Tổng hợp quy định và cách tính thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu

19/01/2023
2109

Trong các vấn đề có liên quan thì các cá nhân, tổ chức làm về xuất – nhập khẩu (XNK) vẫn còn nhiều thắc mắc về về mặt thuế, đặc biệt là thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu. Trong bài viết này, chúng tôi tổng hợp lại quy định và cách tính thuế GTGT hàng nhập khẩu mới nhất hiện nay.

Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu là số thuế mà các doanh nghiệp XNK phải nộp cho Nhà nước, con số này tính trên giá trị hàng hóa mà doanh nghiệp nhập khẩu về Việt Nam, trong đó đã bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu và thuế bảo vệ môi trường (nếu có).

1. Đối tượng chịu và không chịu thuế GTGT hàng nhập khẩu

Các doanh nghiệp XNK và cá nhân có liên quan cần xác định và nắm rõ được đối tượng chịu, không chịu thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu để biết được sản phẩm của đơn vị mình có phải nộp thuế hay không và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.

Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu bao gồm các loại hàng hóa sử dụng cho khâu sản xuất, kinh doanh và các sản phẩm hàng hóa tiêu thụ tại Việt Nam. Ngoài ra, các loại hàng hóa trong khu chế xuất ra ngoài khu chế xuất và những loại hàng không nằm trong danh mục hàng không chịu thuế cũng là đối tượng chịu thuế GTGT hàng nhập khẩu.

Xem thêm: Thuế GTGT là gì? Quy định về thuế Giá trị gia tăng mới nhất

Trong khi đối tượng chịu thuế không được “điểm mặt chỉ tên” một cách rõ ràng thì các quy định về thuế lại có một danh mục gọi tên các đối tượng không chịu thuế VAT hàng nhập khẩu. Theo đó, các sản phẩm thuộc danh mục sau sẽ không phải nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu cho cơ quan thuế:

  • Đối tượng là giống cây trồng, giống vật nuôi (bao gồm các loại trứng giống, cây giống, hạt giống, cành giống, con giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền ở khâu nuôi trồng, nhập khẩu, kinh doanh thương mại) do cơ sở kinh doanh đã được nhà nước cấp giấy đăng ký kinh doanh giống cây trồng.
  • Đối tượng là  các ấn phẩm sách, báo bao gồm tạp chí, báo, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa, sách văn bản pháp luật, giáo trình, sách KH-KT...
  • Đối tượng là hàng hóa được nhập khẩu do trong nước chưa có đơn vị sản xuất được quy định tại Khoản 17 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC, bao gồm: Các loại máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư nhập khẩu dùng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát hiện, phát triển dầu khí; Tàu bay (bao gồm cả động cơ tàu bay), tàu thủy, giàn khoan nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho đơn vị hoặc sử dụng cho mục đích sản xuất, kinh doanh, cho thuê lại.
  • Đối tượng là các loại vũ khí, khí tài (kể cả vật tư, thiết bị, máy móc, phụ tùng) chuyên dùng phục vụ cho an ninh, quốc phòng nhập khẩu.

  • Đối tượng là hàng viện trợ tức các loại hàng hóa nhập khẩu cho mục đích viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; là quà tặng, quà biếu tức các loại hàng hóa là quà tặng cho cơ quan tổ chức (bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân) và cho cá nhân tại Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật về quà biếu, quà tặng; là đồ dùng diện đặc biệt tức hàng hóa là đồ dùng của cá nhân, tổ chức nước ngoài đáp ứng tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao, đồ dùng của cá nhân là người Việt Nam định cư tại nước ngoài mang theo khi về nước.
  • Đối tượng là các loại hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua Việt Nam, tái xuất – nhập khẩu, tạm xuất – nhập khẩu.
  • Đối tượng là các loại hàng hóa nhập khẩu dùng cho hoạt động gia công sản xuất hàng xuất khẩu theo hợp đồng đã ký kết với đối tác nước ngoài.
  • Đối tượng là vàng dạng thỏi, miếng, vàng chưa chế tác thành trang sức, mỹ nghệ…

Người nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu: Người nộp thuế VAT hàng nhập khẩu là các cá nhân, tổ chức nhập khẩu các loại hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng.

2. Thời hạn để các cá nhân, doanh nghiệp XNK nộp thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu cho Nhà nước

Nộp thuế đúng thời hạn là trách nhiệm của người nộp thuế nói chung và người nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu nói riêng. Để đảm bảo các cá nhân, tổ chức thực hiện đúng trách nhiệm và nghĩa vụ với nhà nước, Luật Quản lý thuế có những quy định rõ ràng về thời hạn nộp thuế GTGT hàng XNK. 

Trường hợp 1: hàng hóa phải mất thời gian phân tích, giám định để xác định chính xác số tiền thuế phải nộp 

=> người nộp thuế phải tạm nộp thuế theo mã số khai báo theo thời hạn quy định trong Điều 9 Luật thuế xuất – nhập khẩu trước khi giải phóng hàng. 

Sau khi có kết quả phân tích, giám định hàng hóa, nếu kết quả khác so với nội dung người nộp thuế khai, thời hạn nộp thuế chia thành hai trường hợp:

  • Kết quả cao hơn so với nội dung đã khai: thời hạn nộp số tiền thuế thiếu là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu khai bổ sung.
  • Kết quả thấp hơn so với nội dung đã khai: cơ quan hải quan thông báo để người nộp thuế khai bổ sung và xử lý số tiền thuế nộp thừa theo quy định của pháp luật về hoàn thuế GTGT. 

Trường hợp 2: Hàng hóa chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan

=> Người nộp thuế sẽ nộp số tiền thuế căn cứ vào giá khai báo trước khi thông quan / giải phóng hàng; đến khi hàng hóa có giá chính thức, người nộp thuế phải đến cơ quan có thẩm quyền để kê khai bổ sung và nộp số tiền thuế chênh lệch trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có giá chính thức hoặc hỗ trợ cơ quan hải quan xử lý hoàn số tiền nộp thừa theo quy định. 

Trường hợp 3: Hàng hóa có khoản thực thanh toán, hàng hóa có các khoản điều chỉnh cộng vào giá trị hải quan chưa thể xác định tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan

=> Người nộp thuế tạm nộp số thuế căn cứ vào giá khai báo trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng, trong khi đó, đối với trường hợp này, thời hạn nộp thuế là 05 ngày làm việc kể từ thời điểm xác định được các khoản nêu trên. 

Giá chính thức và các khoản thực thanh toán, các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan thực hiện theo quy định tại các thông tư liên quan  (Thông tư 39/2015/TT-BTC và Thông tư 60/2019/TT-BTC.) của bộ tài chính.

Xem thêm: Hướng dẫn bút toán kết chuyển thuế GTGT cuối kỳ chi tiết

3. Căn cứ tính thuế VAT hàng nhập khẩu

Người ta căn cứ vào hai tiêu chí giá tính thuếthuế suất để tiến hành xác định số thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu. 

  1. Thuế suất 

Thuế suất (Tax rate) là mức thuế mà cá nhân hoặc tổ chức phải nộp cho cơ quan có thẩm quyền tính trên khối lượng thu nhập hoặc giá trị tài sản chịu thuế, đơn vị tính (%). Mỗi loại thuế đều quy định mức thuế suất khác nhau nên thuế suất hàng nhập khẩu cũng được quy định rõ ràng:

  • Thuế suất ưu đãi: áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu đáp ứng điều kiện “có xuất xứ từ quốc gia, nhóm quốc gia hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam” hoặc hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện như trên.
  • Thuế suất ưu đãi đặc biệt: áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu đáp ứng điều kiện “có xuất xứ từ quốc gia, nhóm quốc gia, vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam” hoặc hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện như trên.
  • Thuế suất thông thường: áp dụng đối với hàng hóa không thuộc diện hàng hóa hưởng thuế suất ưu đãi hoặc thuế suất ưu đãi đặc biệt. 

Giá tính thuế GTGT thực tế bao gồm nhiều loại thuế khác như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường; vì vậy kế toán viên cần quan tâm đến thuế suất của tất cả các loại thuế mà doanh nghiệp phải chịu để có thể xác định đúng số thuế cần nộp.

Căn cứ vào giá tính thuế và thuế suất các loại thuế, chúng ta có công thức tính thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu:

  1.  Giá tính thuế

Trong đó:

  • Giá nhập tại cửa khẩu: Giá nhập tại cửa khẩu có thể bằng giá CIF hoặc giá FOB trong từng trường hợp nhất định.

Với: 

Giá CIF (Cost, Insurance and Freight):  là giá tại cửa khẩu của bên nhập (đã bao gồm chi phí bảo hiểm, vận chuyển hàng hóa tới cửa khẩu của bên Nhập).

Giá FOB (Free On Board): là giá tại cửa khẩu bên nước người bán, đã bao gồm chi phí vận chuyển ra cảng, làm thủ tục xuất khẩu, và thuế xuất khẩu (nếu có). Giá này không bao gồm chi phí vận chuyển đường biển, hay phí bảo hiểm đường biển.

  • Thuế nhập khẩu:

Thuế suất thuế nhập khẩu: thuế suất theo quy định trong biểu thuế cho mặt hàng nhập khẩu.

  • Thuế tiêu thụ đặc biệt (Thuế TTĐB):

Với giá tính thuế TTĐB được tính như sau:

Thuế suất thuế TTĐB: thuế suất của mặt hàng đặc biệt theo quy định của nhà nước trong biểu thuế.

  • Nếu hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế nhập khẩu, giá tính thuế là giá nhập khẩu tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu.
  • Nếu hàng hóa nhập khẩu chỉ được miễn một phần thuế, giá tính thuế được xác định theo công thức trên, tuy nhiên, ở trường hợp này, thuế nhập khẩu là số thuế sau khi đã được miễn giảm.

Để hiểu rõ hơn về cách tính thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu, chúng ta cùng nhau xét ví dụ: Doanh nghiệp X nhập khẩu một lô hàng A từ nước ngoài, giá CIF theo hợp đồng là 200 USD / 1 sản phẩm, số lượng 2,500 sản phẩm. Tỷ giá tính thuế XNK là 1 USD = 22,500 VND. Thuế nhập khẩu của mặt hàng A là 25%, thuế TTĐB: 10%, thuế GTGT: 10%.

Hướng dẫn giải:

  • Quy đổi giá nhập tại cửa khẩu: 

200*2,500* 22,500 = 11,250,000,000 VND

  • Thuế nhập khẩu = Giá nhập tại cửa khẩu* thuế suất thuế NK

11,250,000,000*25% = 2,812,500,000 VND

  • Thuế TTĐB = (Giá nhập tại cửa khẩu + Thuế NK)*Thuế suất TTĐB 

(11,250,000,000+2,812,500,000)*10% = 1,406,250,000 VNĐ

  • Số thuế GTGT hàng nhập khẩu = (Giá nhập tại cửa khẩu + thuế NK + thuế TTĐB)*thuế suất GTGT hàng nhập khẩu

(11,250,000,000+2,812,500,000+1,406,250,000)*10% = 1,546,875,000 VNĐ

Như vậy, doanh nghiệp X phải nộp các khoản thuế như sau:

  • Thuế nhập khẩu phải nộp: 2,812,500,000 VNĐ
  • Thuế TTĐB hàng nhập khẩu phải nộp: 1,406,250,000 VNĐ
  • Thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp: 1,546,875,000 VNĐ

=> Tổng số thuế phải nộp cho NN: 5,765,625,000 VNĐ

>> DÙNG THỬ MIỄN PHÍ – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ONLINE MISA AMIS

4. Hướng dẫn cách hạch toán thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu

  • Doanh nghiệp nhập khẩu vật tư, hàng hóa, TSCĐ, kế toán hạch toán như sau:

Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 611…

      Có TK 333 – thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331)

Để phản ánh số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp, chúng ta chia nhỏ thành 3 trường hợp: 

  1. Thuế VAT hàng nhập khẩu phải nộp được khấu trừ, kế toán ghi:

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

     Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312)

  1. Thuế VAT hàng nhập khẩu phải nộp không được khấu trừ phải tính vào giá trị hàng hóa, vật tư, TSCĐ nhập khẩu, kế toán ghi:

Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 611,…

     Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312)

  1. Khi thực hiện nộp thuế cho NN theo quy định, kế toán ghi: 

Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312)

      Có các TK 111, 112

Nếu doanh nghiệp được Nhà nước hoàn thuế theo đúng quy định về hoàn thuế GTGT, kế toán ghi:

Nợ các TK 111, 112 – Ghi tăng các TK tiền phản ánh số tiền nhận được do được hoàn thuế GTGT.

     Có TK 133 (1331,1332 – Thuế GTGT được hoàn lại)

Nếu doanh nghiệp nộp thuế chậm so với thời hạn quy định của Nhà nước, ngoài số tiền thuế phải nộp, doanh nghiệp cần nộp thêm khoản “chậm nộp thuế”, kế toán ghi:

Nợ TK 811 – Chi phí khác

     Có TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác

Sau khi hoàn thiện nộp NSNN khoản phạt “chậm nộp thuế”, kế toán ghi:

Nợ TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác

     Có các TK 111, 112

  • Doanh nghiệp nhập khẩu ủy thác (Áp dụng tại bên giao ủy thác)

Ở trường hợp này, việc ghi nhận thuế không phức tạp như trên, bên nhận ủy thác sẽ thông báo về nghĩa vụ thuế GTGT hàng nhập khẩu cần phải nộp cho Nhà nước, còn bên giao ủy thác tiến hành ghi nhận thực hiện như sau:

Nợ TK 133 – thuế GTGT được khấu trừ

     Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312)

Sau khi bên giao ủy thác thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và nhận được Giấy nộp thuế vào NSNN, bên giao ủy thác sẽ gửi chứng từ để bên nhận ủy thác phản ánh giảm số thuế GTGT khâu nhập khẩu cần nộp, kế toán ghi:

Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312)

     Có các TK 111,112 ( Nếu trả tiền ngay cho bên ủy thác)

                    3388 – TK phải trả khác (Nếu chưa thanh toán ngay)

Xem Thêm: Thuế gián thu là gì? Đặc điểm, vai trò và các loại thuế gián thu

5. Hướng dẫn cách thức kê khai thuế VAT hàng nhập khẩu

Thực hiện kê khai thuế GTGT hàng nhập khẩu là nhiệm vụ của kế toán viên, để làm được điều này, kế toán viên căn cứ dựa theo các giấy tờ có liên quan như Giấy nộp tiền vào NSNN và Tờ khai hải quan nhập khẩu. Sau khi xác định được số thuế phải nộp, kế toán viên kê khai thuế GTGT hàng nhập khẩu theo mẫu đã được các cơ quan thẩm quyền quy định rõ. 

Đối với các hóa đơn GTGT không đảm bảo đủ điều kiện khấu trừ như trên, kế toán loại khỏi số thuế GTGT đã khấu trừ trong kỳ.

Nhìn chung, vấn đề thuế nói chung và thuế giá trị gia tăng hàng nhập nói riêng là vấn đề cực kỳ phức tạp đối với công việc kế toán. Để giúp giải phóng nhân lực, giảm thiểu khối lượng công việc cho người làm kế toán, MISA phát triển phần mềm kế toán online MISA AMIS, phần mềm tích hợp đầy đủ các tính năng liên quan đến thuế, cụ thể:

  • Tự độc lập tờ khai: Phần mềm kế toán online MISA AMIS tự động lập Tờ khai thuế GTGT theo kỳ; Tờ khai thuế TNDN tạm tính, Tờ khai quyết toán thuế TNDN… và các phụ lục kèm theo cũng như báo cáo thuế có mã vạch.
  • Tự động khấu trừ thuế GTGT: Phần mềm tự động khấu trừ thuế GTGT đầu vào đầu ra để giúp kế toán viên xác định được số thuế phải nộp hay số thuế được hoàn lại.
  • Nộp tờ khai trực tiếp cho cơ quan thuế: Phần mềm tích hợp dịch vụ kê khai thuế Mtax.vn, hỗ trợ kế toán viên nộp trực tiếp tờ khai đã lập trên phần mềm. doanh nghiệp cũng có thể xuất khẩu tờ khai ra định dạng xml để nộp qua cổng nhận tờ khai của cơ quan thuế.

Gánh nặng thuế sẽ không còn đè nặng trên vai người làm kế toán nếu có sự hỗ trợ của phần mềm  MISA AMIS. Anh chị làm kế toán nếu quan tâm và có mong muốn dùng thử phần mềm kế toán online MISA AMIS có thể tìm hiểu thêm chi tiết tại đây.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả