiện thu tiền, tài sản của Công ty BOL do Công ty KAZI đang nắm giữ để thi hành quyết định hành chính thuế.

=> Công ty KAZI chuyển tiền vào tài khoản thu ngân sách cũng được coi là thanh toán qua ngân hàng, số thuế GTGT đầu vào tương ứng với doanh số của hàng hóa mua vào được kê khai, khấu trừ.

Trên đây là những điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào, các doanh nghiệp cần lưu ý khi thực hiện để hạn chế tối đa các sai sót.

Để giúp kế toán đơn giản và chính xác hơn trong các nghiệp vụ về thuế, việc sử dụng các công cụ quản lý tự động được xem là giải pháp hiệu quả hiện nay. Các phần mềm như phần mềm kế toán online MISA AMIS giúp kế toán hạn chế tối đa các sai sót, đồng thời tiết kiệm thời gian và công sức hiệu quả so với việc làm thủ công như trước đây.

Phần mềm AMIS Kế toán hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả các nghiệp vụ về thuế, trong đó bao gồm cả nghiệp vụ về thuế GTGT:

  • Phần mềm cho phép doanh nghiệp lập chứng từ hạch toán khấu trừ thuế GTGT (áp dụng với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) một cách dễ dàng.
  • Tự động tổng hợp các phát sinh thuế GTGT đầu vào và đầu ra trong kỳ khấu trừ mà doanh nghiệp không cần mất nhiều thời gian tổng hợp như trước đây.
  • Nộp tờ khai trực tiếp cho cơ quan thuế từ phần mềm
  • Tự động quyết toán thuế hàng năm

Tham khảo ngay phần mềm kế toán MISA AMIS để công tác quản lý kế toán hiệu quả hơn.

Nhận tư vấn MISATác giả tổng hợp: Kiều Lục

 

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả